Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
7 năm yêu nhau, ngậm ngùi gạt nước mắt nhường...
Cứ thế mối quan hệ vụng trộm của Lan và Quân cứ tiếp diễn. Vụng trộm lại có cảm giác như mới yêu. Càng làm Quân yêu Lan nhiều hơn, và Lan cũng không thể dứt khỏi Quân nữa. Cứ 2, 3 ngày không gặp nhau là Lan đã thấp thỏm không yên, còn Quân tìm đủ lý do để có thể trốn vợ đến với cô.
Đôi lúc Lan thấy mình thật tệ, cô đang là kẻ thứ 3 xen vào cuộc hôn nhân của họ. Nhưng Lan yêu Quân, Lan đã yêu Quân bằng cả tuổi trẻ của mình. Nếu không có việc nhà Quân đứng trước nguy cơ phá sản, giờ này Quân và Lan đã đường đường chính chính bên nhau. Những ý nghĩ đó cứ luôn ám ảnh Lan, khiến cô bồn chồn thấp thỏm khôn nguôi.
Cho đến một ngày, Lan nhận được tin nhắn của người phụ nữ tên Oanh. Đọc qua tin nhắn Lan biết đó là của vợ Quân. Lan chột dạ và lo sợ khi Oanh hẹn gặp cô.
Hết giờ làm Lan đến địa điểm mà Oanh hẹn gặp. Cô cố tình đến muộn để có thể nhìn thấy Oanh từ xa. Hít một hơi thật sâu, Lan bước đến và sẵn sàng chờ những lời nhục mạ từ Oanh.
Oanh nhìn Lan, nhìn từ đầu đến chân. Phải mất vài giây Oanh mới bắt đầu câu chuyện.
- Lan không biết tôi, nhưng tôi thì biết rất rõ. Chúng ta bằng tuổi. Trước khi cưới Quân, tôi đã tìm hiểu và biết rất rõ chuyện hai người, tôi cảm ơn sự văn minh của Lan vì đã để đám cưới của chúng tôi diễn ra tốt đẹp. Bây giờ Quân là người đã có gia đình. Lan là một phụ nữ thông minh vậy thì đừng làm phiền Quân nữa.
Oanh nói và nhìn chằm chằm vào mắt Lan. Lan không nói gì. Cô không nghĩ Oanh có thể bình tĩnh đến như thế, lịch sự đến như thế trước mặt người đàn bà đang ngoại tình với chồng mình. Lan nhấp ngụm nước rồi hỏi Oanh
- Chị đã biết Quân không yêu mình, sao chị lại?
Oanh cười nhạt, liếc mắt nhìn Lan rồi nói :
- Nhưng tôi yêu anh ấy, tôi yêu anh ấy không kém gì Lan. Tôi thấy mình phù hợp với Quân hơn cô, chúng tôi sẽ hạnh phúc nếu không có cô - Oanh bắt đầu cao giọng.
- Chúng ta đừng làm mất thời gian của nhau. Nếu lần sau tôi sẽ không lịch sự được như hôm nay đâu Lan hiểu chứ? - Nói rồi Oanh đứng lên, bước đi không quên để lại tờ 500.000 dưới bàn.
Lan nhìn tờ 500.000 mới tinh, thầm nghĩ, 2 cốc nước cam 500.000. Cô ta muốn nhắc Lan cô ta giàu có, và sự giàu có ấy đã cứu sống cả nhà Quân.
Lan ngồi lại đó rất lâu, những lời Oanh nói cứ lởn vởn trong đầu cô, từng câu, từng chữ không thể nào quên. Những cử chỉ, ngữ điệu của Oanh, sự sang trọng và xinh đẹp nữa. Lan nghĩ và thấy có chút chạnh lòng ghen ty. Nhưng lại thấy an ủi hơn khi nghĩ đến Quân. Oanh có mọi thứ hơn Lan nhưng không có được tình yêu của Quân, anh vẫn yêu cô, điều ấy khiến cho 7 năm yêu Quân của cô không uổng phí.
Nhưng đám cưới của họ vẫn diễn ra, và về mặt pháp luật mà nói thì họ là vợ chồng hợp pháp. Còn Lan cô đang là kẻ thứ 3 chen vào giữa cuộc hôn nhân của họ. Hôm nay Oanh tìm đến cô với tư cách là vợ hợp pháp của Quân. Cô không thể loại bỏ hình ảnh của Oanh và những suy nghĩ ấy ra khỏi đầu. Cô dằn vặt bản thân như một người phụ nữ hư hỏng đang phá vỡ hôn nhân của người khác.
Đang trong những suy nghĩ rối bời, Lan giật mình khi có chuông tin nhắn. Tin nhắn của Quân báo chiều nay không thể qua chỗ Lan được như đã hứa. Lan cũng chẳng buồn nhắn tin lại. Cô ngồi đó với những suy nghĩ không thể nào dứt ra được.
Tối hôm ấy, Quân đẩy cửa bước vào tay ôm bó hồng đỏ rực. Lan ngoái lại nhìn Quân chăm chú, còn Quân tay đưa bó hoa cho người yêu, môi toét miệng cười, khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc.
- Anh có chuyện gì vui thế?
- Mai Oanh sẽ đi công tác một tuần ở Sài Gòn. Anh muốn đưa em đi Đà Nẵng nghỉ ngơi vài hôm cho thoải mái được không em? Quân vừa nói vừa ôm và hôn hít cô rối rít.
Lan không đáp lại lời Quân, trong đầu cô lại hiện lên hình ảnh của Oanh buổi chiều hôm nay, ở quán cafe ấy. Lời Oanh nói vẫn văng vẳng đâu đó quanh đây.
- Hôm nay cô ấy đã đến gặp em – Lan ngước nhìn Quân và nói.
- Ai cơ? Quân hỏi Lan đầy bất ngờ.
- Oanh, vợ anh.
- Cô ấy nói gì?
- Không gì cả. Cô ấy muốn em không làm phiền anh thêm nữa.
- Em không muốn đi Quân ạ. Và chúng ta cũng không nên gặp nhau nữa anh ạ. Em yêu anh nhưng em không muốn nếu chúng ta cứ vụng trộm mãi thế này. Như thế thật có lỗi với cô ấy – Lan khóc rồi nói tiếp.
- Anh đã lựa chọn cô ấy, anh muốn hy sinh hạnh phúc của bản thân vì gia đình, vì cả trăm công nhân. Vậy thì hãy quay về đúng vị trí của mình Quân ạ. Em đã không kìm chế được cảm xúc của mình, em đã để tình cảm lất át lí trí. Nhưng em không thể tiếp tục sai lầm thêm nữa. Anh hãy về nhà với vợ đi – Lan khóc và nói nhưng giọng đầy dứt khoát.
Quân ngồi đó mà lòng nặng trĩu. Chính anh đã mua dây buộc vào cổ mình. Nhưng Lan nói đúng. Anh không thể bắt Lan phải vì mình thêm nữa, như vậy thật không công bằng với cả Lan và Oanh.
Quân về nhà rất muộn, anh bước vào thấy Oanh ngồi đó. Oanh nhìn Quân và cất giọng nhẹ nhàng, nhu mì:
- Em đã có bầu 3 tháng, nếu anh muốn sáng mai em sẽ bỏ cái thai.
- Em có thai? Sao không cho anh biết? Bỏ thai ư? Nhưng tại sao?
- Tại sao ư? Vì anh chưa thực sự thuộc về gia đình. Anh chưa thực sự sẵn sàng để đón nhận mẹ con em. Em đang rất bơ vơ, không có một điểm tựa. Em không muốn con em sinh ra lại không có bố Quân ạ. Anh có thể làm một người chồng, một người cha có trách nhiệm vì con anh không?
Quân đứng như đóng băng, rồi từ từ ngồi phịch xuống ghế. Ngước lên nhìn Oanh, Quân nói rành rọt:
- Em cứ sinh con đi. Anh sẽ làm theo những gì em muốn. Em đã yên tâm rồi chứ? Chuyến công tác thế nào, em có muốn chồng em hộ tống không? Quân nói rồi bước ra ban công, châm một điếu thuốc và hút… Oanh đứng đó, cô bực tức hất hết đống chăn gối rơi xuống nền.
Lan giữ đúng những gì đã nói, cô không còn gặp Quân nữa, dù việc ấy khó khăn khiến cô dằn vặt đau đớn đến nhường nào. Cô chạy xe trên đường, lại đi qua một con phố quen thuộc. Cô lại sống về những kỷ niệm ngày nào đó với Quân. Ôi mùa thu, hương hoa sữa nồng nàn, mùi của những ngày dấu yêu đó lại ùa về, gió thổi tung nhẹ mái tóc của cô. Cô vít tay ga cho xe chạy nhanh hơn như muốn thoát khỏi hết những ký ức đang bủa vây lấy mình lúc này. Cô nhắm mắt lắc nhẹ để lấy lại tỉnh táo. Một chiếc xe chạy cùng chiều đạp mạnh vào đùi cô, xe đổ rầm mạnh xuống đường, Lan ngã văng ra xa đó một đoạn. Hai thanh niên đi xe xích lại gần đe dọa “Đồ đàn bà hư hỏng. Định cướp chồng người khác hả? Biết điều thì biến đi” rồi vít ga phóng đi nhanh khi thấy người dân hai bên đường chạy lại vây kín xung quanh.
Lan bị xây xước khá nhiều. Chân cô không thể cử động được. Người ta gọi xe cứu thương và đưa cô vào viện. Lan lấy điện thoại nhắn tin báo cho Tuyết đến, vì ở thành phố này, ngoài Quân ra thì Tuyết là đứa bạn thân nhất với cô.
Sau khi nghe Lan kể lại mọi việc, Tuyết rút điện thoại bấm số và gọi cho Quân “Con Lan đã quá khổ rồi. Cô ta đã cướp mất anh khỏi nó, giờ còn định thuê người định giết nó chắc” Lan nghe thấy vậy định chạy lại ngăn Tuyết nhưng chân đang đau, cô không thể gượng đi được. Chỉ chưa đầy 15 phút sau khi Tuyết gọi, Quân đã có mặt ở viện với vẻ mặt hớt hải, hoảng sợ.
Đêm hôm ấy Quân ở lại bệnh viện chăm sóc cho Lan. Sáng sớm hôm sau, anh về nhà thấy Oanh đã chờ sẵn ngoài phòng khách. Anh mệt mỏi đi từng bước lướt qua Oanh như thể không nhìn thấy cô.
Oanh kéo Quân lại giọng đầy tức giận: “Trong lúc em đang có thai đứa con của anh, anh lại dành thời gian để hú hí với người đàn bà khác”.
Quân hất tay Oanh ra và gằn giọng: “Hú hí… em không thể nói câu gì tử tế hơn à? Anh rất mệt, anh không có thời gian đôi co với em. Nhưng anh cảnh cáo em. Tránh xa Lan ra, nếu cô ấy có làm sao anh sẽ giết em đây. Hiểu chưa?”
Nói rồi Quân bước thẳng lên gác vào phòng đóng sầm cửa lại, để mặc Oanh đang gào khóc nức nở dưới nhà.
Bằng quan hệ của bố mình, Oanh đã nhờ người can thiệp khiến Lan mất việc. Đương nhiên việc ấy không khó khăn gì đối với Oanh. Lan không bị buộc thôi việc mà thay vào đó là quyết định thuyên chuyển công tác vào miền nam nơi chi nhánh mới công ty của cô vừa thành lập. Cả công ty đang bàn tán chuyện Lan cặp bồ, và bị đánh ghen.
Lan xin nghỉ phép tạm thời rồi dọn về ở cùng Tuyết, cô cần thời gian suy nghĩ và bình tĩnh sau mọi việc. Đang mải mê với những suy nghĩ thì cô nhận đươc tin nhắn của Oanh (Oanh gửi tin nhắn hình ảnh cô siêu âm thai được 13 tuần).
Lan nhìn bức ảnh siêu âm ấy thật lâu, những ký ức tuổi thơ cô lại ùa về. Bố cô bỏ mẹ con cô đi theo người đàn bà khác từ khi cô mới lên 3 lên 4. Mẹ cô một mình tần tảo vất vả nuôi cô khôn lớn. Cảm giác thiếu vắng người cha trong gia đình, cả tuổi thơ sống thiếu thốn tình cảm của cha ùa về khiến cô thấy chạnh lòng. Bây giờ người đàn bà ấy lại vừa gửi ảnh đưa con đang hình thành trong người cô ấy cho Lan. Cô thực sự yếu lòng, cô không muốn đứa trẻ ấy lớn thiếu tình cảm của bố như cô đã từng trải qua. Và hơn nữa, sau tất cả những gì xảy ra, cô thực sự thấy mệt mỏi.
Lan lên Công ty làm thủ tục bàn giao và tiếp nhận quyết định thuyên chuyển công tác. Cô có một tuần để thu xếp mọi việc. Cô về quê thăm mẹ vài ngày. Sau khi thu xếp nơi ở ổn định trong Sài Gòn, Lan sẽ đón mẹ vào ở cùng cô. Cô thực sự muốn đi thật xa mảnh đất này, bỏ lại sau lưng tất cả những kỷ niệm thuộc về Quân và tình yêu mà cô dành cả 7 năm tuổi trẻ.
Cô cũng không muốn gặp Quân trước lúc đi. Bởi cô sợ mình sẽ yếu lòng, sẽ không thể rời xa Quân được. Chỉ cần nghĩ đến Quân là nước mắt cô lại rơi, lòng cô đau thắt lại. Rồi hình ảnh đứa trẻ đang hình thành trong Oanh lại thôi thúc cô, tạo thêm quyết tâm cho cô phải rời bỏ tình yêu ấy, càng nhanh càng tốt.
Máy bay cất cánh là lúc Quân nhận được thư Lan nhờ Tuyết chuyển tới anh. Vừa đọc thư Lan, Quân vừa khóc, Lần đầu tiên trong đời người đàn ông, anh khóc như một đứa trẻ.
“7 năm bên nhau, em và cả anh nữa đều đã có khoảng thời gian thật đẹp. Bây giờ anh cũng sẽ đau khổ, thất vọng. Nhưng em tin là chúng ta đủ mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Anh hãy về đúng với vị trí của mình. Oanh – cô ây xứng đáng được hạnh phúc. Em không phải là người đàn bà thánh thiện, cao thượng đến mức có thể tha thứ cho những việc cô ấy đã làm. Nhưng khi đứng về góc độ một người đàn bà thì em cần phải thông cảm cho cô ấy.
Cô ấy chỉ đang cố gắng bảo vệ hạnh phúc chính đáng của mẹ con cô ấy Quân ạ. Và đứa trẻ có quyền được sinh ra với tình yêu thương của cả bố và mẹ. Đó là thứ tình yêu thương mà cả tuổi thơ của em luôn thiếu thốn. Anh nói đúng, cả đời này chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể quên được nhau. Nhưng chúng ta sẽ nhớ về nhau theo một cách khác. Đừng tìm em. Em sẽ sống thật hạnh phúc nhưng em sẽ chỉ hạnh phúc khi anh cũng mở lòng mình đón chào hạnh phúc đang đến.
Vĩnh biệt Anh!"
10:28 SA 28/07/2017
Ma, quỷ, ngải
Sau khi bà băm bỏ vào rừng, tôi và Hoàng chỉ biết ngồi lặng im nhìn nhau. Nỗi sợ khiến chúng tôi không dám bước ra khỏi nhà. Đến tận bây giờ, tôi mới có dịp nhìn kĩ ngôi nhà đơn sơ của bà: nhà chỉ có hai gian, gian sau thì được khép lại bằng cánh cửa gỗ.
Gian trước chỉ có một cái bàn thờ nhỏ như bàn thờ ông địa, nhưng không thờ bất cứ ai cả, mà chỉ có một chậu sành nhỏ, được tráng men rất đẹp. Cái chậu sành nhìn khá cũ, lớp men cũng hơi phai, nhưng tôi vẫn có thể nhận ra những hoa văn kì quái được vẽ trên đó.
***
-Thỉnh ngải cũng như đặt cược tính mạng vậy, những ai muốn có ngải hiếm, ngải mạnh. Phải bỏ ra rất nhiều công sức, có người còn bỏ mạng giữa rừng vì ngải không “chịu” chủ. Tao dùng ngải để cứu người, nhưng cũng phải trả cái giá rất đắt. Thằng con trai duy nhất của tao……
Rồi bà chợt liếc lên đồng hồ, đã 10h tối:
-Thôi, tao phải đi. Tao phải hoàn thành xong một việc trong đêm nay. Tụi mày ở nhà, trông chừng thằng kia cho kĩ. Cứ 2 tiếng thì tụi mày giã nát cái túm lá trên bàn kia, rồi hòa nước cho nó uống một lần. Uống xong nó có ói ra cái gì thì cũng đừng có hoảng, rạng sáng mai là tao về thôi.
Bà băm lụi cụi xách chiếu giỏ vải lên lưng, bước ra khỏi cửa, không quên với lại dặn dò:
-Cấm 2 đứa mày vào căn phòng trong, cũng không được bước vào mảnh vườn sau nhà. – mặt bà đầy vẻ hăm dọa, và dù bà không hăm dọa, chúng tôi cũng không dám dại dột mà bước vào đấy.
Sau khi bà băm bỏ vào rừng, tôi và Hoàng chỉ biết ngồi lặng im nhìn nhau. Nỗi sợ khiến chúng tôi không dám bước ra khỏi nhà. Đến tận bây giờ, tôi mới có dịp nhìn kĩ ngôi nhà đơn sơ của bà: nhà chỉ có hai gian, gian sau thì được khép lại bằng cánh cửa gỗ.
Gian trước chỉ có một cái bàn thờ nhỏ như bàn thờ ông địa, nhưng không thờ bất cứ ai cả, mà chỉ có một chậu sành nhỏ, được tráng men rất đẹp. Cái chậu sành nhìn khá cũ, lớp men cũng hơi phai, nhưng tôi vẫn có thể nhận ra những hoa văn kì quái được vẽ trên đó.
Phía dưới chậu, có vẽ hình một con rắn nhe nanh nhìn muốn nổi gai óc. Trong chậu có trồng một bụi cây, nhìn giống như cây hành, nhưng lá bóng hơn, những gân lá thì….đỏ tươi như màu máu. Giống như những lá cây đang hút từng ngụm máu lên từ đất. Theo những gì tôi biết, thì chắc chắn đó là cây ngải…
Bất ngờ lúc đó, tôi nghe thấy tiếng lịch kịch phát ra từ sau nhà, cộng với tiếng gió bất ngờ thổi réo lên, nghe như là ai đó đang…huýt sáo. Một lúc sau, tiếng một đứa bé cứ âm ỉ đằng sau vườn. Tôi và Hoàng nhìn nhau, trân người ra không biết phải làm gì. Với cái tính liều lĩnh của mình, Hoàng chạy ngay ra cửa:
-Để tao ra sau coi xem thế nào.
