Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Chồng hút thuốc lá khiến vợ mắc bệnh còn nguy...
chồng hút vơ hít, con ké. Câu này hay
09:24 SA 30/05/2016
Bạn có chấp nhận thử thách 30 ngày cho vòng 3...
Phong trào của chúng ta thật sôi nổi, tung hoa tung hoa! @};-
09:15 SA 27/08/2015
Bạn có chấp nhận thử thách 30 ngày cho vòng 3...
Chị giải thích giúp em số 10,15,20,25,30 ở trên lịch tập với. :D;;)
Bạn muốn hỏi mấy chỗ "hands behind head"? Nó là squat mà đan tay sau đầu ấy mà. :D
01:45 SA 21/07/2015
Hôi miệng chữa cách nào - tầng 4
Hơi thở hôi là một vấn nạn, với cả chủ nhân của "nó" lẫn những người xung quanh. Chủ nhân thì có thể trở nên kém tự tin kinh khủng khi giao tiếp, còn những người xung quanh thì quả thật khốn khổ mỗi khi người ta bắt chuyện với mình - dù người đó đẹp trai sáng láng đến mức nào đi nữa - mà đôi khi chuyện tế nhị quá chẳng biết tỏ cùng ai...
(Ảnh: Lifehacker)
(Ảnh: Internet)
Ngoài những lý do như bạn vệ sinh răng miệng kém hoặc ăn những thứ đậm mùi thì trong khá nhiều trường hợp còn lai, nguyên nhân gây ra sự khó xử này - chứng hôi miệng - là bạn không uống đủ nước, do giấc ngủ hoặc do bạn phải di chuyển bằng tàu xe…
(Ảnh: Internet)
Khi cơ thể bạn bị thiếu nước hoặc giảm hoạt động (lúc ngủ), hẳn nhiên là việc tiết nước bọt cũng bị giảm đi, trong khi nước bọt rất cần để giữ cho miệng được ẩm và hơi thở “tươi mát”.
(Ảnh: Internet)
Vậy nên, giải pháp là hãy uống nhiều nước! Uống nhiều nước!
Đánh răng, chải răng bằng chỉ, chà lưỡi, súc miệng sau mỗi khi ăn!
Tránh những loại thực phẩm gây mùi khó chịu, và đó không chỉ là hành tỏi. Đồ ăn cay, đồ ngọt, rượu bia nước ngọt… cũng có thể gây ra điều này, và bạn cũng hãy lưu ý rằng việc hút thuốc sau bữa ăn sẽ gây hại đủ đường bao gồm cả hơi thở càng thêm hôi. Thay vào đó, nếu bạn muốn cải thiện tình hình, hãy ăn nhiều táo, cà rốt, cần tây… Nha!
09:56 SA 14/07/2015
17 mẹo giảm cân không cần ăn kiêng hay tập luyện
Kể cả bạn có ăn uống khoa học và luyện tập chăm chỉ đi nữa, nếu giấc ngủ không tốt thì công sức giảm cân của bạn cũng có thể đi tong.
Nhắc đến chuyện này làm tôi nhớ đến 2 người quen, 1 là hình mẫu của tôi trong việc luyện tập thành công (cô ấy rõ ràng là biết cách giảm cân đúng để có cơ thể gọn gàng đáng mơ ước và hoàn toàn tự tin khoe ra), và 2 là người dù cố gắng nhưng dường như lúc nào cũng như đang vật vã ở giữa đường chứ chẳng đến được gần mốc thành công - có được thân hình mong muốn. Vấn đề là ở chỗ cả 2 thì họ đều có điểm chung:
Cùng tập trung ăn protein nạc, giảm chất béo, tăng cường rau;
Vận động ít nhất 3 lần/tuần, với cả những bài tập cardio lẫn bài tập nhắm đến cân nặng;
Biết loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe, và loại nào cần hạn chế.
