hehe, quan điểm này thì ngược với quan điểm của mình quá. Mình thì lại nghĩ: đúng là thành phần chất trong các hãng sữa gần như nhau nhưng có một số hãng có đặc điểm hoàn toàn khác biệt, ví dụ như prediasure , Morinaga ; rồi có cả dòng rất ngọt- abbot, vinamilk, co gái Hà Lan, dòng nhạt.: nan, meji, Morinaga. Lựa chọn theo dòng sữa nào là tùy nhu cầu của các mẹ muốn tăng cân, muốn phát triển chiều cao tối ưu, muốn tránh táo bón,...và cả theo sở thích của các bé :Mặc dù các thành phần cơ bản thì gân như nhau, nhưng liệu sữa ở trong vỏ hộp có đúng thành phần như đã in ở ngoài hay không? Cái này với mình là quan trọng nhất. Liệu quá trình sx của Vn mình có đảm bảo ko, chất nọ , chất kia có đc như yêu cầu ko ? chính vì thế nên mình chỉ chọn cho con dùng sp của một số nước uy tín về chất lượng như Nhật, Đức.mặc dù nhiều mẹ không tìm hiểu kĩ nhưng ở trên này không ít mẹ đã tìm hiểu rất kĩ lưỡng . Không phải tự nhiên mà các mẹ bỏ ra số tiền gấp mấy lần số mà lẽ ra bỏ ra nếu dùng hàng VN đâu. Đặc biệt với một số trẻ rất dễ bị táo bón. Nó dù kiếm tiền rất khó khăn nhưng vẫn ko thể mua sữa VN dc vì con nó táo quá.
Hôm qua chồng em đi nhậu, em ở nhà chờ mãi ko thấy về. Khuya em đói bụng, alo chồng bảo Anh ơi khi nào Anh về mua đồ ăn cho em nhé. Chồng OK, xong em chợt nghĩ ra dưới nhà có một chén chè và một thùng mì tôm. Thế là em nhắn cho Anh ấy cái tin bảo là anh thôi khỏi mua nha, cứ ngồi chơi với ban cho vui nha, em ở nhà ăn mì tôm đc rồi. Anh ấy nhắn OK, em Phi xuống ăn hết chén chè rồi lên đánh răng đi ngủ trước. Nói chung là ăn ngon và ngủ ngon. Hihi. Chẳng có cảm giác chờ chồng như mọi khi . Lúc chồng về cứ lay vợ hỏi " thế em ăn mì chưa. Có ăn thật ko ? Hay để bụng đói đấy ". Kakaaa tự nhiên thấy vui vui....
TÔI ĐÃ NGHI NGỜ NGAY TỪ ĐẦU NÊN KHÔNG CHIA SẺ THÔNG TIN ĐÓ, CÁ NHÂN TÔI CHO RẰNG CÁI NÀY MỚI LÀ ĐÚNG!
(Nguồn Petrotimes, share thoải mái không cần hỏi)
*
Trong 2 ngày, 7 và 8/5, trong khi cả nước đang sục sôi vì hành động bá quyền ngang ngược của Trung Quốc thì trên một số diễn đàn Internet, mạng xã hội lại xuất hiện ý kiến cho rằng: Việc Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Việt Nam là hành động có thể giải thích được.
Những người này viện dẫn một số kiến thức từ Công ước quốc tế về biển để cho rằng:
1 – Ở vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở:
Đây là vùng chúng ta có “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán” trong khi các quốc gia khác có “quyền qua lại không gây hại”.
Tức là Trung Quốc đưa tàu của họ lượn qua lượn lại thì chúng ta không có quyền đánh đuổi, đe doạ hay ngăn cản. Họ cũng chẳng cần phải xin phép. Trừ khi chúng ta phát hiện ra họ có những vấn đề làm phương hại đến chủ quyền của chúng ta thì chúng ta thực thi “quyền chủ quyền” để đuổi họ đi chỗ khác.
2 - Từ vùng lãnh hải, nới rộng ra tiếp 188 hải lý (hay 200 hải lý tính từ đường cơ sở) là vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển mà chúng ta có quyền chủ quyền để thực hiện các việc khai thác. Đồng thời Việt Nam có quyền tài phán để đồng ý hoặc không đồng ý cho quốc gia khác khai thác.