Sợ rằng đó là do ngải của bà băm trồng phát ra, để dụ dỗ người thường. Tôi vội vàng ngăn Hoàng:
-Không được, lần này nghe lời tao. Những thứ này đều không nằm trong tầm hiểu biết của tao và mày, đừng liều lĩnh. Mày không nhớ lời bà băm à?
Hoàng không nghe, mở đèn pin điện thoại lên, rồi chạy ra sau vườn. Tôi lo lắng cho Hoàng, tuy sợ hãi đến tột độ, tôi vẫn cố gắng chạy theo giúp bạn mình...Mắt phải nháy liên tục. Tôi biết là sẽ có chuyện chẳng lành…
Tôi loay hoay bật đèn pin của điện thoại lên. Chân tay cứ rối tung vào nhau, phải đến chục giây sau mới định thần được.
Chạy vội ra sau vườn, tôi thấy Hoàng đang đứng im, mặt đờ ra không nói gì, cũng không mảy may cử động. Nó cứ nhìn chăm chăm vào một cái cây…Đảo mắt nhìn, thấy Hoàng hoàn toàn không bị thương hay gì, tôi mới chiếu theo ánh mắt của Hoàng, nhìn vế phía cái cây.
Tôi sững người, một cái cây hoàn toàn bình thường, cao hơn đầu người một chút.
Ánh đèn từ điện thoại của Hoàng chiếu thẳng lên tán lá phía trên cây. Tôi mới chợt nhận ra một điều hoàn toàn khác thường: trời không mảy may có chút gió nào, ấy thế mà những tán lá trên cây vẫn rung liên tục như đang có một cơn gió mạnh thổi vào, những chiếc lá dài réo lên, cứa vào khoảng không tạo ra những tiếng như có ai đó đang huýt sáo.
Tôi cũng đứng trân người, và hiểu lý do vì sao mà Hoàng chết sững như vậy.
-Ghê quá, tao với mày vào nhà mau. Kệ nó đi.
Hoàng quay qua tôi, mặt có vẻ đã bớt sợ:
-Tao…..tao thấy khiếp đảm nơi này quá.
Lần đầu tiên tôi thấy Hoàng thốt ra những lời như thế. Trong ba thằng chúng tôi, Đức to cao nhất. Nhưng Hoàng mới lại là người gan lì nhất. Nó vốn không biết sợ ma quỉ là gì, trộm cướp thì nó càng không sợ. Từ hồi chơi với nhau, chỉ có vài lần nó tỏ ra kinh hãi như thế này.
Tôi chiếu đèn về phía nó, chợt nhận ra nó đang đứng trong vườn sau của bà băm, mặt tôi tái nhợt khi thấy máu chảy dài trên bắp vế chân trái của nó:
-Chân mày bị sao vậy? – Tôi vội vàng dìu nó vào trong nhà bà băm.
-Tao không biết, nãy chạy vào đây, tự dưng tao thấy lạnh lạnh ở bắp chân. Nhưng không thấy đau – mặt nó cũng xanh lét đi.
Tôi dìu nó ngồi lên giường cạnh thằng Đức. Chân nó không ngừng run lên bần bật, máu vẫn chảy ra. Tôi lấy cái khăn sạch trong ba lô cầm máu cho nó, may mắn là vết cắt không sâu, nhưng cũng cắt qua lớp da bắp chân.
Nhưng quái lạ, máu từ chỗ vết cắt đấy cứ chảy ra liên tục. Máu không đặc mà trái lại còn rất loãng, giống như một loại nước màu đỏ rỉ ra từ chổ vết thương. Bốc mùi tanh khắp phòng…
Tôi thắp thêm cây đèn dầu trên bàn, cố gắng lục tung khắp nhà xem bà băm có bông băng hay không. Rồi tôi chợt thấy một mẩu giấy được cái đồng hồ chặn lên:
“nếu ra vườn sau, có bị thương thì lấy cái này, xé nhỏ ra rồi bôi vào là nó ngưng chảy máu”
Bên cạnh là một nhúm thuốc lào của bà băm. Tôi vội làm theo, xé nhỏ mớ thuốc lào ra rồi đắp lên vết thương cho thằng Hoàng:
-Không thấy đau mày ạ. Quái lạ thật
-Tao không biết, nhưng nhìn thấy ghê quá
Quả thật đắp chỗ thuốc lào vào, chỉ một lúc sau là máu ngưng chảy. Phải chăng bà băm đã liệu trước được rằng chúng tôi sẽ vào vườn sau?
Mùi thuốc lào tỏa khắp phòng. 5 phút sau, thằng Hoàng bắt đầu chóng mặt, mắt mờ đi. Tôi biết là nó bị phê thuốc lào, nên đặt nó xuống nằm cạnh thằng Đức.
Kim đồng hồ nhích dần về 12h. Tôi mới nhớ tới lời dặn “cho Đức uống thuốc” của bà băm. Tại sao bà băm bảo “thấy nó ói ra cái gì thì cũng đừng có hoảng?”. vậy thằng Đức sẽ ói ra cái gì?
Nắm bó lá thuốc trên tay, tôi bắt đầu giã nhuyễn ra. Hóa ra đây là cái mà bà băm dùng để chà lên người thằng Đức hồi chiều. Nhìn hơi giống cây râm bụt? nhưng thân thì lại gai góc lởm chởm.
-Thế thì pha cho Đức uống, nó rách họng thì sao nhỉ? – tôi lẩm bẩm một mình.
Ráng giã cái thứ thật nguyễn, để không làm Đức chảy máu. Rồi đổ tất cả vào ly nước trắng, tôi lay Đức dậy:
-Mày dậy uống chút thuốc này. Uống xong sẽ khỏe ra ngay…
Tôi dìu Đức ngồi dậy. Bây giờ đã là 1h sáng, thời gian trôi qua chậm đến lạnh người. Chỉ chưa đến 1 ngày ở nhà bà băm, mà tôi cảm giác như cả tuần lễ mới trôi qua. Đức mặt mệt mỏi, nó bớt xanh xao nhưng trông vẫn rất yếu.
-Mấy giờ rồi? Tao mê man lâu chưa?
-Giờ chắc cũng phải 1h sáng rồi. – tôi lấy khăn ướt lau người cho Đức, mấy vết bầm gần như đã mất hẳn, da dẻ nó trông cũng hồng hào hơn. Đã lâu rồi nó không tỉnh táo như thế này.
-Bà băm ấy nói sao? Tao còn sống được bao lâu nữa hở Long? Coi tao là anh em thì đừng giấu tao nữa – nó nhìn qua thằng Hoàng đang nằm cạnh – thằng Hoàng mệt lắm à? Phiền tụi bay quá, sao không để tao chết quách đi.
Tôi gằng giọng, tỏ vẻ không hài lòng với Đức:
-Mày thôi đi. Mày coi tụi tao là gì? Bao lần mày đem cả mạng sống ra cứu tao, lúc đấy tao ngăn, mày có nghe không? Còn coi tụi tao là anh em, thì đừng nói những lời như thế nữa. – mắt tôi đã bắt đầu ươn ướt, giữa rừng thiêng núi dữ thế này, chỉ có 3 thằng bạn với nhau thì còn cố gắng kìm nén làm chi nữa?
Đức vòng tay ôm vai tôi, quả thật đời người mấy khi gặp được bạn tri kỉ? Thử hỏi giữa cuộc sống Sài Gòn xô bồ tấp nập kia, có bao nhiều thằng bạn sẵn sàng sống chết vì nhau?
-Từ lâu tao đã coi tụi mày như anh em ruột thịt, có xả chút sức yếu còn lại này mà giúp gì được cho tụi bay tao cũng sẵn lòng. Bây giờ mạng tao như đường tơ, kẻ chỉ. Tao biết mình dù có được bà băm cứu cũng không sống được là bao. Cái “thứ” ấy nó ăn vào tới gan, tới phổi, tới lá lách tao rồi…có chi mà sợ nữa? Mong những phút cuối đời, tao có 2 thằng như mày ở bên là thấy vui rồi. – mắt nó cũng ươn ướt, lần đầu tiên tôi thấy Đức khóc. Nó và Hoàng rắng rỏi lắm.
Hoàng đã bớt say thuốc, tỉnh dậy, ngồi dựa lưng vào tường. Nó xoa xoa chỗ vết thương vừa được băng bó, suýt xoa:
-Tự dưng rát quá. Tao đang đau gần chết, mà tụi mày còn ngồi đó mít ướt như con gái
Tôi quay qua, thấy Hoàng đang đặt tay lên vai Đức, mắt nó cũng rơm rớm:
-Cuộc sống này tao có 2 thằng tụi mày làm tri kỉ, dù tụi bay có ra sao. Có đi cùng trời cuối đất, tao cũng không bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ.
Ba thằng lặng yên, ngồi đấy nghe những âm thanh của núi rừng. Những tiếng huýt sáo từ sau vườn vẫn rít qua khe cửa, tiếng sói lâu lâu vẫn tru lên từng hồi. Nhưng tôi không còn thấy sợ nữa, tôi đã có cái tình bằng hữu sâu đặm kề bên.
-Mà thôi, không tào lao nữa. Bà băm có dặn cho mày uống cái này – tôi đưa ly nước cho Đức – mày uống hết đi, xem có thấy khá hơn không.
Đức nặng nhọc cầm ly nước xanh đục, đưa lên miệng uống. 1 phút, 2 phút…rồi 5 phút trôi qua. Nó vẫn không thấy có gì lạ cả…
Chẳng lẽ bà băm nói sai? Tôi và Hoàng kê lại cái chiếu cói, rồi đặt Đức nằm xuống lại. Nó từ từ nhắm mắt, rồi ngủ thiếp đi.
Hai đứa nhìn nhau, cảm giác lo lắng tan đi. Thằng Đức sẽ không sao cả…
Bỗng thằng Đức co giật rất mạnh, mặt nó đỏ bừng lên như uống phải rựu. Tay không ngừng móc họng, và cố gắng nôn ra thứ gì đó…Hoàng vội vàng vỗ liên tục lên lưng Đức để giúp no nôn ra. Phải mất gần 1 phút, Đức mới nôn ra khỏi miệng được cái “thứ đó”.
Tôi và Hoàng đứng sững người nhìn nhau, tay che lấy miệng để không phát mửa vì cái “thứ đó”
Trước mặt tôi và Hoàng là một bãi bầy nhầy, lúc nhúc rất nhiều những con…giun trắng bóc, bò loạy ngoạy trong cái đám dịch đen sì.
Mùi ô uế giống như mùi lục phủ ngũ tạng bị thối nát xộc vào mũi, khiến tôi chỉ muốn nôn tất cả những gì đã ăn trong bụng ra.
Không gim băng, không tóc tai, không dao lam, cũng không có đinh như trong các bộ phim truyền hình về ngải. Giữa cái đồng bầy nhầy đó là một tờ giấy mỏng màu vàng.
Đức mặt tái nhợt, với lấy ly nước trắng súc miệng, rồi nằm vật ra giường. Thằng Hoàng lúc này mới cất lời:
-Mày có làm sao không? Thấy trong người thế nào rồi?
-Tao thấy khá hơn rồi, không còn thấy mấy “con đấy” cắn ruột, cắn gan tao nữa...Đau lắm.
Hoàng nhìn đống bầy nhầy, rồi nhìn tôi, hỏi:
-Thế mấy cái bã lá nãy nó uống vào bụng đâu? Sao không thấy nôn ra?
-Tao không biết! tao đâu phải bà băm.
Tôi lượm một cái que nhỏ trước hiên nhà, bới cái lũ giò bọ ấy ra. Chúng dài cỡ 2 đốt tay trỏ, thân trắng đục, đầu đen sì lì như than:
-Mày nhìn nè, đầu tụi nó có hai cái răng!
Hoàng chạy lại, gián mắt vào cái lũ trùng đang bò lóc nhóc ấy. Nó bịt chặt mũi, mặc dù cái mùi ô uế ấy đã tan bớt đi từ lâu.
-Ừh, nhìn khiếp quá, thế mà cái lũ bác sĩ nó khám đủ kiểu không phát hiện. Nhà thằng Đức phải tốn bao nhiều tiền cho chúng nó, vậy mà…Khốn thật, có ngày tao đốt cái bệnh viện chúng nó. – mặt Hoàng lộ rõ vẻ tức giận, nó gan lì, nhưng cũng hay để bụng mấy chuyện thế này lắm.
-Thôi đi, thằng Đức nôn ra được là mừng rồi. Chắc hồi chiều bà băm nói là cái này đây – Tôi lấy que, vạch tấm giấy vàng vàng ra cho Hoàng coi, mắt nó mở to kinh ngạc.
-Trời, ai vẽ thứ này mà kinh khủng thế?
Giữa đống bầy nhầy, tấm giấy hiện rõ chân dung của mình là một lá bùa. Đủ thứ chữ xầm bà lằng trên đó, nét chữ nghuệc ngoạc như của người Thái. ở giữa tấm bùa, là hình một người nằm ngửa. Tuy vẽ không rõ, nhưng tôi cũng có thể nhận ra….người đó bị moi hết lục phủ ngũ tạng ra ngoài.
Mắt không ngừng săm soi tấm bùa, tôi đã hiểu tại sao bà băm lại bảo chúng tôi đừng có hoảng. Bởi vì mục địch của kẻ ám ngải Đức đả rõ mồn một: hành hạ Đức cho tới chết, phá hủy cơ thể Đức từ bên trong.
Tôi thấy lợm giọng, nghĩ tới cái cảm giác sống mà vẫn cảm nhận thấy những thứ kinh khủng ấy ăn dần ăn mòn cơ thể mình, mà không chết ngay. Nỗi đau đến tận xương tủy, cái con người ấy thật đáng ghê tởm.
-Tao sẽ moi ruột thằng đó ra, tao sẽ ăn tim nó trong lúc nó sống. Thằng chó đó, nó hành hạ bạn tao thế này đây. – Hoàng mặt đỏ bừng.
-Thôi, ói ra được vậy là ổn rồi. mày cũng đi ngủ đi, tao cũng thấy hơi mệt. – Tôi nhìn lên đồng hồ, đã gần 3h sáng, thời gian cứ trôi như tên bay, từ giờ tới lúc bà băm về vẫn còn lâu lắm, biết còn có chuyện gì xảy ra phía trước?
4h sáng, Hoàng và Đức nằm ngủ ngon lành trên giường của bà băm. Lông mày của thằng Hoàng đã dãn ra, nó không còn cái vẻ nhíu mày khó chịu nữa. Tạm quên đi nỗi lo âu mà nghỉ ngơi, vì sáng sớm mai sẽ lại là một ngày…rất dài.
Riêng tôi vẫn chưa ngủ được, cái cảm giác bị biệt lập giữa cảnh rừng núi hoang sơ này làm tôi bất an.
Dù tôi biết bà băm có nuôi ngải trong nhà, nên chắc chắn sẽ không có con thú hoang, hay bất cứ ai có thể làm hại chúng tôi, chỉ trừ…chính những con ngải?
Cái sự cảnh giác của một thằng nhát đít khiến tôi cứ trằn trọc mãi. Trong ba thằng, tôi hơi nhu nhược hơn tụi nó, cũng không gan góc và lì lợm như Hoàng và Đức, nhưng tôi biết những lúc thế này. Thì cái bản tính điềm tĩnh, suy nghĩ trước khi làm của tôi sẽ có thể cứu mạng cả ba thằng.
Tôi nằm trên võng, nhìn kĩ lại ngôi nhà của bà băm qua ánh đèn dầu le lói. Đã gần sáng rồi mà sao trời ngoài kia tối thế? Cánh cửa ra vào khép hờ…rồi ánh mắt tôi dừng lại trước cửa buồng gian trong, tôi thắc mắc trong đấy có chứa những gì?
Nhớ lại lời anh Trần từng kể, tôi biết là căn phòng ấy ít nhất là có chứa con ngải, là nơi nuôi ngải của bà băm. Cái bản tính tò mò trỗi dậy, tôi muốn xem hình thù con ngải, nó trông như thế nào? Nó có…ăn không nhỉ? Người ta bảo ngải ăn thịt, ăn trứng, có phải thật?
Sự tò mò ấy lướt qua đầu tôi, rồi vụt tắt khi cảm nhận thấy sự nguy hiểm đang đe dọa. Cánh cửa phòng trong vẫn đóng kín, nhưng lại vọng ra một tiếng lịch kịch, như có ai đó đang di chuyển đồ đạc.
Trời sáng trên vùng núi lạnh thấu xương, răng hàm tôi cũng va đạp vào nhau liên tục. Tôi tự trấn an mình: “phải bình tĩnh, đừng hành động dại dột nếu muốn sống”…
Từ đó đến khi trời sáng, tiếng lịch kịch vẫn không ngừng vọng ra. Nhưng tôi thì đã ngủ thiếp đi lúc nào không hay…mặc cho có chuyện gì xảy ra.
Tôi dãy dụa trong giấc mơ khi vừa chợp mắt, “bùa, ngải, ma, quỷ…” tất cả những thứ ấy ám lấy tôi suốt những ngày qua, và cả trong giấc mơ cũng không từ bỏ.
Tôi mơ thấy Hoàng cũng bị những con ngải ám vào người, cắn đứt từng quả tim, quả thận, trong khi mắt vẫn mở, và đầu óc vẫn tỉnh táo để nhận ra…mình đang dần dần chết đi.
Rồi tôi và Hoàng bừng tỉnh vì ánh sáng ban ngày chiếu vào phòng. Tôi mở mắt ra, cố gắng căng mắt nhìn về phía cửa nhà. Bà băm đã về…
-Hai thằng kia dậy mau. Thằng nào hôm qua ra vườn sau? Nói!
Tiếng bà băm sắc lạnh đến đáng sợ. Lần đầu tiêng trong 2 ngày qua, tôi cảm thấy giọng bà tràn ngập sự bực tức. Bà quát vào mặt chúng tôi, như uy hiếp sẽ giết từng thằng nếu không mau thú tội:
-Nói mau! Hai thằng mày bước ra đây, lẹ!
Tôi bình tĩnh xỏ đôi dép lào vào, chậm rãi cùng thằng Hoàng bước ra cửa nhà cùng bà băm. Tôi biết sẽ có chuyện chẳng lành…
Tôi rảo bước theo sau bà băm đi ra sau vườn. Trời lúc này đã sáng trưng, những ánh năng gắt bắt đầu chiếu thẳng xuống, hun nóng không khí đến ngột ngạt. Bà băm hùng hổ bước đi, bỏ lại hai thằng chúng tôi lững thững theo sau, rón rén từng bước một.
Tới vườn sau, bà băm dừng lại. Chỉ về phía vườn rồi nhìn tụi tôi:
-Chúng mày nhìn đi, hai đứa mày đã gây ra tội nặng rồi
Tôi nhìn theo hướng bà chỉ: một bụi ngải nhỏ, nhìn khá giống với bụi ngải bà băm để ở bàn thờ đã bị dẫm nát một góc. Chỗ đất phía dưới bụi ngải biến thành màu đỏ đô, khác hẳn với màu đất xám xung quanh.