Thế mà éo le là 1 người vẫn cứ “chết dù có hiểu biết”, cô ấy gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn đói của mình, rất hay ngứa miệng, thèm ăn ngọt, và dù rất chịu khó đi tập nọ kia nhưng mà thân hình thật ra cũng chẳng khác người làm biếng như tôi là mấy. Điều này khiến cô ấy rất khổ tâm, không hiểu rốt cuộc là như thế nào…
(Ảnh: Internet)
Thật ra thì giấc ngủ thao túng chế độ ăn của bạn đó!
Để đạt được cân nặng khỏe mạnh không chỉ đơn giản là ăn ít, vận động nhiều. Tự nhiên đã lập trình 1/3 cuộc đời chúng ta dành cho việc ngủ và tái tạo sức lực, nhưng nhiều khi giữa chuyện ăn, làm việc rồi tập luyện, ta đã lơ là điều đó. Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, hơn 35% chúng ta hiện nay bị thiếu ngủ - và nếu xét đến một tỷ lệ tương tự đang bị béo phì, có lẽ bạn sẽ dễ dàng có sự liên tưởng.
Không ngủ đủ - tức ngủ ít hơn 7 tiếng/ngày - có thể làm giảm, thậm chí đảo ngược những nỗ lực của việc ăn kiêng. Theo nghiên cứu thực hiện với những người ăn kiêng có những thói quen ngủ khác nhau thì: khi cơ thể được nghỉ ngơi đủ thì một nửa số cân nặng giảm đi là mỡ, tuy nhiên khi giảm thời gian ngủ đi thì tỷ lệ mỡ giảm cũng bớt theo đến 55%. Thêm nữa là khi ngủ ít đi thì những đối tượng nghiên cứu cũng cảm thấy đói hơn hẳn, kém thỏa mãn hơn hẳn sau khi ăn, và cũng ít năng lượng để vận động hơn hẳn.
Giấc ngủ không đảm bảo cũng tác động đến các tế bào mỡ
Hãy nghĩ đến lần mà bạn ngủ không ngon, khi thức dậy bạn cảm thấy ra sao? Mệt mỏi, không có sức sống, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí gắt gỏng cáu kỉnh nữa… Không chỉ vậy thôi đâu, ở sâu trong cơ thể bạn, những tế bào mỡ cũng đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Các nhà nghiên cứu tại đại học Chicago thấy rằng sau những ngày thiếu ngủ, insulin trong cơ thể ta cũng trở nên ỉu xìu, hoạt động kém hiệu quả, khiến mỡ bị tích trữ lại, khiến bạn mập thêm và bị những bệnh như tiểu đường.
(Ảnh: Internet)
Thiếu ngủ khiến bạn thèm ăn
Nhiều người tin rằng chuyện thèm ăn hay không là do ý chí, và làm người là phải biết trấn áp những đòi hỏi “vô lý” từ dạ dày. Nhưng thế không đúng. Cơn đói của chúng ta do 2 hormones kiểm soát: leptin và ghrelin. Leptin sinh ra càng ít thì bụng bạn càng thấy trống rỗng; trong khi đó ghrelin sinh ra càng nhiều thì bạn càng thấy đói đồng thời làm giảm lượng calories mà cơ thể đốt đi, tăng lượng mỡ trữ lại. Nói cách khác: cần điều hòa 2 “thứ” này nếu bạn muốn giảm cân, mà điều đó lại gần như không thể thực hiện khi thiếu ngủ. Nghiên cứu đã cho thấy rằng ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày sẽ tác động đến não bộ, làm tăng nhu cầu ăn, giảm leptin và tăng ghrelin.
Vậy chưa phải đã hết, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng khi thiếu ngủ, lượng cortisol trong cơ thể chúng ta cũng tăng theo, và đó là loại hormone có liên quan mật thiết đến sự tăng mỡ, tăng cảm giác thèm ăn. Cortisol kết hợp với ghrelin, đó là khi bạn biết mình không thể nào giảm cân được, vì luôn thấy đói, kể cả khi vừa ăn no, thôi thúc bạn ăn những thứ không nên ăn một cách không kiểm soát. Và bạn bây giờ cũng quá yếu đuối để có thể chống cự lại điều đó...