Tuy nhiên việc Trung Quốc được quyền tự do cho tàu, máy bay hoạt động trong khu vực này là có thể phù hợp với tự do hàng hải, hàng không.
Những thông tin này được kết luận: Việc HD 981 thực hiện một hành trình “xuyên qua” vùng đặc quyền kinh tế hoặc vào vùng lãnh hải 12 hải lý ngay sát sườn của Việt Nam cũng là điều chấp nhận được với điều kiện họ không đe dọa hay khai thác tài nguyên trong vùng biển đó.
Ý kiến này còn biện minh cho việc giàn khoan nổi khổng lồ 981 có thể được hiểu như một phương tiện trên biển - vậy nên việc đi lại của nó là bình thường.
Giàn khoan 981.
Từ những quan điểm này, chúng ta có thể thấy ngay những sai lệch thông tin cần điều chỉnh.
Thứ nhất: Không có chuyện giàn khoan 981 của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một cách “vô tư”, tình cờ đi ngang qua mà không có mưu đồ gì.
Đầu tiên là việc ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) “tác nghiệp tại Nam Hải”.
Cảnh báo này cho biết, từ ngày 2/5 đến 15/8, giàn khoan HD 981 sẽ hoạt động tại tọa độ 150 29’N/1110 12’E. Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.
Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan HD 981 đã xâm phạm vào Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Đây là khu vực hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy, không thể hiểu rằng Trung Quốc đang cho giàn khoan nổi “đi qua” vùng biển của Việt Nam. Mà mục đích thăm dò, khai thác và lệnh cấm đã được đưa ra rõ ràng. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã ngạo mạn thay nước chủ nhà thể hiện “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán”. Đây là sự ngang ngược thứ nhất.
Thông báo cấm tàu bè hoạt động gần giàn khoan 981 của Cục Hải sự Trung Quốc.
Thứ hai: Việc Trung Quốc mang theo 38 tàu, gồm cả tàu chiến đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để bảo vệ cho giàn khoan 981. Đây không phải là vùng biển quốc tế hay lãnh hải của Trung Quốc để nước này có quyền đưa tàu vào với mục đích gây hấn với tàu bè của nước khác.
Trong trường hợp này, vào tận vùng biển Việt Nam để gây hấn với nước chủ nhà lại càng là điều không thể. Điều này trái hoàn toàn với quyền “đi lại không gây hại cho nước chủ nhà” trong công ước về luật biển.
Thứ ba: Đó là việc nhận thức 981 như một phương tiện đường thủy di động (giống tàu biển) là nhận thức máy móc và thiếu thực tế. Trên thực tế thì chính Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã tuyên bố 981 chính là giàn khoan – thì không có cớ gì ta lại phải cố mà suy luận nó là “tàu biển”.
Với tất cả những sự chuẩn bị về mặt chiến thuật, ngoại giao, hành động gây hấn… Trung Quốc đã cho thấy việc làm này thực sự có chủ đích và thể hiện tham vọng bá quyền. Mà những kẻ có tham vọng bá quyền thì thường tìm cách đi ra ngoài luật lệ.
Chúng tôi giải thích thêm một số thông tin để bạn đọc thấy rằng: Hành động của Trung Quốc là sai về luật pháp quốc tế và là điều mà Việt Nam cũng như dư luận quốc tế không bao giờ thừa nhận. Vậy nên, những biện giải trên một số diễn đàn là không cần thiết và cần chấm dứt ngay để tránh việc dư luận hiểu nhầm.
Mình vẫn tin tưởng sữa của các nước uy tín hơn là sữa VN.
Nếu là em thì chè em cứ ăn, ăn xong thì xem phim hoặc đi ngủ trước, nhưng em vẫn để chồng mua đồ ăn về cho em (nếu no có thể dặn chồng mua đồ ăn nhè nhẹ thôi), chồng về thì em vui vẻ ăn đồ ăn chồng mua, thể hiện sự hạnh phúc khi được chồng chăm sóc,... Mình được ăn ngon, được chồng chăm sóc còn chồng thì có cơ hội được quan tâm vợ, được làm cho vợ vui mà vợ vui thì chồng cũng vui... Em EQ kém cõi chỉ nghĩ được vậy hehe...