-Chúng mày phạm phải tội với ngải rồi. Tao đã dặn kĩ là đừng ra sau vườn, thế mà chúng mày không nghe! Thôi thì đã là số mệnh, tao cứ để cho tụi mày tự chịu lấy. Ngải có vật thì mày mất vong, mà ngải tha thì coi như là cái số. Còn thằng kia bị ngải ếm, tao đã hứa là sẽ giúp, nên sẽ giúp tới cùng.
Bà băm lắc đầu. tỏ ra thất vọng vì những hành động ngu xuẩn của chúng tôi. Bấy giờ, Hoàng đứng sau tôi, bỗng ngồi sụp xuống:
-Con xin lỗi, tất cả là do con…Con đã nhẵm lên ngải, con xin chịu. Long không liên quan tới chuyện này, nó chưa đi vào vườn sau lần nào cả.
Mặt bà băm đăm chiêu nhìn Hoàng, nó đã nhận lỗi:
-Nếu chỉ có mày bước vào vườn, thì sẽ chỉ có một mình mày phải chịu tội. Tao cũng thương cái tình nghĩa anh em chúng mày, không ruột rà máu mủ mà dám bước đến vùng đất này để cứu bạn. Ngải sẽ vật mày, tao đành đứng ngoài không cứu.
Bà nhìn về chỗ cây ngải:
-Nó chính là con ngải đầu tiên tao nuôi. Con ngải mà tao đã kể cho chúng mày nghe hôm qua, bao nhiêu tâm huyết một thời của tao từng dồn vào nó. Nó chính là…
Rồi bà ngập ngừng, có lẽ không muốn chúng tôi biết quá nhiều:
-Tạm quên chuyện này đi. Đi vào nhà! Số phận mày sẽ được ngải quyết định bằng lễ
Tôi nhấp nhổm mừng, ít ra thì bà băm cũng không quá tuyệt tình với hai đứa tôi. Ba người bước vào nhà, thằng Đức vẫn nằm đấy, nó vẫn chưa dậy. Bà băm đến bây giờ mới có vẻ nguôi giận, trở lại với vẻ lụm khụm vốn có của mình.
Tôi và Hoàng ngồi lên giường, hai đứa vẫn im lặng chưa dám nói gì, chỉ sợ bà sẽ lại nổi cơn mà không cứu Đức nữa. Bà băm bước vào buồng trong, khép cửa lại, không quên liếc nhìn hai đứa tôi bằng ánh mắt đe dọa như kiểu “hên là chúng mày không vào lẻn vào gian trong, bước vào đi rồi chết”.
-Chắc không sao đâu Hoàng. Bà băm chỉ nói vậy thôi chứ bả hiền lắm.
Từ trong gian trong, tiếng bà băm vọng ra:
-Nó đã giẫm nát tâm huyết của tao đấy! – tiếng bà đanh thép, vẫn chứa đầy nỗi phẫn nộ.
-Thôi kệ, phải cứu Đức đã. Tao không sợ cái thứ đó đâu.
Tôi lôi trong ba lô ra mấy cái bánh mì sandwich, và mấy cái phô mai. Chắc cũng phải 10-11h rồi, chúng tôi phải ăn trưa đã, như thói quen, tôi rút điện thoại ra xem giờ:
-Chết, điện thoại của tao hết sạch pin rồi. Qua giờ mất sóng, tao vẫn chưa liên lạc được với mẹ thằng Đức cũng như anh Trần nữa.
-Điện thoại tao cũng hết pin từ tối qua rồi. Ẩu quá, đây lại không có điện mà sạc. Để tao xem thằng Đức có để điện thoại trong túi không.
Tôi quay qua nhìn đồng hồ trên bàn của bà băm, đã 12h trưa, bà băm làm gì mà trưa nào cũng lịch kịch ở gian trong mà không ra ngoài? Bụng bỗng nhiên sủi cồn cào, từ hôm qua tới giờ, ba thằng chúng tôi toàn ăn sandwich với phô mai mang theo trong ba lô.
Rồi tôi chợt cảm nhận có điều gì đó khác thường về bà băm, tôi cố gắng nói thật khẽ, chỉ vừa đủ để Hoàng có thể nghe thấy:
-Sao hôm nào, bà băm cũng ở gian trong cả buổi vậy? Bả làm cái gì trong đó?
-Tao không biết, đừng hỏi tao. Mày hỏi bà băm ý – Hoàng cũng cố gắng nói khẽ hết mức có thể, cái bộ não chậm chạp của nó cũng đã hiểu ra một điều: đừng nói những điều vớ vẩn mà để cho bà băm nghe được, sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp cho mấy đứa tôi. Dẫu sao thì chúng tôi hoàn toàn chưa biết gì về bà băm cả.
-Còn một điều nữa, tao hơi thắc mắc…
Tôi kéo Hoàng ra ngoài cửa, tránh để bà băm nghe thấy:
-Tại sao…không bao giờ thấy bà băm……ăn?
Bấy giờ, Hoàng lia mắt vào cánh cửa phòng trong đang khép kín. Cánh cửa vẫn khép chặt, im lìm đến đáng sợ. Hàng loạt giả thuyết được đặt ra trong đầu tôi. Tại sao tất cả những người xuất hiện trong hai ngày nay, đều mang một vẻ bí ẩn đến kì lạ?
Đầu tiên là anh Trần, một con người tử tế, lịch thiệp. Nhưng chỉ xuất hiện duy nhất một lần. Với cái dáng vẻ bí ẩn đằng sau khuôn mặt hiền lành ấy, rồi còn số mệnh anh ta, tại sao bà băm lại bảo đoản mệnh? Mặt u ám, xám xịt?
Rồi còn lão tài xế? Thực ra lão là người, hay…ma? Hình ảnh lão tài xế ngồi đó giữa đêm tối, bên cạnh chiếc xe tải móp đầu, kính vỡ vụn như vừa bị cây lớn đè lên cứ ám ảnh lấy tâm trí tôi. Bản tin ngày hôm ấy là thế nào? Nơi mà họ nhắc tới trong bản tin Bình Thuận có phải là chỗ ba đứa tôi đã dừng chân? Và nếu lão là người, thì tại sao cây lớn đè nát đầu xe mà lão vẫn sống? Tại sao lão biến mất cùng với chiếc xe tải mà không một dấu vết?
Cái mớ thông tin lộn xộn ấy cứ quay mòng mòng trong đầu tôi. Tôi sợ, Hoàng cũng sợ. Chúng tôi đang đối mặt với cái thế giới kinh khủng mà trước đây chưa từng biết đến. Chúng tôi chỉ biết dựa dẫm vào bà băm, một người xa lạ không hơn không kém, mà chỉ vừa mới hôm qua còn chửi bới, đuổi chúng tôi ra ngoài.
Chúng tôi cứ ngỡ sẽ được cứu, cứ ngỡ Đức sẽ không sao, cứ ngỡ bà băm chỉ là một bà già nuôi ngải hiền lành bình thường. Nhưng bây giờ lại vô tình phát hiện ra những điều rất lạ từ bà ấy. Tôi băn khoăn, không biết mình đã sáng suốt khi liên lạc với anh Trần, và đưa hai thằng bạn tới nơi rừng núi nguy hiểm như thế này.
Tôi cố gắng trấn an Hoàng, chính lúc này đây, cái đầu óc điềm tĩnh của tôi lại đang tỏ ra có ích hơn cái đầu nôn nóng, vội vàng của Hoàng:
-À mà tao nhớ rồi, anh Trần có nói với tao mà tao quên mất. Người nuôi ngải có thể nhịn đói cả tháng trời mà không sao – tôi đành bịa ra cái lý do hết sức vô lý– tao với mày giờ chỉ biết hy vọng vào bà băm, đừng nghĩ lung tung nữa.
Thằng Hoàng mặt trầm ngâm, cái tính nó dễ tin người, nên chắc cũng tưởng những gì tôi nói là thật. Hai thằng lại trở vào gian trong, kiên nhẫn ngồi đợi từng tộng tĩnh của bà băm.
Đã 4h chiều, thằng Hoàng ngồi chống gối, dựa lưng vào tường ngủ quên lúc nào không hay. Còn tôi, không hiểu sao từ hôm qua tới giờ mới chợp mắt được vài tiếng, nhưng mắt cứ thao láo, tôi sợ.
Rồi tôi nghe tiếng lịch kịch phát ra từ gian trong, xé tan bầu không khí im lặng, u ám trong căn nhà. Bà băm mở hé cửa, chỉ đủ để lách người qua. Có lẽ bà không muốn tôi nhìn thấy những “thứ” chứa trong phòng. Bà nhanh chóng khép cánh cửa sau lưng lại, nhưng cũng kịp để tôi cảm nhận thấy một luồng gió lạnh từ gian trong thổi ra…nó có mùi tanh.
Bà tiến gần đến chỗ tôi đang ngồi, di ngón trỏ vào đầu tôi, nói:
-Mày là cái thằng biết nhiều nhất, liệu hồn! Khôn ngoan không phải lúc nào cũng tốt!
Bà chỉ nói thế rồi bước đến bàn thờ ngải, rút trong túi ra một bịch vải nhỏ nhỏ để lên trên.
-Gọi thằng kia dậy – bà chỉ về phía Hoàng, tôi chạy lại lay lay nó, trong bụng bắt đầu lo lắng vì thái độ của bà băm.
-Có chuyện gì ạ? Sao bà con chưa bắt đầu chữa cho thằng Đức nữa, đợi cả hai ngày rồi còn gì – thằng Hoàng mơ mơ màng màng, gắt.
Bà băm lườm, rõ ràng thái độ và hành động của Hoàng từ hôm qua đến giờ đang làm bà băm phật ý:
-Mày qua đây ngồi – tôi kéo thằng Hoàng lại gần chỗ bà băm – có chuyện gì? Bà nói luôn đi!
-6h tối nay, tao sẽ bắt đầu chữa cho thằng Hoàng, việc chữa cho nó sẽ kéo dài khoảng 1-2 tiếng. Giờ còn sớm, hai đứa mày ngồi đây nghe tao dặn dò. Đó là những thời khắc vô cùng quan trọng, nên tụi mày tuyệt nhiên phải nghe theo lời tao, không được làm sai một li.
Bà rút trong túi ra gói thuốc lào lá tre, rê rê, châm lửa rồi đặt lên môi:
-Cái giống ngải này nó nguy hiểm lắm. Để chữa trị cho nó, tao phải chuẩn bị suốt đêm hôm qua…
-Thế bà không ngủ sao? Sao cả đêm qua bà phải vào rừng vậy?
Bà chiếp miệng vài cái, rồi thở ra khói thuốc phì phò, ra vẻ đang ưu tư:
-Cái này liên quan tới tính mạng. Không những tính mạng tụi mày, mà còn có thể là cả tính mạng của tao. Thế nên, kể từ bây giờ, hai đứa mày nghe kĩ những gì tao nói đây......
-Tại sao không phải là chữa cho thằng Đức, mà lại là chữa cho tôi? – nó gắt lên, tránh nhìn vào mắt bà băm.
-Mày im lặng – tôi gằn giọng, liếc sang bà băm để dò xét thái độ – bà băm chắc phải có nguyên nhân của bả. Mày cứ bình tĩnh coi nào!
Bà băm không tỏ vẻ gì hết, vẫn ráng rít điếu thuốc trên môi đều đặn, tàn thuốc bị gió chiều từ ngoài cửa tộc vào, thổi bay về phía bàn thờ. Tôi bỗng cảm thấy bàn thờ ngải rung lên một cái rất nhẹ, chỉ một giây thôi, nhưng tôi biết là nó vừa chuyển động, giữa bàn thờ dường như có hiện ra.... Bà băm săm soi nhìn tôi:
-Thằng kia nín mồm vào, thấy gì thì cứ im lặng. – bà nói chỏng lỏng từng câu ngắn một – cái duyên, cái số cho người ta thấy những điều không nên thấy. Nhưng không phải cứ thấy được là hay. Tao thì tao tin vào duyên, mệnh, số con người lắm.
Hoàng chắc chắn không thấy những gì tôi vừa thấy, nó cứ ngỡ bà băm đang nói chuyện hôm qua tôi và Hoàng ra vườn sau, mặt vẫn tỉnh queo. Còn tôi thì mặt xám ngoét lại vì những lời bà băm nói:
-Con…con biết rồi.
-Thôi mày, chuyện hôm qua có gì đâu mà sợ. – nó quay qua bà băm – thôi bà cứu thằng Đức trước đi, chuyện tôi, tôi tự khắc giải quyết được. Hôm qua là tôi thấy thằng Long sợ, nên sợ theo vậy thôi. Chứ mấy thứ linh tinh này sao hù được tôi.
Bỗng dưng mặt bà băm đỏ lên, cái bàn thờ cũng rung lên như tức giận. Tôi xanh mặt, quay qua nhìn thằng Hoàng. Mặt nó vẫn tỉnh queo, chả lẽ nó không thấy gì? Bây giờ thì tôi đã hiểu những lời ban nãy bà băm nói, có lẽ tôi có duyên có số.
Bàn thờ ngừng rung, bà băm trở lại với vẻ điềm tĩnh của mình. Tôi thì vẫn thắc mắc, không hiểu sao nó lại rung lên như thế? Phải chăng, con ngải bà băm nuôi đang “tức giận” vì những lời của Hoàng? Tôi bắt đầu thấy những lời Hoàng nói đang gây hại cho chúng tôi:
-Mày im đi, từ bây giờ nói ít thôi.
Hoàng hiểu ý, mặt nó tiu ngỉu, biết những gì mình vừa lỡ miệng phụt ra là “dại”, nên im lặng không nói gì.
-Thôi, hai thằng mày im lặng. Tao nói rõ cho mà nghe, nhớ rõ những điều tao nói đấy.
Bà băm dúi điếu thuốc mới hút được phân nửa xuống đất, tiếng xì xèo nho nhỏ phát ra khi tàn thuốc nóng chạm vào nước dưới sàn.
-6h là thời khắc giao hòa của mặt trời và mặt trăng. Hôm nay, mặt trăng sẽ mọc sớm, lúc bấy tụi bay sẽ thấy có cả mặt trăng và mặt trời cùng một lúc. – bà băm nói như một người tiên tri – lúc ấy tao sẽ làm lễ hỏi tội cho mày. Số mạng mày sẽ được quyết định vào lúc ấy, là lễ đơn giản lắm. Mày sẽ đứng trước con ngải mày đã phạm, cầu xin bằng tất cả linh hồn của mày, hãy dùng linh hồn của mày cầu xin ngải và tung đồng xu này
Bà băm lấy ra một đồng xu nhìn rất kì quái từ phía sau bàn thờ, rồi đưa cho Hoàng.
-Đây, cái này! Nếu là mặt người, có nghĩa ngải tha. Nếu là mặt quỷ… -Bà dừng lại, lưỡng lự - nếu là mặt quỷ thì ngải sẽ bám theo mày, cướp thân xác của mày.Dần dần, mày sẽ chỉ còn lại là một cái vong, không nơi trú ẩn. Số phận mày ra sao, tùy thuộc vào ngải, tao sẽ không can dự dù kết quả thế nào. Chắc chỉ 10 phút thôi… - bà băm nhìn Hoàng, vẻ tội nghiệp – đây là trò chơi của số phận, là do mày tự chuốc lấy. Vì tội không nghe lời tao!
Bà băm nghiến răng, cố nhấn mạnh từ “nghe lời”. Hoàng nhăn mặt, nó vẫn chưa hiểu cái cảm giác vong hồn mình mất đi thân xác là như thế nào?
-Sau đấy tao sẽ bắt đầu chữa trị cho thằng kia. – bà nhìn thằng Đức, lắc đầu – tóc nó đã rụng hết rồi, nó cũng sẽ như em của thằng Trần thôi, chỉ là sớm hay muộn.
Tôi cảm giác mỗi lần bà băm nhắc tới cái tên “Trần”, bà lại trở về với bộ dạng hiền lành. Như một người “mẹ” nhắc tới con mình. Liệu anh Trần và bà băm có quan hệ như thế nào?
Bà băm lấy gói vải nhỏ trên bàn thờ ban nãy, đặt lên bàn và mở ra.
-Đây, tao đặt cược tính mạng vào cái này. – bà mở túi ra – một là tao sẽ cứu được bạn tụi bay, và cũng giữ được cái mạng già này. Hai là…Mà tao nhắc trước, nếu thành công thì bạn mày cũng chỉ sống thêm được vài tháng nữa, tùy vào thánh thần muốn nó sống được bao lâu.
Nhưng lời nói của bà băm chỉ như những tiếng ù ù bên tai tôi và Hoàng, hai đứa còn đang mải nhìn cái thứ đang lòi ra từ túi vải…
-Cái này là ngải hộ thân. Nói thẳng ra cho tụi mày biết, tao nuôi những loại ngải này trong rừng. Lấy âm khí tích tụ để nuôi, lấy nơi đất trũng để trồng. Tụi mày đừng dại mà vào rừng kiếm ngải, có ngày làm mồi cho…
Trời chẳng mấy mà sụp tối, đã 5h rồi. Bà băm mồi lửa, mở cây đèn dầu trên bàn lên. Ánh sáng đèn dầu le lói chiếu lên “ngải hộ thân”. Đó là một cái gì đó đen sì lì, giống như một mảnh than, bên ngoài được quấn nhiều dải vải nhỏ, sặc sỡ.
Phải căng mắt lắm, tôi mới nhận ra trên những dải vải là những kí tự loằng ngoằng như bùa chú. Rồi bà rút trong xếp giấy để trên bàn ra hai tờ giấy nhỏ hình chữ nhật:
-Còn cái này là bùa hộ thân. Lát nữa khi tao trị ngải, tụi mày giữ cái này trong người. Nhớ kĩ những điều này nếu tụi mày còn quý tính mạng: tuyệt đối im lặng, thở bằng miệng và hít vào bằng mũi. Dù có chuyện gì xảy ra cũng không cất tiếng…lo mà giữ tính mạng tụi mày, lần này tao sẽ phải đối phó với một thầy ngải cao tay. Không biết…
Bà băm dừng lại, cái tật nửa úp nửa mở của bả khiến tôi khó chịu. Tôi và Hoàng cầm lấy tấm bùa, dò xét thật kĩ trước khi nhét vào trong áo. Tấm bùa chỉ là một mảnh giấy nhỏ hình chữ nhật, ở giữa có những dòng chữ ngoằn ngoèo…tôi dí sát mũi vào ngửi, nó thơm. Giống như mùi tràm mà bà băm pha nước cho chúng tôi uống. Tôi vội vàng đút nó vào túi áo.
Chả mấy chốc mà đã 6h. Bà băm nhìn đồng hồ, giục:
-Ra sau vườn!
