Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Kinh tế Việt Nam nên tránh bẫy thu nhập trung bình
bác nói cũng có lý. Thế thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân thui.
08:26 SA 27/08/2009
Các bài tham khảo về dinh dưỡng
Việc giữ gìn da mặt liên quan đến chế độ sinh hoạt, làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi, trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, thường chúng ta chỉ có thói quen bảo vệ da trước tác nhân môi trường, chứ ít để ý đến mối liên hệ giữa sức khỏe làn da và chế độ ăn uống nên vô tình chúng ta đã làm hại đến làn da.
Vậy thực phẩm và thói quen ăn uống liên quan thế nào tới làn da?
Sự hình thành mụn
Mụn hình thành là do sự thay đổi của lượng hormone trong cơ thể, dẫn đến việc kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu. Khi dầu nhờn trộn lẫn với tế bào da chết mà không được vệ sinh sạch sẽ gây bít lỗ chân lông, cộng với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da sẽ gây nên mụn.
Mối liên quan giữa chế dộ dinh dưỡng và mụn
Hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ của cơ thể cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày có liên quan mật thiết tới sự xuất hiện của mụn. Khi cơ thể được cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, các tế bào da cũng duy trì được khả năng hoạt động của mình, giúp làn da luôn tươi sáng và mịn màng. Khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, cơ thể quá thiếu hoặc quá thừa một số loại vitamin và khoáng chất nào đó thì hệ tiêu hóa bị rối loạn, các cơ quan trong cơ thể suy yếu. Việc thiếu hay thừa chất trong cơ thể sẽ thể hiện rõ nhất trên bề mặt làn da, với biểu hiện là sự “nổi loạn”.
Chính vì vậy, một chế dộ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý là biện pháp giúp bạn phòng ngừa mụn hữu hiệu nhất.
Các loại thực phẩm tốt cho da mụn
Acid béo
Các acid béo như: omega-3, omega-6 và omega-9 là những acid thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ androgen, ngăn ngừa sự dư thừa bã nhờn ở lỗ chân lông và tuyến nang lông, giúp giảm thiểu nguyên nhân gây ra mụn. Chế độ ăn uống của chúng ta thường có khuynh hướng giàu acid béo omega-6, tuy nhiên, quá nhiều omega-6 lại có hại cho cơ thể, vì vậy cần tăng cường acid béo omega-3 và omega-9. Những acid này có thể tìm thấy trong các loại cá biển, dầu mè, dầu nành, dầu ô-liu, trứng, sữa...
Vitamin và khoáng chất
Bên cạnh những acid béo cần thiết, vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống đối với da bị mụn.
Vitamin A được xem là chất quan trọng nhất trong việc trị mụn ở những người thiếu hụt vi chất này, đồng thời cũng đóng vai trò khá lớn trong việc giảm quá trình sản xuất bã nhờn trên da.
Vitamin E giúp cho da được mịn màng và khỏe mạnh.
Vitamin B là một vi chất chống ôxy hóa, có thể cải thiện sự lưu thông trong máu, giúp da được thông thoáng. Sự thiếu hụt vitamin B2, vitamin B3 và vitamin B6 được biết tới như nguyên nhân làm mụn trầm trọng thêm và vitamin B5 thì lại giúp giảm mụn một cách gián tiếp, do làm giảm căng thẳng.
Vitamin C là một vi chất chống oxy hóa khác, có những chức năng cải thiện và phục hồi những hư tổn trong mô và biểu bì.
Vitamin P có thể giúp ngăn ngừa mụn, thông qua những tác dụng chống khuẩn.
Kẽm là một vi khoáng có thể giúp chữa lành vết thương và phục hồi mô nhanh chóng. Sự thiếu hụt kẽm có thể làm gia tăng quá trình sản xuất androgen, làm da nhờn hơn và gây mụn.
Crôm lại là một vi khoáng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Chứng thèm ăn ngọt thường có liên quan đến việc thiếu hụt crôm, do đó sẽ có nhiều tác hại lên da. Những người bị nhiều mụn thường có lượng đường trong máu không ổn định. Đồng thời, crôm còn giúp giảm tỉ lệ nhiễm trùng trên da, giúp điều trị mụn dễ dàng hơn.
Các loại thực phẩm không tốt khi da nổi mụn
Thực phẩm giàu chất béo
Sự thừa thãi chất béo làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gia tăng hiện tượng tiết bã nhờn ở nang lông khiến da dễ bị nổi mụn. Vì vậy, nên hạn chế ăn thịt rán, thịt hun khói, pho-mát mềm bởi những thức ăn này là giảm sự lưu thông máu dưới da, ngăn cản mồ hôi tiết ra qua các lỗ chân lông.