Và sự thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến việc luyện tập nữa, khi cơ là “kẻ thù” của mỡ, và sự thiếu ngủ lại là kẻ thù của cơ. Các nhà khoa học Brazil phát hiện thấy rằng thiếu ngủ làm giảm protein synthesis, gây mất dần cơ, và không chỉ tạo cơ hội cho mỡ vùng lên mà điều đó cũng khiến bạn dễ bị chấn thương nữa.
Mối liên hệ giữa ngủ ít với tăng cân nhiều là rất rõ ràng, vậy nên bé ơi hãy ngủ đi, để giảm cân cho hiệu quả nhé!
11:49 SA 01/06/2015
c
condomdom_gp
Bắt chuyện
1.4k
Điểm
·
156
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Bạn muốn hỏi mấy chỗ "hands behind head"? Nó là squat mà đan tay sau đầu ấy mà. :D
(Ảnh: Lifehacker)
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Khi cơ thể bạn bị thiếu nước hoặc giảm hoạt động (lúc ngủ), hẳn nhiên là việc tiết nước bọt cũng bị giảm đi, trong khi nước bọt rất cần để giữ cho miệng được ẩm và hơi thở “tươi mát”.
(Ảnh: Internet)
Vậy nên, giải pháp là hãy uống nhiều nước! Uống nhiều nước!
Đánh răng, chải răng bằng chỉ, chà lưỡi, súc miệng sau mỗi khi ăn!
Tránh những loại thực phẩm gây mùi khó chịu, và đó không chỉ là hành tỏi. Đồ ăn cay, đồ ngọt, rượu bia nước ngọt… cũng có thể gây ra điều này, và bạn cũng hãy lưu ý rằng việc hút thuốc sau bữa ăn sẽ gây hại đủ đường bao gồm cả hơi thở càng thêm hôi. Thay vào đó, nếu bạn muốn cải thiện tình hình, hãy ăn nhiều táo, cà rốt, cần tây… Nha!
Nhắc đến chuyện này làm tôi nhớ đến 2 người quen, 1 là hình mẫu của tôi trong việc luyện tập thành công (cô ấy rõ ràng là biết cách giảm cân đúng để có cơ thể gọn gàng đáng mơ ước và hoàn toàn tự tin khoe ra), và 2 là người dù cố gắng nhưng dường như lúc nào cũng như đang vật vã ở giữa đường chứ chẳng đến được gần mốc thành công - có được thân hình mong muốn. Vấn đề là ở chỗ cả 2 thì họ đều có điểm chung:
Cùng tập trung ăn protein nạc, giảm chất béo, tăng cường rau;
Vận động ít nhất 3 lần/tuần, với cả những bài tập cardio lẫn bài tập nhắm đến cân nặng;
Biết loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe, và loại nào cần hạn chế.
Thế mà éo le là 1 người vẫn cứ “chết dù có hiểu biết”, cô ấy gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn đói của mình, rất hay ngứa miệng, thèm ăn ngọt, và dù rất chịu khó đi tập nọ kia nhưng mà thân hình thật ra cũng chẳng khác người làm biếng như tôi là mấy. Điều này khiến cô ấy rất khổ tâm, không hiểu rốt cuộc là như thế nào…
(Ảnh: Internet)
Thật ra thì giấc ngủ thao túng chế độ ăn của bạn đó!
Để đạt được cân nặng khỏe mạnh không chỉ đơn giản là ăn ít, vận động nhiều. Tự nhiên đã lập trình 1/3 cuộc đời chúng ta dành cho việc ngủ và tái tạo sức lực, nhưng nhiều khi giữa chuyện ăn, làm việc rồi tập luyện, ta đã lơ là điều đó. Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, hơn 35% chúng ta hiện nay bị thiếu ngủ - và nếu xét đến một tỷ lệ tương tự đang bị béo phì, có lẽ bạn sẽ dễ dàng có sự liên tưởng.