Tôi và Hoàng bước theo bà băm, bỏ lại Đức vẫn mê man nằm trên giường. Tôi ngước lên, quả thật trên nền trời có cả mặt trăng mới nhú ra một phần, phía còn lại là mặt trời đỏ au như màu máu, vẫn dương dương chiếu những tia sáng cuối cùng.
Ra tới vườn sau, tôi và Hoàng chỉ dám đứng ngoài nhìn bà băm lại gần cây ngải bị dẫm nát một bên:
-Hai thằng mày vào đây, có tao thì không phải sợ!
Tôi chậm chạp bước vào. Hoàng nhìn xuống bắp chân vẫn băng bó, nó lần lừ một lúc rồi cũng bước vào theo.
-Lát nữa mày khấn thầm, xưng tên tuổi, tại sao tới nơi này. Và xin ngải tha thứ. Mày phải thật thành tâm, rồi tung động xu lên trời. Nếu đồng xu rớt xuống đất hiện lên mặt người thì coi như mày may mắn, còn nếu là mặt quỉ… - bà nhìn Hoàng với anh mắt tội nghiệp
- Thôi, mày bắt đầu đi. Cứ coi như đây là một trò chơi may rủi mà mày đem cả tính mạng ra đặt cược.
Hoàng ngập ngừng cầm lấy đồng xu từ tay bà băm. Nó quỳ gối xuống trước cây ngải, lầm rầm khấn bái…Tôi không biêt chuyện gì xảy ra, nhưng gió bỗng thổi rào rào rồi nín bặt. Không gian nin lặng đến đáng sợ. Rồi cái thời khắc ấy cũng đến, Hoàng tung đồng xu lên trời.
Thời gian như ngừng trôi khi đồng xu quay liên tục trên không, tôi lầm rầm khấn vái sẽ không có chuyện gì xảy ra với Hoàng. Nó là người tốt, nó sẽ không sao. Rồi bỗng nhiên nó chụp lấy đồng xu đang rớt xuống. Tôi há mồm kinh ngạc:
-Mày làm cái gì vậy Hoàng? Mày điên rồi à?
Bà băm mặt vẫn điềm tĩnh, im lặng không nói gì. Như thể bà đã đoán trước được việc này vậy:
-Mày im đi. Tao tới đây là để cứu thằng Đức. Không phải để chơi mấy trò như thế này!
-Nhưng mày đã phạm…
-Không phạm gì cả. Chẳng qua nó cũng chỉ là một bụi cây mà thôi. Chẳng có gì hết. – nó nhìn bà băm – còn bà, mau mau cứu thằng Đức đi. Số mạng tôi, tôi không muốn ai quyết định cả
Tôi trân người, biết trước nay tính thằng Hoàng vẫn liều lĩnh, không thích bị người khác túm mũi. Nhưng tôi không ngờ nó lại làm vậy, đây là chuyện liên quan tới tính mạng cơ mà? Bấy giờ, bà băm mới cất tiếng:
-Tao biết mà, tao hiểu cảm giác của mày – gió bắt đầu thổi, phá tan sự im lặng. bà băm đưa tay cột lại búi tóc đằng sau – khi con người ta đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết. khi mà tính mạng con người chỉ được quyết định trong một vài giây, thì chẳng ai lại muốn tính mạng mình được quyết định bởi sự may rủi cả.
Bà búi tóc xong, chậm rãi đi lại phía cây ngải. Hoàng cũng lùi ra xa, không dám đứng gần. Rồi bất ngờ, bà băm quay qua, hét thật lớn vào mặt tôi và Hoàng:
-Nhưng bây giờ cái thân xác ấy không phải do mày làm chủ nữa. Hiểu không? Hiểu không thằng khốn? Mày đã chọc giận ngải, mày phạm vào nơi ngải sống. Nó là tâm huyết cả đời của tao mày biết không? Nó là con tao….là con tao!
Mặt bà băm lúc này thực sự như một con quỷ. Tóc bà rũ rượi rớt ra khỏi chiếc cài, mắt bà mở thật to, trừng trừng lên như muốn ăn tươi nuốt sống hai đứa tôi. Tôi lạnh người, bà băm nói “nó” là con tao? Là ý gì?
-Bà cũng im đi, nhanh vào cứu bạn tôi. Ba chúng tôi lặn lội lên đây từ hôm qua, vậy mà đến giờ bà vẫn chưa….
Nó khựng lại khi bắt gặp ánh mắt sắc như dao của bà băm. Bà băm bây giờ trông không khác nào một…mụ phù thủy.
-Tao…tao đã giết con tao chỉ để có được huyết ngải, thằng con tuổi Dần trời đánh của tao. Vậy mà chúng mày…
Tôi và Hoàng bước lùi, nhận ra sự nguy hiểm của bà băm đang đứng trước mặt. Thì ra bộ xương trắng mà bà ta nói chính là xương của đứa con ấy. Bà ta giết con mình chỉ vì nó tuổi Dần, có thể tạo ra Huyết Nhân Ngãi ư? Cái con người ấy, con người mà chúng tôi tin tưởng giao phó tính mạng, lại chính là một con quỷ đội lốt người.
Dự cảm thấy điều không lành, tôi nắm chặt tay Hoàng. Nhưng không kịp, nó dằng ra, rồi xô mạnh bà băm xuống đất.
-Bà đi chết đi – vừa nói nó vừa vung chân dẫm nát cây ngải. – thì ra bà cũng chỉ là một con quỉ hút máu không hơn không kém!
Tôi bàng hoàng nhìn mọi thứ diễn ra. Nỗi sợ hãi vây kín lấy tâm trí, khiến tôi không nhấc chân lên nổi. Bà băm nằm rạp dưới đất, ánh mắt thù hằn nhìn chúng tôi, rồi nhìn cây ngải vừa bị dẫm nát. Bà gào rú lên như một con thú:
-Chúng mày sẽ phải trả giá vì những gì đã làm hôm nay! Ngay lúc này tao có thể giết tụi mày, tao có thể moi gan, ăn tim từng đứa một để trả thù cho “con” tao. Nhưng tao sẽ không làm vậy, không đáng để tao làm vậy…- bà băm dừng lại, cười kha khả như một mụ điên - Tao sẽ để nỗi sợ hãi dày vò tụi mày hằng đêm cho đến chết. Tao căm ghét lũ người Kinh chúng mày!
Mắt bà long lên sòng sọc, bà băm ôm lấy những lá ngải đã nát dưới đất. Màu xanh tươi của lá dần dần chuyển sang vàng úa, từ kẽ tay bà băm, những chất dịch màu đỏ tươi trong gân lá tuôn ra, ướt đẫm cả một vùng đất. Cứ thế, bà băm nằm đó...
Tôi và Hoàng biết sẽ chẳng còn gì để cứu Đức. Giọt nước mắt Hoàng lăn dài trên má, buông ra câu nói đến nghẹn lòng:
-Đi thôi, hãy để thằng Đức được sống những phút cuối cùng bên mẹ nó…
Tôi dọn tất cả đồ đạc vào ba lô. Bỗng bức tranh anh Trần vẽ bà băm rớt xuống đất, tấm kiếng khung tranh vỡ ra từng mảnh nhọn. Tôi còn chưa kịp định thần, thì cái đinh mười treo tranh cũng rớt xuống theo, cắm phập vào đúng giữa khuôn mặt bà băm trong hình.
-Mày nhìn nè Hoàng. – tôi chỉ vào dòng chữ diện ra phía sau khung gỗ. Cả Hai điếng người chết lặng. “Bà phải chết!”
Nhanh chóng gấp gọn bức tranh lại, rồi nhét vào ba lô, tôi không muốn ở lại nơi kinh khủng này thêm một giây nào nữa.
-Tạm quên chuyện này đi. Về!
Tôi vớ ba lô, vụt ra cửa. Hoàng cõng Đức lên lưng, xốc lại tinh thần, nó nói thầm bên tai Đức:
-Đức à. Tao xin lỗi…
Đức có lẽ đã tỉnh từ lâu vì tiếng thét của bà băm. Nó ngẩng đầu lên, cười ngờ ngệch, như cái lần đầu tiên ba chúng tôi gặp nhau trong quán net. Vẫn nụ cười ấy, cách đây bốn năm đã đưa số mệnh ba chúng tôi lại gần nhau, trở thành những thằng bạn chí cốt, coi nhau như máu mủ ruột rà. Và hôm nay, vẫn nụ cười ấy, báo hiệu cuộc chia ly “kẻ âm – người dương” của chúng tôi.
-Tụi mày đừng nghĩ cách cứu tao nữa. Hết rồi, hãy để những ngày tháng cuối đời của tao được thanh thản. Hãy đưa tao về nhà, tao muốn làm một việc cuối cùng cho mẹ tao. Cuộc đời này tao chưa báo hiếu được gì, nay lại phải để “người đầu trắng tiễn kẻ tóc đen” thế này, chắc tao sẽ hối hận lắm. – giọt nước mắt lại một lần nữa rơi trên má của Đức.
Cả ba im lặng, nhanh chóng về xe nhanh nhất có thể. Ba bóng người lững thững bước xuống núi, Hoàng ngoái lại. Xa xa, hình ảnh căn nhà bà băm dần chìm vào bóng tối. Nó vẫn chưa thấy bà băm đâu, cái con người kinh khủng ấy…Tôi thấy lợm giọng khi nghĩ về việc bà ta tự giết con mình. Thật là rùng rợn…
Rồi một tiếng hét lớn phát ra từ phía căn nhà, đó là giọng bà băm:
“Trần Xuân Đức…Mày phải trả giá vì những gì đã làm”
Tôi và Hoàng ngoái đầu lại, bà băm đứng đấy, tóc tai rũ rượi. Đằng sau bà, cả căn nhà gỗ nhìn như đang long lên sòng sọc vì căm tức.
-Sao bà ta biết cả họ lẫn tên của mày?
-Tao…tao đã từng gặp bả rồi! Tụi mày đừng hỏi nữa, hãy mau đưa tao về. Tao thấy mình yếu lắm rồi, không trụ được bao lâu nữa đâu…Chắc tao chỉ có thể sống vài ngày nữa, cái thứ ấy nó đã ăn tới tim tao rồi, đau lắm – Đức thều thào
Ba chúng tôi nhanh chóng xuống núi, vứt lại tất cả hồ nghi, thắc mắc và cả những bí ẩn lại căn nhà ấy. Chúng tôi chỉ nghĩ tới một việc “Phải nhanh chóng đưa Đức về gặp mẹ nó”.
Trời tĩnh lặng không một gợn gió, xe chúng tôi băng băng trên đường. Lướt qua mọi tiếng kêu hú kinh hãi vọng ra từ trong rừng…Hoàng chạy xe không biết mệt mỏi là gì, nó cứ chạy lái xe băng băng như một con thú, mắt mở to như đèn pha, sẵn sàng né mọi vật cản, cũng như các loài thú hoang băng ra từ hai bên đường.
Phải gần đến 1h sáng, chúng tôi mới về tới Biên Hòa, tôi ngồi sau xe, liên tục lau mồ hôi, và xốc lại tinh thần cho Đức. Nó yếu quá rồi…
Chiếc Camry băng băng vào hẻm, đậu ngay trước cửa nhà Đức. Mẹ nó ngồi đó, trước hiên nhà. Nét mặt âu lo của bà trở nên rạng rỡ khi thấy chúng tôi:
-Mấy đứa đã về…Bác lo quá. – Bác gái ôm chầm lấy cái dáng mảnh khảnh của Đức. – con về là tốt rồi!
Tôi và Hoàng nín lặng, dìu Đức vào nhà, đặt nó ngồi lên chiếc ghế gỗ dài. Căn phòng trống hoắc, mẹ Đức đã bán tất cả tài sản trong nhà để đưa Đức đi chữa trị. Đức thở hắt ra, nghe đến não lòng:
-Con về rồi, con không sao.
-Mẹ…mẹ biết mà, con mẹ sẽ không sao.
Chàng trai cao nhòng ngồi đấy, bỗng như hóa thành trẻ con trước mặt mẹ nó. Đức ôm chặt mẹ nó, bắt đầu khóc.
-Con…sẽ chết. Con sẽ không còn sống được lâu nữa đâu.
Bác Gái cũng ứa nước mắt, gương mặt của người mẹ sắp mất con ấy có lẽ tôi mãi mãi không thể quên được. Tôi và Hoàng ngồi đấy, trở thành hai diễn viên câm trong khung cảnh đau thương.
-Mẹ biết con bị bỏ ngải. Mẹ biết mà… -mẹ Đức ngậm ngùi – chỉ tại mẹ cố chấp
Tôi nín thinh, bất ngờ vì những điều bác vừa nói:
-….cậu con ngày xưa cũng chết vì ngải. Hồi ấy ông ngoại con cũng cố chấp như mẹ bây giờ, ông cấm không ai được mê tín mà đem cậu đi mấy ông thầy bùa, thầy ngải. Chính mẹ hồi ấy cũng đồng tình với ông, mặc cho bà ngoại khóc lóc van xin, mong một lần được đem cậu con đi chữa. Rồi cậu con chết, mẹ cũng tự nhủ lòng, rằng cậu con mất vì bạo bệnh.
Bác gái im lặng, dường như đã khóc hết nước mắt:
-Ấy thế mà giờ cái tai ương ấy lại đổ sụp lên gia đình mình. Sao nó không giết mẹ đi? Sao nó lại giết đứa con duy nhất của mẹ?
Giọng bà uất ức, tôi vẫn không thể ngờ. Ngải ghê gớm như vậy, nó hại chết bao nhiêu sinh mạng con người. Nó phục vụ cho cái mục đích ghê tởm của chủ nhân nó…Ấy thế mà bấy lâu nay, tôi cứ sống ung dung tự tại, bên cạnh cái thế giới tởm lợm như vậy.
-Vậy là mẹ đã biết rồi? Thôi mẹ đừng khóc, con người ai cũng có cái số. Số con tới đây cũng cạn rồi, nếu có kiếp sau, con xin nguyện được làm con của mẹ một lần nữa.
Hai mẹ con Đức cứ thế ôm nhau khóc. Chúng tôi đã cố gắng tất cả những gì có thể rồi, đành để cho Đức sống những ngày cuối đời một cách thanh thản. Hai chúng tôi bỏ về, để lại khoảng không gian yên tĩnh cho hai mẹ con Đức. Chúng tôi biết, họ vẫn còn nhiều thứ để nói với nhau.
Mấy ngày cuối cùng, Đức dành trọn sức lực để nấu những bữa cơm cho mẹ nó ăn. Thi thoảng, tôi và Hoàng cũng qua ăn cơm cùng mẹ con nó. Những bữa cơm ấy không còn những giọt nước mắt, mà tràn đầy những tiếng cười sảng khoái. Vì chúng tôi biết, ai cũng có cái số mệnh riêng!
Đức cầm cự được thêm vài ngày, thì sức khỏe bắt đầu kiệt quệ hẳn đi. Ngày cuối đời, nó không ngừng nôn ra từng mảnh thịt nhầy nhục, đen ngòm…Thân xác nó chết trong sự đau đớn, nhưng tâm hồn nó vẫn sống với sự yêu thương. Nó chỉ kịp nói lời cuối cùng, trước khi trút đi hơi thở cuối cùng:
-Hoàng, Long. Hai đứa mày mãi mãi là bạn tao, là anh em tao. Đừng dằn vặt vì cái chết của tao, hãy cố gắng sống thật tốt. Còn nữa, Linh không liên quan gì đến chuyện này…đừng vướng vào vòng xoay oan oan tương báo. Tôi lỗi lắm. – nó quay nhìn mẹ nó – mẹ cố gắng sống khỏe mạnh nhé, con trai bất hiếu đi trước đây, con yêu mẹ. – mắt nó nhắm lại, Nó đã qua đời.
Con người ấy tốt là thế, cuối cùng lại vướng vào sự báo oán của chính gia đình mình để lại. Ngày cử hành lễ chôn cất Đức, trời mưa lâm râm. Cái đám tang ngèn ngẹt người ấy đi giữa trời mưa, tiễn đưa Đức trở về với mặt đất…
Những giọt nước mắt lăn dài trên má những người ở lại. Hòa lẫn vào những giọt nước mưa, mặn đắng thấm vào môi!
Cuối buổi, tôi bỗng bắt gặp một dáng người quen quen. Đứng từ đằng xa, con người ấy cư khoanh tay đứng nhìn, rồi biến mất trong dòng người đi tang nườm nượp.
Hết hai tháng hè, tôi và Hoàng trở về với cuộc sống đô thị ồn ào. Bỏ lại những ngày tháng kinh rợn vừa qua. Mẹ Đức sau những tháng ngày đau khổ, cũng bỏ về quê mà sống với họ hàng.
Hoàng trở lại trường, nó bảo sẽ xin chuyển từ ĐH Cn4 ở Tp.Hcm về Biên Hòa học. Còn tôi…dù cố gắng, nhưng tôi vẫn không thể quên được những thứ kinh khủng ấy.
Tôi trở lại Sài Gòn, nhiều lần cố gắng liên lạc với anh Trần nhưng đều không được. Tôi mò tới quán cà phê nơi tôi và anh Trần gặp nhau để hỏi thăm, vì theo như trong trí nhớ của tôi: anh Trần là khách quen của quán.
Ấy thế mà khi tới nơi, tôi chỉ nhận được cái lắc đầu. Họ không biết người nào như vậy cả, tôi tìm trong đám nhân viên, cũng không tài nào kiếm ra người phục vụ bàn hôm đó.
Tôi sục sạo khắp nơi, search Google với hàng loạt các từ khóa như “Họa sĩ Trần”. Nhưng tất cả đều là vô vọng, không có bất cứ thông tin nào cả. Chỉ còn tờ giấy vẻ bà băm, dòng chữ đằng sau tấm tranh đã nhòe đi vì nước mưa, trong cái ngày đưa tiễn Đức. Chẳng còn gì cả…Còn người tên Linh ấy, rồi Bác Tư? Họ có thật sự không liên quan tới chuyện này? Cuối cùng ai là người đã hại Đức?
Gần đây, tôi có nhận được một bức thư của Hoàng: “có lẽ tao sai rồi. Từ ngày Đức mất, tao cảm thấy mọi thứ đều rối tung lên. Hôm qua, tao bị tai nạn giao thông, may là không sao, nhưng xe của tao nát như sắt vụn. Dạo này tao hay thấy đau bụng lắm…tao không biết có phải những lời bà băm nói đang dần thành sự thật không. Nhưng tao sợ…từ ngày hôm ấy, chưa một ngày tao ngủ ngon. Cứ mỗi khi tao chợp mắt, những cơn ác mộng lại ùa về!