Thực phẩm giàu đường
Nếu sử dụng thực phẩm quá nhiều đường, có thể làm da mặt trở nên nhăn nheo, nhiều tàn nhang. Đường có tác động tới chất collagen trong cơ thể làm da chuyển màu nâu, xuất hiện các đốm lão hóa, đồng thời các sợi collagen bị kết dính khiến da nhăn và mất tính đàn hồi. Sô-cô-la, kẹo hay những đồ ống chứa nhiều đường đều không tốt cho da. Hãy từ từ cắt bỏ lượng đường bạn thường dùng hàng ngày nếu muốn có “mặt tiền” mịn, đẹp.
Caffein
Cà phê, sô-cô-la, trà là những món có trong thực đơn ăn uống của nhiều phụ nữ hiện đại, nhưng chất caffein trong các thực phẩm, đồ uống này nếu hấp thụ quá 300mg/ngày sẽ làm da bạn khô, xạm, nổi mụn và sớm bị lão hóa. Cà phê còn làm cho các mạch máu trong cơ thể giãn ra và để lại những mao mạch đỏ trên mặt.
Chất cồn
Tiêu thụ nhiều rượu, đồ uống chứa cồn rất có hại cho làn da. Chất cồn sẽ phá hủy các vitamin A, B, C trong cơ thể, khiến cho da bị khô, các dưỡng chất cung cấp cho da không đi đến nơi về đến chốn.
Gia vị cay nóng
Những thức ăn cay có tính hút ẩm và làm giảm độ ẩm trên da, làm da trở nên thô ráp. Ăn quá nhiều đồ cay sẽ gây kích thích lên da, làm da nóng và dễ nổi mụn. Những người da khô nên hạn chế thức ăn mặn, nóng cũng như nhiều thịt.
08:24 SA 27/08/2009
Các bài tham khảo về dinh dưỡng
Vitamin và các loai khoáng chất rất quan trọng đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, do có những đặc điểm khác biệt giữa cơ thể nam giới và nữ giới, vì vậy việc chăm sóc sức khoẻ cũng không hoàn toàn giống nhau.
Để luôn khoẻ mạnh, các quý ông cần tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất sau đây.
1. Vitamin tổng hợp
Vitamin rất quan trọng đối với sức khoẻ con người nói chung và nam giới nói riêng.
Đặc biệt vitamin tổng hợp đóng vai trò trọng yếu trong việc giúp cho cơ bắp săn chắc, tăng cường sinh lực.
Để bổ sung lượng vitamin đầy đủ cho cơ thể, các quý ông có thể bổ sung ngay từ trong chế độ ăn uống hàng ngày với những loại thực phẩm giàu vitamin.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin tập trung chủ yếu trong các loại rau xanh và trái cây như cam, quýt, các loại rau có lá màu xanh sẫm, cà chua, dưa chuột, cà rốt...
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin tổng hợp bằng cách mỗi ngày dùng 1 viên nén vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, về điều này bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng.
2. Selen
Selen là một loại khoáng chất có khả năng giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Các chuyên gia đã tìm thấy ở những nam giới có hàm lượng selen trong cơ thể cao có thể giảm được 48% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt một căn bệnh rất thường gặp ở các quý ông.
Ngoài ra, Selen còn có khả năng chống lại bệnh ung thư phổi.
Các loại thực phẩm có chứa selen: Thịt gia cầm các loại, cá, trứng, quả hạnh, nấm, cải xoong, xà lách, bắp cải...
3. Axit folic
Axit folic giúp cơ thể giảm được 30% nguy cơ bị đột qụy.
Các chuyên gia Hà Lan đã đưa ra được bằng chứng axit folic đem lại hiệu quả trong khả năng nhận thức, tiêu hoá, phát triển cơ bắp và còn giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, axit folic còn là loại vi chất thiết yếu giúp sản sinh ra các tế bào máu và tăng cường năng lượng.
Thực phẩm giàu axit folic gồm: ngũ cốc, bánh mì, gạo, măng tây, chuối, bông cải xanh, rau bina và các loại rau có lá màu xanh sẫm, cam và nước cam, gan và các bộ phận nội tạng, đậu phộng.
Ngoài những ích lợi đem lại cho sức khỏe con người, axit folic cũng tồn tại một số mặt trái của nó.