Không ngủ đủ - tức ngủ ít hơn 7 tiếng/ngày - có thể làm giảm, thậm chí đảo ngược những nỗ lực của việc ăn kiêng. Theo nghiên cứu thực hiện với những người ăn kiêng có những thói quen ngủ khác nhau thì: khi cơ thể được nghỉ ngơi đủ thì một nửa số cân nặng giảm đi là mỡ, tuy nhiên khi giảm thời gian ngủ đi thì tỷ lệ mỡ giảm cũng bớt theo đến 55%. Thêm nữa là khi ngủ ít đi thì những đối tượng nghiên cứu cũng cảm thấy đói hơn hẳn, kém thỏa mãn hơn hẳn sau khi ăn, và cũng ít năng lượng để vận động hơn hẳn.
Giấc ngủ không đảm bảo cũng tác động đến các tế bào mỡ
Hãy nghĩ đến lần mà bạn ngủ không ngon, khi thức dậy bạn cảm thấy ra sao? Mệt mỏi, không có sức sống, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí gắt gỏng cáu kỉnh nữa… Không chỉ vậy thôi đâu, ở sâu trong cơ thể bạn, những tế bào mỡ cũng đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Các nhà nghiên cứu tại đại học Chicago thấy rằng sau những ngày thiếu ngủ, insulin trong cơ thể ta cũng trở nên ỉu xìu, hoạt động kém hiệu quả, khiến mỡ bị tích trữ lại, khiến bạn mập thêm và bị những bệnh như tiểu đường.
(Ảnh: Internet)
Thiếu ngủ khiến bạn thèm ăn
Nhiều người tin rằng chuyện thèm ăn hay không là do ý chí, và làm người là phải biết trấn áp những đòi hỏi “vô lý” từ dạ dày. Nhưng thế không đúng. Cơn đói của chúng ta do 2 hormones kiểm soát: leptin và ghrelin. Leptin sinh ra càng ít thì bụng bạn càng thấy trống rỗng; trong khi đó ghrelin sinh ra càng nhiều thì bạn càng thấy đói đồng thời làm giảm lượng calories mà cơ thể đốt đi, tăng lượng mỡ trữ lại. Nói cách khác: cần điều hòa 2 “thứ” này nếu bạn muốn giảm cân, mà điều đó lại gần như không thể thực hiện khi thiếu ngủ. Nghiên cứu đã cho thấy rằng ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày sẽ tác động đến não bộ, làm tăng nhu cầu ăn, giảm leptin và tăng ghrelin.
Vậy chưa phải đã hết, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng khi thiếu ngủ, lượng cortisol trong cơ thể chúng ta cũng tăng theo, và đó là loại hormone có liên quan mật thiết đến sự tăng mỡ, tăng cảm giác thèm ăn. Cortisol kết hợp với ghrelin, đó là khi bạn biết mình không thể nào giảm cân được, vì luôn thấy đói, kể cả khi vừa ăn no, thôi thúc bạn ăn những thứ không nên ăn một cách không kiểm soát. Và bạn bây giờ cũng quá yếu đuối để có thể chống cự lại điều đó...
Và sự thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến việc luyện tập nữa, khi cơ là “kẻ thù” của mỡ, và sự thiếu ngủ lại là kẻ thù của cơ. Các nhà khoa học Brazil phát hiện thấy rằng thiếu ngủ làm giảm protein synthesis, gây mất dần cơ, và không chỉ tạo cơ hội cho mỡ vùng lên mà điều đó cũng khiến bạn dễ bị chấn thương nữa.
Mối liên hệ giữa ngủ ít với tăng cân nhiều là rất rõ ràng, vậy nên bé ơi hãy ngủ đi, để giảm cân cho hiệu quả nhé!