Mà mày đừng lo lắng, hôm rồi tao có gọi điện về xin phép bố mẹ tao. Ông bả đã đồng ý cho tao đi chùa rồi, tao muốn sống phần đời còn lại trên chùa…Tao sẽ từ bỏ hết! Nếu có duyên, tao và mày sẽ gặp lại. Tao sẽ ráng sống! Thân”
Tôi sững người khi đọc thư của Hoàng. Mọi chuyện quả thật sẽ xảy ra…nhưng nó đã chọn con đường riêng, tôi sẽ không can dự. Tôi trở lại với cuộc sống bon chen nơi Sài Gòn. Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ lại quá khứ về Đức, chỉ giữ lại những hình ảnh đẹp trong tim thôi. Tôi sẽ không lao vào vòng quay báo oán nữa. Chỉ đơn giản là cuộc sống êm đẹp. Tôi lại sống như xung quanh không tồn tại thứ gì tên là…..NGẢI.
10:10 SA 26/07/2017
Oan tình út Liễu
Chương 6: Báo Ứng
18 năm sau...
Vợ chồng ông Phủ Oai chết chỉ cách nhau chưa đầy một tháng. Bà Phủ chết khi đang ngồi đánh tứ sắc với 3 người bạn. Vừa đặt những lá bài xanh xuống chiếu thì bà gục luôn. Bà chết thật êm, mặc dù trước đó suốt nhiều tháng bà đã mắc chứng mất ngủ triền miên.
Ông Phủ Oai thì suốt 3-4 năm trời ông sống trong nổi cô đơn và ẩn dật. Ông chết khi đang ngồi trước nhà mình vào lúc nửa đêm. Khi người ta phát hiện thì thi thể ông đã cứng đờ. Lúc đem xác ông đi liệm thì người ta mới phát hiện trong tay ông đang giữ một tờ di chúc đã lập, có chữ ký rất rõ ràng. Bất ngờ nhất là nội dung bản di chúc ghi những điều mà chẳng ai ngờ tới: Toàn bộ tài sản dành cho một người con gái tên là Lê Thị Liễu tự là Út Liễu!
Có người hiểu chuyện đã thắc mắc:
- Hơn 18 năm trước cô Út Liễu đã chết và nghe đồn đã biến thành ma, vậy lấy đâu ra Út Liễu để hưởng tài sản?
Trong lúc đó đám tang ông Phủ đang diễn ra thì có một cô gái khoảng 18 - 19 tuổi xuất hiện. Cô đi một mình và chẳng quen biết một ai, nhưng khi cô bước đến trước một quan tài thì ai cũng ồ lên ngạc nhiên:
- Út Liễu!
Đó là những người từng biết mặt Út Liễu con của vợ chồng Tám Hạo trước kia. Họ nhìn không chớp mắt cô gái trẻ như không tin vào mắt mình. Cô này giống Út Liễu ngày xưa như hai giọt nước. Có người đánh bạo lên tiếng hỏi:
- Cô là Út Liễu?
Cô gái gật đầu:
- Tôi đúng là Út Liễu.
- Con của Tám Hạo?
Cô gái lắc đầu:
- Không phải, tôi con của... Út Liễu!
Chẳng ai hiểu cô ta muốn nói gì. Chợt khi đó có một cụ già râu tóc bạc phơ từ ngoài bước vào, lên tiếng:
- Nó là cháu ngoại tôi.
Nhìn kỹ thì đúng là Tám Hạo. Ông quay sang cô gái:
- Nó là con của Út Liễu, và mặc dù là con một, nhưng để nhớ má nên tôi đặt cùng tên là Út Liễu.
Đốt một nén nhang, ông bảo cô gái:
- Dẫu sao thì đây cũng là người đã sinh ra Ba Tình, mà Ba Tình lại là cha của con, vậy nghĩa tử là nghĩa tận, con hãy đốt nhang và lạy ông Phủ ba lạy cho phải lễ.
Cô gái tên Út Liễu làm theo lời một cách khá cung kính. Xong cô tiếp nhận chiếc phong bì có chứa bản di chúc để trên nắp quan tài. Cụ Tám Hạo bảo cô:
- Con hãy theo đúng những gì ông đã dặn.
Út Liễu dạ một tiếng và rút ngay bản di chúc ra đọc lớn cho mọi người nghe, xong bảo một cách nghiêm túc:
- Đây là tài sản mà tôi không mong đợi nhưng lại được. Mà tôi lại không cần đến nhiều tiền như vậy, cho nên hôm nay đây trước mặt mọi người ở đây, tức những người đã từng bao năm làm tôi tớ trong nhà này, tôi tuyên bố sẽ chia đều số tài sản cho từng người một. Ai cũng có phần, không phân biệt già trẻ, bé, lớn.
Những tiếng hoan hô vang dậy của ngôi nhà lớn, nơi mà lâu nay đám gia nhân này không ai dám hó hé nửa lời. Chỉ trừ một người. Người đó vừa từ ghe bước lên tiếng ngay:
- Tôi là cháu nội đích tôn của nhà này, vậy thì ai có quyền hưởng di chúc?
Một gia nhân nói nhỏ với người bên cạnh:
- Mười tám năm trước chính ông Phủ ẵm thằng này về nói là con của Ba Tình với Lan Hương. Nó giống Ba Tình từ vóc dáng cho tới tính tình. Lớn lên nó phá tiền ông bà Phủ không biết bao nhiêu mà kể, chính hiệu là một phá gia chi tử!
Một người khác nói:
- Hắn gần đây bỏ nhà đi hoang, ông Phủ Oai chịu hết nổi nên tuyên bố từ hắn ta, không cho hưởng bất cứ tài sản nào của ông. Tưởng hắn đi luôn, ai ngờ giờ lại trở về.
Bà Vú nuôi thêm vào:
- Thằng này chính là oan gia của ông bà Phủ, chỉ vì nó quá giống Ba Tình nên được nuôi nấng và cưng chiều. Nhưng ngay từ khi mới 5 tuổi đã mất dạy, hỗn hào, chỉ biết chơi hoang chẳng màng đến học hành. Có lần, khi đó nó được 10 tuổi, theo bà Phủ đi lễ chùa, có một bà già đứng nhìn nó thoáng chốc rồi nói với bà Phủ: “Thằng này đâu phải là người, nó là ma đầu thai đó! Nó vốn là một quái thai, được cải thành người để trả thù. Nó không hề có linh hồn một con người”. Bà ta nói xong thì biến mất. Bà Phủ sợ hãi nhìn sang cháu đích tôn, nhưng thằng bé Hai Thiện chẳng biểu lộ chút gì là quan tâm đến lời của bà lão lúc nãy.
Khi đến trước chùa, nó bảo bà nội: “Bà vô đi, tôi không hợp với nhang khói và tượng phật. Và đó không phải là lần đầu tiên nó không vào những nơi chốn tôn nghiêm. Biết vậy nên từ đó bà Phủ cũng không ép dẫn nó đi chùa chiền hay lễ cúng gì cả... Về nhà bà đem chuyện bà lão nói kể cho ông Phủ nghe, ông cũng hơi lo, nên nói: “Lúc được con Lan Hương trao đứa nhỏ tôi cũng nghi nghi, nhưng vì hôm đó đang hoang mang nên tôi không làm sao từ chối. Lúc nó vừa 15 tuổi đã đòi cưới vợ. Bị ông bà Phủ phản đối nó làm ầm ĩ lên rồi đe dọa: “Nếu không cưới ngay cho tôi con vợ thì tôi sẽ bán tài sản nhà này cho coi!”. Từ đó Hai Thiện trổ thói trăng hoa còn hơn cả Ba Tình thời trẻ. Đã có trên chục cô gái ngây thơ, nhẹ dạ trong làng bị hại t.r.i.n.h t.i.ế.t dưới bàn tay của con yêu râu xanh này...
Bà vú em ngừng kể, bởi lúc đó bỗng dưng Hai Thiện đưa mắt nhìn bà một cách hằn hộc. Rồi hắn tiến về phía bà hất hàm bảo:
- Bà có nhớ hồi tôi 16 tuổi, tôi đã nói gì với bà không?
Bà vú hơi chột dạ, bởi hồi đó trong một cơn say hắn đã bảo rằng bà có ba đứa cháu gái vậy hãy liệu chuẩn bị ngày đưa họ tới nạp cho hắn, để hắn kêu bà bằng cô, bằng dì! Tưởng hắn say ăn nói bậy bạ rồi thôi, nào ngờ bây giờ hắn nhớ và nhắc lại.
- Cậu Hai đừng nói vậy, các cháu tôi đã lấy chồng hết rồi.
Bà vừa đáp vừa tìm cách lui ra khỏi đám đông, nhưng Hai Thiện vẫn nói với theo:
- Bà ra ngoài bến đón cháu vô đây để tang ông cố!
Lời hắn vừa dứt thì cũng là lúc cả ba đứa cháu của bà vú Tư xuất hiện. Trên tay họ đều bế theo con còn trong tháng!
Vú Tư đứng lặng người, chết điếng. Trong lúc lần lượt ba đứa cháu bà đều bước vô lạy trước quan tài y như là con cháu thứ thật. Hai Thiện có vẻ đắc chí đứng nhìn họ. Sau đó hắn quay sang cô gái đang đứng cạnh Tám Hạo:
- Con này mày tới đây để làm vợ bé tao phải không? Vậy thì...
Hắn vừa định nắm tay cô ta thì đã bị ngay một cái tát nổ đom đóm. Giọng cô gái sắc lạnh:
- Má tao sai lầm khi để mày lớn lên trong nhà này. Ngày ấy bà ấy chỉ nghĩ rằng sẽ dùng mày để phá cái nhà đầy tội ác này rồi sau đó sẽ bắt mày đem đi. Nhưng không ngờ mày nhờ vong hồn Ba Tình theo phò trợ nên đã thoát được sự kiểm soát của má tao và lộng hành càng dữ. Nhưng chạy trời không khỏi nắng đâu quân xấu xa kia!
Cô nói xong vung tay thêm cái nữa, lập tức Hai Thiện khụy chân, quỳ gối ngay trước đầu quan tài. Hắn cố vùng vẫy đứng lên, nhưng dường như đã bị chôn chặt chân ở đó. Cô gái lạnh lùng bảo:
- Hãy lạy người đã cưu mang và khốn khổ vì mày rồi quay ra lạy hết mọi người ở đây để tạ tội bấy lâu nay. Làm đi.
Mệnh lệnh được Hai Thiện làm theo răm rắp trước sự ngạc nhiên của mọi người. Sau khi lạy xong bỗng hắn lăn ra sàn nhà nằm bất động.
Cả ba cô cháu bà vú cùng lúc ôm con chạy bay ra bờ sông. Vú Tư chạy theo gọi lại:
- Tụi bây nói tao nghe coi, tại sao vậy.
Lần lượt từng cô đều thuật lại câu chuyện giống nhau:
- Ngay trong đêm tân hôn bỗng chồng của cháu biến đâu mất thay vào đó là một người đàn ông lạ. Hắn ép tụi cháu thành thân mà không tài nào cưỡng lại được bởi hầu như tay chân miệng mồm cháu đã bị tê liệt. Tụi cháu để mặc cho hắn ta muốn làm gì thì làm...
Một cô nói tiếp:
- Sau đó thì hắn bỏ đi, chồng tụi cháu lại trở về. Vì quá xấu hổ nên tụi cháu không dám nói ra chuyện xấu xa kia... Rồi vài đêm hắn lại tới, cứ ẩn hiện y như là ma. Khi hắn vô phòng tụi cháu thì chồng tụi cháu cũng tự dưng đi đâu mất đến ngày hôm sau mới trở về! Cứ như thế đến lúc tụi cháu mang thai và sinh con...
Cô thứ ba kể:
- Mãi khi sinh con xong thì tụi cháu mới biết người đàn ông như ma như quỷ kia chính là cháu nội ông Phủ Oai! Hắn chẳng đến báo tin ông Phủ Oai chết, nhưng chẳng hiểu sao tự dưng cả ba chúng cháu đều như bị sự sai khiến vô hình nào đó, đã ôm con tới chỗ đám tang này và...
Từ trong nhà bỗng có tiếng huyên náo khác thường, bà vú và ba cô cháu gái đều chạy vào. Trước mặt họ chiếc nắp quan tài đã bật ra, trước sự sợ hãi của mọi người.
Xác của ông Phủ Oai vẫn nằm im, trong khi Hai Thiện thì đã động đậy. Anh ta cố đứng lên và thật bất ngờ, bỗng lao vào quan tài, nằm chồng lên xác của ông nội mình.
- Kìa, kéo anh ta ra!
Mọi người la lên và nhào tới định kéo Hai Thiện ra, nhưng khi tay họ vừa chạm đã phải bật ra vì tay của họ như vừa chạm vào một lò lửa! Chỉ có hai người là không hề tỏ vẻ ngạc nhiên gì cả. Đó là ông cháu của Tám Hạo. Cô cháu gái bảo ông:
- Đã đến lúc kết thúc rồi đó.
Họ quay bước ra ngoài với vẻ bình thản. Khi họ vừa ra tới sân thì trong nhà có ai đó la lên:
- Cứu Hai Thiện ra đi!
Cùng lúc đó thì chiếc nắp quan tài tự nhiên đóng sập lại, nhốt cả Hai Thiện trong đó. Vài người cố cạy nắp quan tài lên, nhưng dù có cố gắng đến mấy họ cũng không tài nào làm được. Tám Hạo nói vọng từ ngoài sân:
- Đem chôn họ đi!
Nói xong ông ra dấu cho cô cháu xuống ghe. Tuy nhiên, cô gái đã quay đi về một hướng khác, vừa nói:
- Con cảm ơn ông về sự nuôi nấng từ bấy lâu nay. Nhưng số con chỉ tới đây thôi, con phải trở về nơi con sẽ gặp được mẹ. Ông ráng mà sống thêm ít năm nữa...
Tám Hạo lặng người đi trước cuộc chia tay đột ngột mà ông không hề nghĩ tới. Mặc dù, từ lâu ông vẫn có linh tính một điều gì đó...
Ông Tám nhớ rất rõ, cách đây hơn 16 năm, lúc ông đang nằm ngủ ở nhà thì chợt nghe tiếng gọi của Út Liễu, báo cho ông biết rằng cô đem về cho ông một đứa cháu ngoại, bảo ông tới một trại ruộng cách đó hơn 2 cây số sẽ nhận cháu đem về. Khi ông Tám Hạo tới đúng chỗ đó thì thấy một đứa bé mới sinh được úm trong một chiếc mền cũ. Đứa bé gái vừa mới vài tháng tuổi, bị bỏ nằm một mình cười, như đã nhận ra người thân. Ở dưới chỗ nằm của đứa bé có ghi mấy chữ: “Đặt tên nó là Út Liễu như tên con và ba cứ xem như con còn sống vậy...”.
Khi lớn lên con bé tỏ ra ngoan hiền, hiếu thảo. Một tay nó đã lo cho ông ngoại đầy đủ nhờ vậy Tám Hạo đã sống thọ đến tuổi trên 80, mặc dù cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn. Đến sáng đó, bỗng dưng cô cháu gái giục ông xuống ghe và nói:
- Tới để chứng kiến ngày tàn của nhà Phủ Oai!
Mọi việc hình như đã được dự liệu trước, nên khi đến nơi thì tuần tự đã xảy ra những điều mà cô gái đã nói trước với ông ngoại lúc ngồi dưới ghe. Chỉ duy có việc chia tay đến phút này cô mới nói...
Đứng nhìn theo đứa cháu biến mất dần trong con đường làng, Tám Hạo chỉ nhẹ thở dài rồi chậm rải bước xuống ghe, chèo ra sông lớn. Gió nổi lên đột ngột làm chiếc ghe như bị sức kéo mạnh làm nó lướt đi thật nhanh.
Ra đến quá nửa sông, bỗng ông Tám cảm giác chóng mặt, không gượng được đã ngã ngửa trên dàn ghe, hơi thở của ông nhẹ dần cho đến lúc tắt hẳn... Con người nhân hậu, suốt đời gian khổ này đã ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản...
Chiếc ghe cứ trôi, trôi mãi theo con nước ra biển...
09:28 SA 26/07/2017
Oan tình út Liễu
Chương 5: Oan Hồn Út Liễu
Thấm thoát mà đã hơn bảy tháng từ ngày Ba Tình mất…
Cũng bằng quãng thời gian ấy mọi việc trong nhà ông Phủ Oai có quá nhiều thay đổi.
Ông Phủ thì như con người yếu thế, trốn tránh sự đời, suốt ngày cứ nằm trên ghế dựa gần cửa sổ trong phòng riêng để đọc sách. Nhiều khi không đọc gì hết nhưng ông cũng thờ người ra, mắt nhìn lên trần nhà và lặng lẽ thở dài...
Bà Phủ thì cứ sáng nức mắt ra đã đi đậu chiến. Khi nào về nhà thì lấp ló ở cửa phòng của con dâu, rón rén tới lui cứ như tớ gái sợ bị chủ mắng. Nhất là khi cái bụng của cô con dâu càng lớn thì sự e dè, sợ sệt lại càng tăng. Bà thường dặn đám gia nhân khác:
- Tụi bây không được làm kinh động mợ Ba, để cho nó nghỉ ngơi, nó gần ngày sinh nở rồi...
Thì ra chỉ bởi cái bào thai đứa cháu đích tôn trong bụng Lan Hương nên cô ả từ một người đáng khinh, kẻ chầu na, đã trở thành nhân vật quan trọng, người được cưng chiều nhất nhà. Hễ mở miệng ra là bà Phủ hỏi:
- Con muốn ăn gì để má bảo tụi nó mua?
- Con đi nhè nhẹ kẻo động cái thai.
- Kìa… kìa, đừng ăn thứ đó, đẻ con đầu có nhiều cứt trâu…v.v… và v.v….
Mà hầu như lần nào đáp lại thái độ cưng chiều, ân cần của bà, Lan Hương chỉ hững hờ, im lặng. Hoặc quá lắm thì lại gắt lên:
- Biết rồi, nói hoài. Mấy bà già sao dai như đỉa đói!
Trước kia thì với kiểu ăn nói đó bà đã nổi tam bành. Vậy mà giờ bà chỉ lặng im rồi thở dài. Bà cố chịu đựng…
Ngoài ra, chính bà Phủ còn đi rước về ba bà mụ giỏi nhất, nuôi ăn ở sẵn trong nhà. Có người hỏi cần chi tới ba bà mụ, thì bà Phủ đáp:
- Nhiều càng tốt chứ sao. Nếu còn mụ nào giỏi nữa tôi sẽ mời thêm về đây. Họ sẽ lo chu toàn cho cháu nội tôi.
Bà còn dặn thật kỹ từng bà mụ:
- Nhớ hễ nó bắt đầu đau bụng thì cả ba bà đều phải có mặt. Hễ là con trai thì hô lên liền cho tôi hay nghe chưa.
Còn một tuần nữa đủ 9 tháng 10 ngày. Trong lúc bà Phủ nôn nao, sốt ruột thì trái lại vợ Ba Tình tỉnh queo như không. Cô ta còn bảo mấy đứa hầu:
- Tụi bây đi mua sò huyết về tao ăn một bữa coi.
Bà Phủ nghe vậy liền can:
- Không nên đâu con. Gần ngày sinh không nên ăn thứ đồ biển độc địa đó.
Nhưng Lan Hương trề môi:
- Hơi sức đâu cử kiêng theo mấy bà già trầu, mệt quá!
Cô ta một hai hét bảo lũ người hầu đi mua ngay. Và sau đó ngồi nướng hơn ba ký sò huyết ăn một cách ngon lành.
Bữa ăn vừa xong thì cô ta kêu đau bụng làm cả nhà nháo nhào lên. Bà Phủ Oai quýnh quánh hối ba bà mụ:
- Mấy bà lo ngay đi, nó đau bụng sinh đó!
Trong lúc mấy bà mụ chạy quýnh chân thì Lan Hương điềm nhiên nằm trên giường miệng nói linh tinh:
- Đẻ thì đẻ phức đi cho rồi, mệt quá!
Bà Phủ không để ý tới kiểu nói năng trịch thượng đó, chỉ nghĩ đến phút giây đứa cháu nội đích tôn ra đời. Bà hỏi một bà mụ:
- Cái bụng của nó như vậy chắc là con trai chị hả?
Bà mụ Tư gật đầu:
- Gần như chắc chắn là một cậu hai bụ bẫm!
Nhưng Lan Hương thì trề môi:
- Con trai làm gì cho giống cái thứ ấy!
Hễ bà Phủ nói ra câu nào là ả ta lại tìm cách cạnh khóe, hỗn hào như vậy. Cũng may là cơn đau bụng dữ dội sau đó khiến cô ả chỉ còn cắn môi, trân mình và oằn oại.
Cơn đau có vẻ bất thường khiến mồ hôi của cô ả thoát ra thấm ướt mấy lớp áo. Bà mụ Tứ cầm khăn lau trán cho cô ta và hơi ngạc nhiên khi phát hiện mùi mồ hôi rất lạ. Nó hôi tanh khác thường. Mấy người kia cũng nhận thấy thế nhưng không dám nói, chỉ có bà Phủ là lẩm bẩm:
- Giống như mùi chuột chết!
Cơn đau bụng của Lan Hương kéo dài suốt cả đêm. Cô ả lăn lộn, kêu la đã kiệt sức mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Bà mụ Thắm, là người có tuổi và giàu kinh nhiệm nhất trong số mụ có mặt đã phải lên tiếng:
- Kiểu này chắc bà Phủ phải đích thân ra giữa trời khấn vái đất trời và mười hai bà mẹ sinh cho mợ Ba.
Nghe vậy bà Phủ đã chạy đi lo nhang đèn, bàn vong thiên và tiến hành ngay lễ cúng. Trời lặng gió, nhưng chẳng hiểu sao mấy ngọn đèn cầy đốt lên là vụt tắt ngay! Quýnh quá bà hét đám gia nhân lấy ra cây đèn dầu có ống khói cao. Vẫn y như vậy, cứ cháy bùng lên rồi thì tắc ngay như có ai thổi!
Không còn kiên nhẫn được nữa, cứ để thầm như thế bà Phủ chấp tay khấn... nhưng thật bất ngờ, câu khấn của bà chưa dứt thì chợt bát nhang tự dưng cháy phừng phừng, ngọn lửa bốc cao. Suýt chạm vào mặt bà!
- Trời ơi!
Bà vừa lùi ra sau thì “rầm'' một cái, chiếc bàn vọng thiên như bị ai đó hất tung lên văng tung tóe những thứ để trên. Lửa từ bát nhang lan ra cách nhà kho, lửa bắt vào vách ván biến thành một cơn hỏa hoạn thật sự.
Cũng may lúc ấy đám gia nhân có mặt kịp thời, họ dập tắt được ngọn lửa. Vừa lúc ấy chợt có tiếng la to từ trong phòng sinh. Tiếng của cả ba bà mụ.
Mọi gia nhân đều bị cấm không cho vào nên dù đang rất sợ, sau vụ lửa cháy vừa rồi, bà Phủ cũng tất tả chạy vô.
Vừa tới cửa phòng bà đã nhìn thấy bà mụ Tư mặt xanh như tàu lá, mồm lắp bắp:
- Mợ... mợ Ba sinh... sinh...
Bà ta chỉ nói được mấy tiếng đó rồi vụt chạy ra ngoài mất dạng.
Bà mụ Thắm chặn ngay cửa không để bà Phủ vào:
- Bà đừng vô phòng ấy, ghê lắm?
Bà Phủ không thể không vào, nên vẹt mụ Thắm ra, bà chạy thẳng tới bên giường nhìn vào chỗ vợ Ba Tình.
- Á á á!
Mắt bà Phủ mờ đi, nhưng những gì vừa nhìn thấy quả là không thể nào tin được! Gọi nó là cái gì nếu không là một thứ yêu ma, quỷ quái?
Trên giường, nằm ngay dưới hai chân của vợ Ba Tình là một hình hài quái dị: Đứa bé sơ sinh không tay, không chân, có đầu có mặt, nhưng trên khuôn mặt tròn trịa chỉ có hai hố sâu chỗ thường khi là đôi mắt, còn thì không mũi, không miệng.
Bà Phủ đã quá sợ nên ngất ngay dưới chân giường. Còn lại hai người, bà mụ Thắm bảo mụ Năm:
- Chúng ta liệu mà về đi, chứ còn ở đây làm sao được.
Họ định im lặng bước ra khỏi phòng, nhưng chưa đi được mấy bước thì bà mụ Năm đã bị vật gì đó ném mạnh vào bụng. Nhìn lại và bà thét lên một tiếng kinh hoàng:
- A á á! Cha mẹ ơi!
Vật vừa rơi đúng bụng bà chính là cái quái thai kia. Chẳng ai ném mà nó tự nhảy!
Theo bản năng tự nhiên,dù sợ nhưng bà mụ Năm đã đưa hai tay lên đỡ và cái quái thai đã nằm gọn trong đó. Bằng động tác hoảng loạn, bà nắm nó ra xa, nhưng như đã bị dán chặt, hai tay bà không cách nào rứt ra được.
Bà mụ Thắm tính chạy một mình, nhưng khi bà dợm đi thì nghe quỵt một tiếng, quái vật kia đã nằm gọn trên vai bà! Nó không có tay chân, nhưng bà mụ có cảm giác cổ mình như bị xiết mạnh, càng lúc càng khó thở...
Lúc vừa nghe tin báo, ông Phủ Oai đã chạy ngay sang. Tới nơi ông nhìn thấy vợ mình và hai bà mụ đang nằm bất tỉnh ngoài phòng. Còn cửa phòng thì đóng kín im ỉm. Giục mọi người đưa ba bà đi cứu chữa, còn ông Phủ thì gõ vào cửa kêu lớn:
- Vợ thằng ba sao rồi?
Chẳng có tiếng đáp. Gọi đến hơn ba lần vẫn im như tờ. Sốt ruột quá ông Phủ bảo một đứa tớ gái:
- Bây gọi cửa coi mợ Ba sao rồi.
Con nhỏ thường ngày vẫn hầu hạ vợ Ba Tình vội lên tiếng, nhưng cũng chỉ nhận được sự im lặng...
Mãi đến trưa hôm đó, lúc bà Phủ đã tỉnh lại thì mọi việc mới rõ. Bà nói:
- Con vợ thằng Tình sau khi sinh đã ngất xỉu ngay, giờ chắc là còn hôn mê trong đó.
Ông Phủ tức tốc cho người phá cửa, nhưng nhát búa đầu tiên chưa đập thì cửa phòng bật mở. Lan Hương đang bế trên tay đứa bé được bọc kín trong chiếc khăn lớn. Cô ta trố mắt nhìn mọi người:
- Mấy người làm gì ồn ào ậy?
Bà Phủ còn sợ nên không dám hỏi, ông Phủ phải lên tiếng:
- Hồi nãy nghe nói con bị ngất. Vậy có sao không?
Lan Hương đóng sầm cửa lại vừa nói:
- Từ giờ đừng ai làm phiền tôi nữa!
Trước thái độ kỳ dị của cô ta, ông Phủ đành ngao ngán lắc đầu rồi quay bước đi về phòng. Riêng bà Phủ thì nét sợ hãi vẫn còn trên mặt, bà run giọng hỏi bà mụ Thắm:
- Bà nhớ chuyện gì hồi đêm không!
Cả hai bà mụ vẫn chưa hoàn hồn:
- Chuyện đó...
Bà Phủ kéo cả hai về phòng riêng của mình, nhét vào tay họ một số tiền lớn vừa dặn:
- Đây là tai nạn của nhà tôi, xin hai bà làm ơn giữ kín giùm chớ kể cho ai nghe...
Bà mụ Thắm mau miệng:
- Chẳng những không kể với ai mà từ nay tụi tôi cũng bỏ luôn nghề làm mụ này. Xin thề có sự chứng giám của mười hai bà mẹ sinh...
Họ cầm tiền và rời ngay nơi mà họ đã có một lần sợ nhớ đời...
Đợi đã suốt một ngày một đêm, đến lúc này bà Phủ không còn kiên nhẫn được nữa, bà bảo mấy gia nhân đứng bên cạnh:
- Tụi bây không phải đợi nữa, tông cửa vào đi!
Cánh cửa được mở ra không khó, nhưng khi nhìn vào bà Phủ Oai đã vô cùng kinh ngạc, bởi người nằm trên giường lúc ấy không phải là vợ Ba Tình, mà là... Út Liễu!
Cô gái nằm im như đang ngủ say. Trong số người có mặt chỉ có bà Phủ là rành Út Liễu và chính bà đã chứng kiến cảnh cô cùng nằm chết với Ba Tình khi rơi từ lầu cao xuống, nên bà rất đỗi ngạc nhiên kêu lên:
- Con này, chẳng lẽ...
Chợt nhớ đến mẹ con vợ Ba Tình bà cho người lùng xục khắp phòng. Chẳng có ai khác. Một gia nhân hỏi:
- Từ hôm qua khi mợ Ba khóa cửa phòng lại thì con và mấy người nữa canh suốt ở đây, đâu có thấy mợ Ba đi ra. Mà cũng đâu thấy ai vào, vậy sao cô này...
Câu nói của hắn chưa đứt thì người nằm trên giường bật ngồi dậy.
- Út… Út Liễu!
Bà suýt ngã té phía sau khi phải lùi đến mấy bước. Trước mặt bà là một Út Liễu mặt lạnh như băng, da tái xanh nhưng đôi mắt thì long lên rất đáng sợ.
Út Liễu bước xuống giường và tiến về phía bà Phủ. Mấy tên gia nhân đưa tay ngăn lại, một tên la lên:
- Con nhỏ này làm gì vậy?
Hắn chưa dứt câu thì chợt ớ người ra, lảo đảo mấy vòng rồi té ngửa xuống đất. Mọi người nhìn thấy máu từ trong miệng hắn trào ra.
Hoảng quá, những người còn lại ù té chạy bay ra khỏi phòng. Phần bà Phủ, chứng kiến cảnh vừa rồi làm bà run bắn như cầy, miệng bà vừa ú ớ vừa lết ra khỏi phòng. Nhưng chỉ được vài bước, tự dưng cả thân thể bà bị nhấc bổng lên và bị ném mạnh lên giường.
Bà Phủ có cảm giác như vừa rơi vào một vũng sình lầy nhầy nhụa, lại có mùi tanh tưởi khó chịu... nhìn sang bên, bỗng bà tá hỏa khi nhận ra chỗ mình nằm là một vũng máu tươi!
Nhớ lại cảnh vợ Ba Tình nằm cùng cái quái thai cũng chính trên giường này, bà Phủ càng sợ thêm. Trước mắt bà tối sầm lại và bà đã ngất đi...
Bà Phủ ngã bệnh nằm liệt giường suốt tháng trời. Cũng quãng thời gian đó, ông Phủ bỗng như người mất hồn. Mỗi đêm hễ nhắm mắt lại là ông bị ác mộng. Tuổi lớn, lại bị căng thẳng như thế, nên chỉ một thời gian sau trông ông già đi cả chục tuổi.
Một hôm ông bảo Ba Lộc, là người tớ trung thành, đã theo ở với ông 20 năm:
- Mày chèo ghe đưa tao đi chùa bên cù lao rồi ở bên đó chơi tới chiều.
Ba Lộc đi chuẩn bị ghe. Tuy nhiên khi sắp tới giờ đi thì bỗng anh ta ôm bụng kêu đau rồi lăn lộn như sắp chết. Hoảng quá người nhà đưa Lộc lên bờ đánh gió, cho uống thuốc. Tuy nhiên bệnh tình anh ta mỗi lúc mỗi nặng thêm.
Cuộc đi lễ chùa của Phủ Oai, không vì thế mà hoãn lại ông bảo tìm người khác chèo ghe. Lát sau khi ông xuống bến thì đã thấy có người đứng sẵn ở lái ghe. Người thay Ba Lộc là một phụ nữ, khi được hỏi thì trả lời mà không giở chiếc nón lá đội sụp ngang tầm mắt:
- Dạ, tôi là em bà con với anh Lộc, tôi chèo ghe giỏi, lại rành đường bên cù lao, nên anh Ba nhờ tôi đưa ông đi.
Hồi nào đến giờ chưa từng nghe đến người này, nhưng nghe nói thế Phủ Oai cũng không hỏi thêm. Ông rút vô mui ghe nằm đọc sách.
Chiếc ghe lướt sóng vượt qua sông lớn nhắm hướng cù lao, nơi có ngôi chùa nổi tiếng nhiều tín đồ. Đường từ nhà sang đó phải vượt sông lớn, nhưng chỉ đi hơn nửa giờ là tới, nhưng đã khá lâu, ông Phủ đã đọc gần nửa cuốn Tam Quốc chứ mà ghe vẫn còn bồng bềnh trên sông. Ông hỏi vọng ra:
- Sao lâu tới vậy?
Không có tiếng đáp. Phủ Oai hơi hoài nghi nên vén màn hông ghe nhìn ra. Ông khá ngạc nhiên khi thấy ghe đang băng ngược lại với hướng đến cù lao.
- Đi đường nào vậy...
Bấy giờ người chèo ghe mới lên tiếng:
- Đi tới chỗ người đang chờ gặp ông.
Linh tính có điều không lành, ông Phủ nói to:
- Tao cần tới chùa ngay, không đi chỗ nào khác!
Nhưng người chèo ghe vẫn cứ nhắm hướng đang đi, chèo mạnh hơn. Phủ Oai nổi máu hung hăng thường ngày, định bật dậy cho đứa chèo ghe bướng bỉnh một trận. Có muốn nhúc nhích còn không được chứ đừng nói là bước đi.
- Con nhỏ kia, mày làm gì vậy.
Chỉ có gió thổi ào ào đáp lời ông. Và chiếc ghe như lướt nhanh hơn, phút chốc đã qua tới bờ bên kia. Đây là vùng đất thuộc bãi bồi không có nhà cửa, xưa nay vẫn được dùng để chôn xác những người chết vô thừa nhận hay dân nghèo chết không có đất chôn.
Chiếc ghe ghé vào một bờ đất. Cô gái chèo ghe vẫn đứng yên ở lái, nhưng chẳng hiểu sao sợi dây cột ghe đã như có ai đó ném lên bờ và tự cột vào một gốc cây.
Bấy giờ cô gái chèo ghe mới lên tiếng:
- Lên bờ đi ông Phủ!
Sau câu nói, tự dưng ông Phủ cảm thấy như chân được cởi trói và như được ai đó đẩy tới ông bước khá nhanh về phía mũi ghe.
- Lên!
Tiếng hô của ai đó như có một sức mạnh phi thường, làm cho Phủ Oai tung người lên và nhảy lên bờ một cách nhẹ nhàng như chiếc lá rơi!
Còn đang ngơ ngác chưa biết chuyện gì xảy ra, bỗng cô gái chèo ghe lên tiếng, giọng sắc lạnh:
- Gặp người quen sao không chào vậy, ông Phủ Oai!
Có cảm giác như ai đó đang đứng rất sát mình, ôngPhủ quay vội ra sau và trợn tròn đôi mắt:
- Là... là... là...
Ông ta chỉ nói được mấy tiếng như vậy rồi chết điếng đứng nhìn người phụ nữ đã đứng phía sau ông từ lúc nào rồi...
Cô gái dưới ghe lại lên tiếng:
- Mới có vài chục năm mà đã quên rồi sao?
Ông Phủ Oai không quên! Chỉ vì quá bất ngờ, quá sửng sốt... mãi một lát sau ông mới kêu lên khẽ:
- Chín... Chín Hoa!
Người tình thuở thiếu thời của ông đang đứng đó. Vẫn như xưa, chỉ có khác chăng là thay vì miệng nhoẻn cười tươi mỗi lần gặp ông, nay lạnh lùng, im lặng.
Bằng một động tác không kiềm chế được, Phủ Oai đưa tay định chụp bàn tay người đối diện. Nhưng cú chụp như vào chỗ hư không và còn làm cho ông ta lảo đảo suýt té. Định thần lại, ông ta thấy Chín Hoa vẫn đứng yên trước mặt mình, nhưng từ trong đôi mắt của cô có một dòng lệ đang tuôn ra và đỏ như máu!
Thần hồn hoàn toàn bị khuất phục trước người con gái đã vì mình mà oan uổng cả một đời, Phủ Oai vội quỳ xuống trước mặt cô, giọng rất chân tình:
- Tin hay không là tùy em, nhưng lòng của anh lúc nào cũng hối hận ray rức và luôn cầu mong em hãy tha thứ, hãy để cho anh chuộc lại lỗi lầm Chín Hoa, em đừng...
Một lần nữa không có ý định chồm tới thì bị đẩy mạnh bởi một sức mạnh vô hình làm cho thân thể nặng trên 70 ký của Phủ Oai bật ra khá xa, rơi gần một bụi rặm.
Còn chưa kịp hoàn hồn, ông Phủ đã sửng sốt khi thấy từ trong bụi bước ra một người phụ nữ khác, trên tay bế một đứa trẻ con.
- Vợ thằng Ba Tình!
- Phải, đó là Lan Hương, vợ Ba Tình, cô con dâu của ông.
Phủ Oai còn chưa hết sửng sốt thì từ dưới ghe cô gái cầm chèo lại lên tiếng:
- Cháu nội đích tôn đó, sao không nhận đi!
Lan Hương cúi xuống, trao qua tay ông Phủ đứa bé cô ả đang bế trên người. Đứa bé khóc òa lên phá tan bầu không khí đang yên tĩnh khác thường nơi đó.
Chưa biết phải làm sao, chợt nhìn thấy đứa nhỏ trên tay, ông kêu lên:
- Con thằng Ba Tình!
Thằng nhỏ chỉ mới hơn một tuần tuổi nhưng gương mặt lanh lợi, sắc sảo và đặc biệt là giống Ba Tình như hai giọt nước!
Dù hôm trước chưa tận mắt nhìn thấy cảnh vợ Ba Tình sinh ra quái thai, nhưng cũng đã nghe vợ thuật lại. Giờ đây nhìn thằng bé này, không khỏi hoang mang... Nhưng còn nghi ngờ gì nữa đứa bé nó giống Ba Tình, có nghĩa là giống chính khuôn mặt ông mà bất cứ kẻ xa lạ nào cũng nhận thấy ngay.
- Trả cho con ông!
Vợ Ba Tình giờ mới lên tiếng và vụt quay đi và biến mất cùng với Chín Hoa. Phía trước là một nghĩa địa hoang vắng. Nơi đó đúng là một bãi tha ma với những nấm mồ vô chủ không có lấy một tấm mộ bia...
Đứa bé lại khóc to, ông Phủ đành phải lắc tay mấy cái để dỗ và lạ thay nó lại nín và còn đưa mắt nhìn ông mỉm cười ngây thơ.
- Về đi!
Cô gái chèo ghe lại ra lệnh. Lần này Phủ Oai ngoan ngoãn nghe theo. Ông bước lại đại qua bãi bùn nhưng không thấy lún mà cảm giác như đi trên chỗ bằng phẳng.
Không đợi ông ngồi xuống sàn, cô gái đã đẩy mạnh ghe ra giữa dòng. Chiếc ghe chồng chềnh, nhưng ông Phủ không té. Ra đến ngoài rồi bỗng nhiên cô gái đưa tay giở chiếc nón lá che lụp xụp trên đầu ra.
- Út Liễu!
Phủ Oai định lùi lại, nhưng Út Liễu đã lên tiếng cảnh giác:
- Ông nhúc nhích là té làm chết thằng cháu nội đó!
- Út… cô Út, té ra cô... cô không chết?
Khi nhìn kỹ lại ông Phủ lại sợ hãi, bởi trong hai hố mắt của Út Liễu đang chảy ra những giọt máu tươi, giống như của Chín Hoa lúc nãy?
- … Con... đừng hại...
Út Liễu phá lên cười, âm thanh vang vọng cả một khoảng sông:
- Nếu muốn hại ông thì làm sao ông còn sống tới phút này và còn được ôm cháu nội trong lòng nữa. Thương ông vì ông không đến nỗi ác như bọn kia, nên cho ông về. Hãy lo mà sống cho phải lẽ, hợp đạo lý ở đời. Hãy sám hối những gì mình đã làm và hãy trả lại hết những gì không thật là của mình.
Út đội lại nón và lúc đó có một cơn gió lớn thổi tới, chiếc ghe lắc lư mạnh và thoắt cái, cái bóng của cô gái như một mũi tên vút lên cao, theo gió mất dạng.
Ông Phủ Oai nhớ lờ mờ là lúc đó ông khụy xuống sàn thuyền một cách nhẹ nhàng, rồi hoàn toàn mất ý thức...
Chẳng biết bao lâu sau, khi chợt tỉnh lại, ông Phủ ngạc nhiên khi thấy chiếc ghe của mình đang đậu tại bến nhà. Đám gia nhân chạy tuôn ra vừa mừng vừa ngạc nhiên kêu lên:
- Ông Phủ còn sống!
Bà Phủ có mặt kịp thời với sự ngơ ngác:
- Ủa, té ra...
Rồi bà cũng nói thật:
- Mới cách đây hơn một giờ có ai đó đứng ở bến này gọi lên nói là hãy qua bên cù lao mà đem xác ông về! Tôi đang lo lắng nhưng vì sóng lớn quá nên đang chờ cho sông êm êm một chút mới đi tìm ông. Không ngờ...
Ông Phủ dụi mắt như vừa qua một giấc ngủ say, đầu óc ông lờ mờ nhớ lại chuyện vừa xảy ra. Từ Chín Hoa đến Út Liễu và... Chợt nhớ lại đứa bé, ông quay sang nhìn. Thằng bé vẫn còn đó, nó đang ngủ say như chẳng có việc gì xảy ra...
Bà Phủ đã nhìn thấy thằng bé, vừa ngạc nhiên vừa nghe nóng mặt:
- Con ai... mà giống như là...
Ông Phủ ôm đứa nhỏ vào lòng, bước lên bờ và trao qua tay bà:
- Con thằng Ba Tình đó, bà lo mà chăm sóc cho nó.
Đã từng chứng kiến từ phút đầu cơn ác mộng hôm qua nên bà Phủ tru tréo lên ngay:
- Ông đừng hòng qua mặt tôi. Bộ ông tưởng tôi không nhìn thấy con thằng Ba hồi hôm kia sao chứ! Nó là con ai?
Bà nhìn thằng bé rồi lại nhìn chồng:
- Ông còn gì nữa để giải thích hả? Coi cái mặt thằng nhỏ với mặt ông kia, có phải một khuôn đúc ra không!
Đang mệt lại bị hạch hỏi lung tung, ông Phủ giành lấy đứa bé:
- Bà không lo thì để tôi lo!
Ông ẵm cháu đi thẳng vào nhà, mặc sức cho bà vợ tru tréo phía sau.
09:22 SA 26/07/2017
Oan tình út Liễu
Chương 4: Phận Hồng Nhan
Choàng tỉnh, Út Liễu đảo mắt nhìn quanh và bật dậy ngay khi biết mình đang nằm trong một căn phòng lạ. Nhưng hình như có một sức ì quá nặng, đã kéo cô lại, người đau nhức như trong cơn bệnh nặng.
- Tôi đang ở đâu?
Trả lời cô là giọng một phụ nữ:
- Mày không biết là đang ở đâu và làm gì à? Hãy kéo cái mền ra thì biết ngay thôi...
Lúc này Liễu mới đưa tay sờ lên người, bên trong chiếc mền đắp ngang là phần da thịt trần trụi, không một mảnh vải nào khác che thân!
- Trời ơi!
Cô kêu lên kinh hãi, vừa lúc người vừa nói chuyện với cô bước ra từ sau tấm rèm che. Một phụ nữ trên dưới 30, mặt đầy phấn son, vẻ đanh ác. Cô ta lại lên tiếng:
- Biết tao là ai chưa, con đ... chó?
- Ai? Bà là...
Mụ nở nụ cười nham hiểm:
- Có lẽ phải nói rõ thì mày mới biết. Tao là Hương Lan, vợ chính thức của Ba Tình, con trai đích tôn của nhà này!
Lờ mờ nhận ra thực tế, Út Liễu kêu lên:
- Mấy người đã làm gì tôi? Thằng Ba Tình...
Vợ Ba Tình đanh giọng:
- Ai cho phép mày gọi chồng tao là thằng này thằng nọ, con đ... chó! Mày đã dụ dỗ ăn nằm với nó rồi tính trở mặt hả?
Chụp tay lên bụng mình, Út Liễu đã hiểu tất cả! Cô vùng tốc mền ra định chạy đi. Nhưng với thân thể lõa lồ thì làm sao dám... cô ôm lấy ngực và ngồi lại xuống giường, bật khóc nức nở.
Lờ mờ nhớ lại cơn nôn tháo lúc ở trên ca nô rồi sau khi uống nước và mê đi... Út Liễu gào lên:
- Quân khốn nạn!
Giọng của vợ Ba Tình càng cay càng nghiệt hơn:
- Tao bắt được tại trận mày lén vào đây ân ái với chồng tao. Nếu không có ba má chồng tao can ngăn thì đêm qua tao đã giết mày thả trôi sông rồi, tao thật không ngờ một đứa con nít ranh như mày mà cũng dám làm chuyện tày đình này.
Ả ta quay ra đóng chặt cửa phòng lại, rồi lấy ra sợi dây buộc đã chuẩn bị sẵn và bất thần quất mạnh vào đầu, mặt mũi của Liễu. Cô gái đang yếu mềm như cọng bún này chỉ biết đưa tay lên đỡ và kêu la. Nhưng chỉ một chút sau đó cô đã bị vợ Ba Tình trói gô lại đặt nằm giữa giường. Ả ta đắc chí:
- Tao sẽ hành hạ mày bằng cách để trần truồng như vậy rồi đem đặt xuống xuồng cho trôi đi khắp chợ để mọi người nhìn một chút đứa dám cả gan lấy chồng người khác! Mày chịu nổi chứ?
Bao nhiêu nhục nhã, uất hận phút chốc trào ra, Út Liễu gào to lên:
- Đồ súc sinh, quân khốn khiếp, bây hại người còn độc ác vu cáo. Đồ chó!
Thẳng tay quất xuống thân thể bất động của Liễu bằng một thanh tre đã chuẩn bị sẵn và cứ liên tục như thế đến hơn chục roi mà ả độc ác vẫn chưa hả dạ.
Chợt có người xô cửa vô và quát lớn:
- Mày tính giết người hay sao, con ác nhơn kia!
Người vừa xuất hiện là bà Phủ Oai. Bà ta giằng lấy cây roi trên tay vợ Ba Tình vừa đẩy ả sang bên:
- Mọi việc đã lỡ rồi, để tao và ba mày giải quyết. Mày không được hành hạ nó nghe chưa!
Bà ta đích thân cởi trói cho Liễu rồi lấy một bộ đồ sạch mặc vào cho cô với lời vỗ về:
- Bác xin lỗi con. Chẳng qua là cơn ghen của đàn bà, nhưng từ giờ bác sẽ không cho nó làm gì con nữa...
Bà quay sang quát lớn:
- Mày đi ra khỏi phòng, rồi kêu thằng Ba Tình vô đây!
Vợ Ba Tình lúc nãy hùng hổ, đanh ác bao nhiêu thì giờ lại ngoan ngoãn nghe lời...
Đợi ả ra rồi bà Phủ lại nói:
- Thằng Ba Tình nó thương con từ lúc chưa lấy vợ, nhưng lúc ấy con cứ tránh mặt nó hoài, nên nó mới cưới con Lan Hương này. Con đàn bà nạ giòng này đâu có đẻ đái cho nhà này đứa cháu nào để nối dõi, bởi vậy hai bác cũng có tính sẽ cho tụi nó thôi nhau, tìm cho thằng Tình đứa khác để còn đẻ con... Nè Liễu, con hãy bình tâm lại, thằng Ba Tình không phải vùi hoa dập liễu gì con đâu, chẳng qua nó...
Út Liễu ôm hai lỗ tai, gào lên:
- Bà đừng nói nữa! Trời ơi, má ơi, ba ơi!
Có lẽ đã chịu đựng quá sức nên vài giây sau Liễu đã kiệt sức lịm đi. Bấy giờ Ba Tình mới nhẹ đẩy cửa bước vào, hắn ta hỏi khẽ:
- Sao má?
Bà Phủ lắc đầu:
- Nó còn hoảng loạn lắm. Hồi nãy tao mà vô không kịp thì con quỷ cái Lan Hương đã giết chết người ta rồi! Quân quá ác, biểu thị oai cho nó sợ thôi, vậy mà như muốn hạ thủ...
Ba Tình được dịp xổ nỗi lòng:
- Con ác phụ đó mà kể gì ai. Bởi vậy, nếu kỳ này Út Liễu sinh cho thằng con trai thì sớm muộn gì con cũng từ nó.
Thấy trên tay chân út Liễu có nhiều vết trần xước rớm máu, Ba Tình vội lấy khăn lau, ra chiều thương yêu lắm. Bà Phủ bảo:
- Ngay tối nay mày liệu đưa con này ra chợ Huyện, ở trong căn phố lầu ba mày mới mua rồi tìm lời an ủi, khuyên dụ nó để bằng lòng chấp nhận. Chứ theo tao thì coi bộ găng lắm chứ chẳng chơi. Còn con vợ mày để đó tao lo.
Ba Tình có vẻ lo:
- Còn ông Tám Hạo thì sao rồi má!
Bà Phủ đáp tỉnh rụi:
- Ba mày tha cho nó về, nhưng tao cho tiền thằng Quái Xị bảo nó giam lại, sáng nay giải lên tỉnh rồi, vu cho tội dùng vũ khí hành hung để giật nợ, tù ít nhất cũng ba năm.
- Ba có biết không?
- Ông biết thì chuyện đã rồi. Mà để thằng đó ở ngoài thì còn rắc rối thêm chuyện con Liễu. Thôi, lo mà chở nó đi ngay chạng rạng này. Nhớ là canh chừng con nhé, bí quá nó dám làm liều lắm à...
Út Liễu vẫn chìm trong cơn mê...
Trời bên ngoài vần vũ sắp đổ cơn mưa lớn. Sấm chớp liên hồi. Dường như trời đất cũng đang lên cơn thịnh nộ trước những tội ác đang diễn ra... Chỉ tiếc là trời luôn ra tay không kịp thời trước mọi bất công...
- Má ơi, cứu con!
- Út Liễu, má đây! Má tới với con đây...
- Nhưng sao má đứng ngoài đó, vô đây mới cứu được ra chứ, họ nhốt con trong này, họ giết con má ơi!
Bóng thím Tám Hạo chập chờn ngoài cửa sổ, đôi lần định vượt qua chắn song sắt, nhưng đều bất thành. Út Liễu nhìn rất rõ toàn thân mẹ mình ướt sũng và hình như khuôn mặt dính đầy những máu nữa. Hốt hoảng Liễu lại gào to lên:
- Má ơi, cứu con! Má sao vậy má?
Đáp lại là giọng đứt quãng của thím Tám:
- Má không vô được, chân má bị xiềng, người má bị thương tích nặng lắm con.
- Má! Sao vậy? Ai đã hại má?
Thím Tám khóc ngất:
- Bữa họ cào nhà mình, chặt, đốt đã phạm phải má. Má luôn ở bên các con mà,vậy mà họ nỡ nhẫn tâm…
- Má, ông Phủ Oai nói rằng, ông là...
Thím Tám hốt hoảng đưa tay chỉ ra sau lưng mình:
- Con không thấy Dì Chín Hoa đứng đó sao! Dì mà nghe nói tới thằng khốn nạn đó thì lập tức con cũng bị vạ lây.
Nhìn thấy một phụ nữ xõa tóc quá lưng, mặt xanh tái khác thường đang đứng im như pho tượng gần đó Út Liễu ngầm so sánh: “Bà ấy đâu có đẹp bằng má mình lúc con gái”…
Chín Hoa đang đứng đó là hình ảnh của một cô gái đôi mươi, chứ không già như má, út Liễu thoáng ngạc nhiên, nhưng rồi cô chợt hiểu: “Dì ấy chết lúc tuổi đôi mươi mà, còn má thì chết già...”.
Út Liễu một lần nữa muốn chồm người qua cửa sổ để đến với mẹ, nhưng người cô nặng trịch, tay chân như bị ai trói chặt. Liễu đành gào thật to:
- Má ơi, đợi con!
Một cơn gió lạnh thổi qua, Út chợt rùng mình, cô cảm giác như mình đang rơi vào một bể băng. Có một bàn tay của ai đó chụp lấy cổ cô muốn xiết chặt.
- Má!
Ở ngoài kia dường như thím Tám đã nhìn thấy, bà cố hét lớn:
- Đừng để nó giết con, Út ơi!
Bàn tay lạ kia cứ mỗi lúc mỗi xiết mạnh hơn, Út Liễu hầu như chẳng còn thở được nữa. Cô hiểu mình sắp chết, sắp phải xa bà mẹ già đang đứng nhìn một cách vô vọng ngoài kia…
- Cứu con, má ơi! Dì Chín ơi, thằng Phủ Oai nó hại con!
Trong tuyệt vọng Út Liễu đã nói tên Phủ Oai ra. Và lập tức có tác dụng, bóng của Dì Chín Hoa vụt lóe lên rất nhanh, rồi từ xa lao vút tới như tia chớp. Bàn tay đang xiết cổ Út Liễu rơi ra kèm theo một tiếng rú thất thanh!
- Út! Sao vậy Út? Tỉnh lại.
Tiếng kêu đã làm cho Út Liễu thoát ra cơn mê vừa rồi. Cô bật ngồi dậy nhìn ra cửa sổ và gọi thất thanh:
- Má ơi!
Nhưng trước mắt Liễu lúc ấy chỉ là bóng đêm dày đặc cùng sự im lặng đến ngột ngạt. Bên cạnh cô là Ba Tình. Anh ta cố làm lành:
- Em lại thấy ác mộng nữa rồi phải không Út. Đã bảo rồi, ráng ngủ ngon, ăn nhiều để mau khỏe, vậy mà...
Thực tế quá phũ phàng trước mắt, Út Liễu vung tay đập thẳng vào mặt kẻ đứng trước mặt mình:
- Thằng khốn nạn, tao sẽ chết với mày!
Cô lao tới chụp được áo của Ba Tình, rồi bằng một sức mạnh chưa từng thấy, Út Liễu ôm cứng lấy anh ta, dữ dằn như con mãnh thú. Ba Tình rú lên và cố vùng ra, nhưng do Liễu bám quá chặt, nên nhất thời anh ta đành phải thúc thủ.
Và sức mạnh của Út Liễu giờ phút đó chẳng gì có thể ngăn cản nổi, chỉ một thoáng cả cô và Ba Tình đã ra gần sát cửa sổ không có chắn song. Tiếng thét kinh hoàng lúc này lại chính là của Ba Tình!
Tiếp theo là cả hai vụt bắn ra ngoài cửa sổ. Từ đó xuống đến mặt đất khá cao …
Bà Phủ Oai chết lặng bên xác đứa con trai. Bà đã không còn có thể khóc nữa khi mà đã suốt đêm qua cho đến giờ này bà đã khóc và ngất lên ngất xuống nhiều lần. Riêng ông Phủ thì chỉ mím môi nhìn Ba Tình rồi quay đi nhẹ lắc đầu. Nỗi đau của ông như lắng đọng hết.
Chỉ có một người là không hề khóc, cũng không biểu lộ xúc cảm đặc biệt gì... Đó là Lan Hương. Cô ta ngồi bên xác chồng mà chốc chốc lại chép miệng rồi nói lẩm bẩm gì đó chỉ để tự nghe. Và đến một lúc, khi vừa thấy bà mẹ chồng định bước ra ngoài, ả ta dường như không kiềm chế được đã thốt lên:
- Cho đáng cái đời!
Bà Phủ rất thính tai, đã quay lại và hỏi liền:
- Mày nói ai đáng đời.
Lan Hương lắp bắp:
- Dạ, con đâu…
Đã đến lúc sức chịu đựng của bà Phủ không còn giới hạn, bà to tiếng:
- Tao đã thấy chướng tai gai mắt từ hôm qua đến giờ rồi! Ai thuở đời vợ gì mà chồng chết lại không nhỏ một giọt nước mắt, không khóc thương được một lời. Mày là con người hay thú vật chứ?
Giới hạn kiềm chế của cô con dâu quá quắt này cũng bị phá vỡ, cô ta trả treo ngay:
- Khóc thương chi cho mệt với con người một dạ hai lòng, suốt đời chỉ chạy theo bóng sắc đó!
- Mày miệt thị ai đó, con kia?
- Thì ai hai lòng hai dạ ắt biết. Ai đã yêu người ngoài phụ rẫy vợ con chắc má biết hơn tôi mà!
Giọng mỉa mai của cô ta đã nhận ngay một cái tát của bà Phủ Oai. Và đó là giọt nước làm tràn ly, Lan Hương tru tréo to lên:
- Bớ người ta, vô đây coi nhà Phủ Oai ức hiếp nguời đây. Cái quân một dạ hai lòng, đồ ham đó bỏ đăng. Hỏi cả làng này coi, ai mà không biết ngày xưa Phủ Oai phụ con gái người ta đi chạy theo bóng sắc khác, đến nỗi người yêu phải nhảy sông tự tử. Ngày nay rau nào sâu ấy, thằng Ba Tình cũng tốt đẹp gì đâu, hết tò tí với người ăn kẻ ở trong nhà, rồi nay lại bắt ép gái tơ, đốt nhà cướp của thiên hạ, đến nỗi chết thê thảm vì gái, vậy mà còn bắt tôi phải khóc thương nữa sao!
Những lời cay độc phát ra từ cửa miệng của ả đã làm xé lòng bà Phủ, một con người lâu nay chỉ biết có hò hét và cay độc với thiên hạ. Bà còn chưa kịp phản ứng thì ông Phủ Oai đã xuất hiện, ông trừng mắt nhìn cô con dâu:
- Mày ăn nói bậy bạ vậy hả con vô sinh đản hậu kia!
Cơn giận của ông đã lên đến cực điểm chỉ vì vừa rồi Lan Hương đã dám khơi lại chuyện riêng tư mà từ mấy chục năm rồi không một ai dám nhắc, kể cả bà Phủ. Thuận tay ông nắm áo đẩy mạnh con dâu ra khỏi nhà:
- Mày cút đi cho khuất mắt tao! Cũng chỉ vì mày 5 – 7 năm nay không sinh con nên thằng chồng mày mới đi tìm người để có cái mà nối dõi nhà này. Mày hiểu chưa!
Lan Hương giờ chẳng còn kiêng nể gì nữa, cô ta gào lên:
- Bớ người ta! Phủ Oai c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p con dâu đây nè!
Ả vừa nói vừa tự tay cởi phăng chiếc áo lụa đang mặc ra, để lộ nửa thân trên lồ lộ. Miệng thì tiếp tục tru tréo. Không ngờ cô ả phản ứng quá dữ như vậy nên ông Phủ Oai hậm hực bỏ đi, vừa ra lệnh cho đám tôi tớ khác:
- Con này nó điên rồi, tụi bây đẩy nó vô nhà kho phía sau nhốt và khóa kín cửa lại!
Đám gia nhân chưa kịp ra tay thì chợt Lan Hương đã vỗ vào bụng như muốn đập vỡ nó ra:
- Tao sẽ giết cái bào thai trong bụng này cho tụi bây tuyệt tự luôn!
Chỉ một câu nói đó thôi đã làm thay đổi tất cả. Ông Phủ Oai sựng lại. Còn bà Phủ thì há hốc, kêu lên:
- Vợ thằng Ba, đừng!
Bà quên cả thân phận, lao tới ôm ngang người cô con dâu để ngăn không cho cô ta làm liều. Còn Lan Hương thì chẳng biết vô tình hay cố ý, lại tiếp tục đánh đấm vào bụng. Nhưng lần này thay vì vỗ bụng mình, tất cả những cú đập, đánh đều trúng vào mặt bà Phủ!
Thấy nguy, ông Phủ Oai phải la lên:
- Tụi bây sao không tới tiếp bà! Lấy áo mặc vô cho vợ thằng Tình rồi đưa nó vô phòng.
Khi mọi người can ra được thì bà Phủ đã mềm nhũn. Vậy mà bà vẫn cố nói:
- Giữ tay nó lại... đừng cho đụng tới cái thai...
Vợ Ba Tình có lẽ cũng đã ráng quá sức, nên cô ta chỉ còn thều thào những gì trong miệng nghe không rõ lúc đám gia nhân kè hai bên đưa vào phòng trong.
09:16 SA 26/07/2017
c
chuoimotbuong
Bắt chuyện
1.6k
Điểm
·
179
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Đôi lúc Lan thấy mình thật tệ, cô đang là kẻ thứ 3 xen vào cuộc hôn nhân của họ. Nhưng Lan yêu Quân, Lan đã yêu Quân bằng cả tuổi trẻ của mình. Nếu không có việc nhà Quân đứng trước nguy cơ phá sản, giờ này Quân và Lan đã đường đường chính chính bên nhau. Những ý nghĩ đó cứ luôn ám ảnh Lan, khiến cô bồn chồn thấp thỏm khôn nguôi.
Cho đến một ngày, Lan nhận được tin nhắn của người phụ nữ tên Oanh. Đọc qua tin nhắn Lan biết đó là của vợ Quân. Lan chột dạ và lo sợ khi Oanh hẹn gặp cô.
Hết giờ làm Lan đến địa điểm mà Oanh hẹn gặp. Cô cố tình đến muộn để có thể nhìn thấy Oanh từ xa. Hít một hơi thật sâu, Lan bước đến và sẵn sàng chờ những lời nhục mạ từ Oanh.
Oanh nhìn Lan, nhìn từ đầu đến chân. Phải mất vài giây Oanh mới bắt đầu câu chuyện.
- Lan không biết tôi, nhưng tôi thì biết rất rõ. Chúng ta bằng tuổi. Trước khi cưới Quân, tôi đã tìm hiểu và biết rất rõ chuyện hai người, tôi cảm ơn sự văn minh của Lan vì đã để đám cưới của chúng tôi diễn ra tốt đẹp. Bây giờ Quân là người đã có gia đình. Lan là một phụ nữ thông minh vậy thì đừng làm phiền Quân nữa.
Oanh nói và nhìn chằm chằm vào mắt Lan. Lan không nói gì. Cô không nghĩ Oanh có thể bình tĩnh đến như thế, lịch sự đến như thế trước mặt người đàn bà đang ngoại tình với chồng mình. Lan nhấp ngụm nước rồi hỏi Oanh
- Chị đã biết Quân không yêu mình, sao chị lại?
Oanh cười nhạt, liếc mắt nhìn Lan rồi nói :
- Nhưng tôi yêu anh ấy, tôi yêu anh ấy không kém gì Lan. Tôi thấy mình phù hợp với Quân hơn cô, chúng tôi sẽ hạnh phúc nếu không có cô - Oanh bắt đầu cao giọng.
- Chúng ta đừng làm mất thời gian của nhau. Nếu lần sau tôi sẽ không lịch sự được như hôm nay đâu Lan hiểu chứ? - Nói rồi Oanh đứng lên, bước đi không quên để lại tờ 500.000 dưới bàn.
Lan nhìn tờ 500.000 mới tinh, thầm nghĩ, 2 cốc nước cam 500.000. Cô ta muốn nhắc Lan cô ta giàu có, và sự giàu có ấy đã cứu sống cả nhà Quân.
Lan ngồi lại đó rất lâu, những lời Oanh nói cứ lởn vởn trong đầu cô, từng câu, từng chữ không thể nào quên. Những cử chỉ, ngữ điệu của Oanh, sự sang trọng và xinh đẹp nữa. Lan nghĩ và thấy có chút chạnh lòng ghen ty. Nhưng lại thấy an ủi hơn khi nghĩ đến Quân. Oanh có mọi thứ hơn Lan nhưng không có được tình yêu của Quân, anh vẫn yêu cô, điều ấy khiến cho 7 năm yêu Quân của cô không uổng phí.
Nhưng đám cưới của họ vẫn diễn ra, và về mặt pháp luật mà nói thì họ là vợ chồng hợp pháp. Còn Lan cô đang là kẻ thứ 3 chen vào giữa cuộc hôn nhân của họ. Hôm nay Oanh tìm đến cô với tư cách là vợ hợp pháp của Quân. Cô không thể loại bỏ hình ảnh của Oanh và những suy nghĩ ấy ra khỏi đầu. Cô dằn vặt bản thân như một người phụ nữ hư hỏng đang phá vỡ hôn nhân của người khác.
Đang trong những suy nghĩ rối bời, Lan giật mình khi có chuông tin nhắn. Tin nhắn của Quân báo chiều nay không thể qua chỗ Lan được như đã hứa. Lan cũng chẳng buồn nhắn tin lại. Cô ngồi đó với những suy nghĩ không thể nào dứt ra được.
Tối hôm ấy, Quân đẩy cửa bước vào tay ôm bó hồng đỏ rực. Lan ngoái lại nhìn Quân chăm chú, còn Quân tay đưa bó hoa cho người yêu, môi toét miệng cười, khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc.
- Anh có chuyện gì vui thế?
- Mai Oanh sẽ đi công tác một tuần ở Sài Gòn. Anh muốn đưa em đi Đà Nẵng nghỉ ngơi vài hôm cho thoải mái được không em? Quân vừa nói vừa ôm và hôn hít cô rối rít.
Lan không đáp lại lời Quân, trong đầu cô lại hiện lên hình ảnh của Oanh buổi chiều hôm nay, ở quán cafe ấy. Lời Oanh nói vẫn văng vẳng đâu đó quanh đây.
- Hôm nay cô ấy đã đến gặp em – Lan ngước nhìn Quân và nói.
- Ai cơ? Quân hỏi Lan đầy bất ngờ.
- Oanh, vợ anh.
- Cô ấy nói gì?
- Không gì cả. Cô ấy muốn em không làm phiền anh thêm nữa.
- Em không muốn đi Quân ạ. Và chúng ta cũng không nên gặp nhau nữa anh ạ. Em yêu anh nhưng em không muốn nếu chúng ta cứ vụng trộm mãi thế này. Như thế thật có lỗi với cô ấy – Lan khóc rồi nói tiếp.
- Anh đã lựa chọn cô ấy, anh muốn hy sinh hạnh phúc của bản thân vì gia đình, vì cả trăm công nhân. Vậy thì hãy quay về đúng vị trí của mình Quân ạ. Em đã không kìm chế được cảm xúc của mình, em đã để tình cảm lất át lí trí. Nhưng em không thể tiếp tục sai lầm thêm nữa. Anh hãy về nhà với vợ đi – Lan khóc và nói nhưng giọng đầy dứt khoát.
Quân ngồi đó mà lòng nặng trĩu. Chính anh đã mua dây buộc vào cổ mình. Nhưng Lan nói đúng. Anh không thể bắt Lan phải vì mình thêm nữa, như vậy thật không công bằng với cả Lan và Oanh.
Quân về nhà rất muộn, anh bước vào thấy Oanh ngồi đó. Oanh nhìn Quân và cất giọng nhẹ nhàng, nhu mì:
- Em đã có bầu 3 tháng, nếu anh muốn sáng mai em sẽ bỏ cái thai.
- Em có thai? Sao không cho anh biết? Bỏ thai ư? Nhưng tại sao?
- Tại sao ư? Vì anh chưa thực sự thuộc về gia đình. Anh chưa thực sự sẵn sàng để đón nhận mẹ con em. Em đang rất bơ vơ, không có một điểm tựa. Em không muốn con em sinh ra lại không có bố Quân ạ. Anh có thể làm một người chồng, một người cha có trách nhiệm vì con anh không?
Quân đứng như đóng băng, rồi từ từ ngồi phịch xuống ghế. Ngước lên nhìn Oanh, Quân nói rành rọt:
- Em cứ sinh con đi. Anh sẽ làm theo những gì em muốn. Em đã yên tâm rồi chứ? Chuyến công tác thế nào, em có muốn chồng em hộ tống không? Quân nói rồi bước ra ban công, châm một điếu thuốc và hút… Oanh đứng đó, cô bực tức hất hết đống chăn gối rơi xuống nền.
Lan giữ đúng những gì đã nói, cô không còn gặp Quân nữa, dù việc ấy khó khăn khiến cô dằn vặt đau đớn đến nhường nào. Cô chạy xe trên đường, lại đi qua một con phố quen thuộc. Cô lại sống về những kỷ niệm ngày nào đó với Quân. Ôi mùa thu, hương hoa sữa nồng nàn, mùi của những ngày dấu yêu đó lại ùa về, gió thổi tung nhẹ mái tóc của cô. Cô vít tay ga cho xe chạy nhanh hơn như muốn thoát khỏi hết những ký ức đang bủa vây lấy mình lúc này. Cô nhắm mắt lắc nhẹ để lấy lại tỉnh táo. Một chiếc xe chạy cùng chiều đạp mạnh vào đùi cô, xe đổ rầm mạnh xuống đường, Lan ngã văng ra xa đó một đoạn. Hai thanh niên đi xe xích lại gần đe dọa “Đồ đàn bà hư hỏng. Định cướp chồng người khác hả? Biết điều thì biến đi” rồi vít ga phóng đi nhanh khi thấy người dân hai bên đường chạy lại vây kín xung quanh.
Lan bị xây xước khá nhiều. Chân cô không thể cử động được. Người ta gọi xe cứu thương và đưa cô vào viện. Lan lấy điện thoại nhắn tin báo cho Tuyết đến, vì ở thành phố này, ngoài Quân ra thì Tuyết là đứa bạn thân nhất với cô.
Sau khi nghe Lan kể lại mọi việc, Tuyết rút điện thoại bấm số và gọi cho Quân “Con Lan đã quá khổ rồi. Cô ta đã cướp mất anh khỏi nó, giờ còn định thuê người định giết nó chắc” Lan nghe thấy vậy định chạy lại ngăn Tuyết nhưng chân đang đau, cô không thể gượng đi được. Chỉ chưa đầy 15 phút sau khi Tuyết gọi, Quân đã có mặt ở viện với vẻ mặt hớt hải, hoảng sợ.
Đêm hôm ấy Quân ở lại bệnh viện chăm sóc cho Lan. Sáng sớm hôm sau, anh về nhà thấy Oanh đã chờ sẵn ngoài phòng khách. Anh mệt mỏi đi từng bước lướt qua Oanh như thể không nhìn thấy cô.
Oanh kéo Quân lại giọng đầy tức giận: “Trong lúc em đang có thai đứa con của anh, anh lại dành thời gian để hú hí với người đàn bà khác”.
Quân hất tay Oanh ra và gằn giọng: “Hú hí… em không thể nói câu gì tử tế hơn à? Anh rất mệt, anh không có thời gian đôi co với em. Nhưng anh cảnh cáo em. Tránh xa Lan ra, nếu cô ấy có làm sao anh sẽ giết em đây. Hiểu chưa?”
Nói rồi Quân bước thẳng lên gác vào phòng đóng sầm cửa lại, để mặc Oanh đang gào khóc nức nở dưới nhà.
Bằng quan hệ của bố mình, Oanh đã nhờ người can thiệp khiến Lan mất việc. Đương nhiên việc ấy không khó khăn gì đối với Oanh. Lan không bị buộc thôi việc mà thay vào đó là quyết định thuyên chuyển công tác vào miền nam nơi chi nhánh mới công ty của cô vừa thành lập. Cả công ty đang bàn tán chuyện Lan cặp bồ, và bị đánh ghen.
Lan xin nghỉ phép tạm thời rồi dọn về ở cùng Tuyết, cô cần thời gian suy nghĩ và bình tĩnh sau mọi việc. Đang mải mê với những suy nghĩ thì cô nhận đươc tin nhắn của Oanh (Oanh gửi tin nhắn hình ảnh cô siêu âm thai được 13 tuần).
Lan nhìn bức ảnh siêu âm ấy thật lâu, những ký ức tuổi thơ cô lại ùa về. Bố cô bỏ mẹ con cô đi theo người đàn bà khác từ khi cô mới lên 3 lên 4. Mẹ cô một mình tần tảo vất vả nuôi cô khôn lớn. Cảm giác thiếu vắng người cha trong gia đình, cả tuổi thơ sống thiếu thốn tình cảm của cha ùa về khiến cô thấy chạnh lòng. Bây giờ người đàn bà ấy lại vừa gửi ảnh đưa con đang hình thành trong người cô ấy cho Lan. Cô thực sự yếu lòng, cô không muốn đứa trẻ ấy lớn thiếu tình cảm của bố như cô đã từng trải qua. Và hơn nữa, sau tất cả những gì xảy ra, cô thực sự thấy mệt mỏi.
Lan lên Công ty làm thủ tục bàn giao và tiếp nhận quyết định thuyên chuyển công tác. Cô có một tuần để thu xếp mọi việc. Cô về quê thăm mẹ vài ngày. Sau khi thu xếp nơi ở ổn định trong Sài Gòn, Lan sẽ đón mẹ vào ở cùng cô. Cô thực sự muốn đi thật xa mảnh đất này, bỏ lại sau lưng tất cả những kỷ niệm thuộc về Quân và tình yêu mà cô dành cả 7 năm tuổi trẻ.
Cô cũng không muốn gặp Quân trước lúc đi. Bởi cô sợ mình sẽ yếu lòng, sẽ không thể rời xa Quân được. Chỉ cần nghĩ đến Quân là nước mắt cô lại rơi, lòng cô đau thắt lại. Rồi hình ảnh đứa trẻ đang hình thành trong Oanh lại thôi thúc cô, tạo thêm quyết tâm cho cô phải rời bỏ tình yêu ấy, càng nhanh càng tốt.
Máy bay cất cánh là lúc Quân nhận được thư Lan nhờ Tuyết chuyển tới anh. Vừa đọc thư Lan, Quân vừa khóc, Lần đầu tiên trong đời người đàn ông, anh khóc như một đứa trẻ.
“7 năm bên nhau, em và cả anh nữa đều đã có khoảng thời gian thật đẹp. Bây giờ anh cũng sẽ đau khổ, thất vọng. Nhưng em tin là chúng ta đủ mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Anh hãy về đúng với vị trí của mình. Oanh – cô ây xứng đáng được hạnh phúc. Em không phải là người đàn bà thánh thiện, cao thượng đến mức có thể tha thứ cho những việc cô ấy đã làm. Nhưng khi đứng về góc độ một người đàn bà thì em cần phải thông cảm cho cô ấy.
Cô ấy chỉ đang cố gắng bảo vệ hạnh phúc chính đáng của mẹ con cô ấy Quân ạ. Và đứa trẻ có quyền được sinh ra với tình yêu thương của cả bố và mẹ. Đó là thứ tình yêu thương mà cả tuổi thơ của em luôn thiếu thốn. Anh nói đúng, cả đời này chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể quên được nhau. Nhưng chúng ta sẽ nhớ về nhau theo một cách khác. Đừng tìm em. Em sẽ sống thật hạnh phúc nhưng em sẽ chỉ hạnh phúc khi anh cũng mở lòng mình đón chào hạnh phúc đang đến.
Vĩnh biệt Anh!"