Hiệp hội Sức khỏe Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi ngày bạn không nên thu nạp quá 1.000 mcg axit folic.
4. Canxi
Canxi là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển cuả bộ xương, giảm nguy cơ ung thư ruột và hàm lượng cholesterol có hại.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, mỗi ngày bổ sung khoảng 1000 mg canxi sẽ giúp bạn tăng cường được 7% hàm lượng lipoprotein cholesterol (một loại cholesterol) có lợi cho sức khoẻ.
Ngoài ra, canxi còn có chức năng giúp cho quý ông phòng ngừa được nguy cơ bị gãy xương, xốp xương khi về già.
Tuy nhiên, đi đôi với việc bổ sung canxi thì bạn phải bổ sung vitamin D, vì cơ thể chỉ có thể hấp thụ được canxi khi có sẵn một hàm lượng vitamin D nhất định.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể là việc hình thành thói quen phơi nắng vào buổi sáng.
5.Dầu cá
Cá là một trong những nguồn có nhiều a xít béo omega - 3 nhất, chất này rất tốt cho não và tim mạch.
Chất này còn được coi là một chất kháng viêm tự nhiên, đặc biệt có tác dụng với những vết thương do chơi thể thao, … . Hãy chọn những loại dầu cá có chứa cả EPA và DPA, hai chất béo rất tốt có trong cá.
6. Vitmin C
Loại vitamin này giúp ngăn ngừa ung thư, giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não ở độ tuổi trung niên, tăng cường hồng cầu trong máu, bảo vệ răng, lợi, phòng cảm mạo và nhanh làm lành miệng vết thương.
Đối với sức khoẻ sinh sản, vitamin C còn có tác dụng kì diệu trong việc phòng tránh chứng bất lực.
Lượng vitamin C hợp lý cho cơ thể nam giới là từ 100 - 200mg/ngày. Các chuyên gia khuyên những người hút thuốc nên tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: súp lơ, ớt tươi, cam, quýt, nước ép nho, cà chua…
7. Kẽm
Kẽm có tác dụng trị bệnh liệt dương ở nam giới. Mỗi ngày, cơ thể nam giới cần 10mg kẽm. Đối với những người hay vận động, lượng kẽm cần cho cơ thể lên tới 15mg. Kẽm có nhiều trong thịt gà, các món ăn chế biến từ hải sản, đậu tương…
Theo AC
10:02 SA 23/08/2009
Cách nào đế bé đến trường mà vẫn đủ dưỡng chất...
Cần luôn bình tĩnh khi cho trẻ ăn và chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Lưu ý là để cho trẻ tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu. Hãy tin rằng trẻ biết chính xác nhu cầu của cơ thể chứ không phải là sự nhạy cảm của người mẹ.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoẻ mạnh sẽ cung cấp đầy đủ cho lứa tuổi mẫu giáo lớn tất cả các loại vitamin và vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng đôi khi thật khó để yêu cầu trẻ ăn đủ lượng cần thiết.
Đừng quá lo lắng, hầu hết trẻ đều khá kén ăn trong thời điểm này. Dưới đây là một số ý tưởng giúp trẻ bổ sung đầy đủ vitamin từ thực phẩm mà không cần dùng tới vitamin tổng hợp:
Luôn ăn uống đúng giờ, bất kể đó là 3 bữa chính hay 2 - 3 bữa phụ với các món ăn nhẹ bổ dưỡng như:
- Hoa quả
- Cà chua bi và phô mai viên
- Sữa chua trộn với dâu hay hoa quả cắt nhỏ
- Một miếng bánh mỳ kẹp thịt nhỏ
- Rau trộn
- Hoa quả trộn sữa rút bớt kem
- Bánh nướng cùng với sữa
Những món ăn này sẽ tốt hơn là một bữa ăn no nê trước giấc ngủ trưa vì ăn như vậy sẽ làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi. Cho trẻ ăn một ít món ăn nhẹ hoặc uống sữa trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy, có thể cho bé ăn no hơn. Các món ăn nhẹ xen kẽ giữa các bữa chính sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác quá đói.
Hãy tạo không khí cho bữa ăn luôn hấp dẫn và vui tươi - sự ngon miệng cả trong bữa chính. Điều này sẽ giúp lứa tuổi mẫu giáo có tới 2 cơ hội để nạp dưỡng chất và đa dạng hoá thực phẩm nạp vào cơ thể. Món tráng miệng cũng cần đảm bảo dinh dưỡng như sa lát hoa quả trộn sữa chua, hoa quả dầm và sữa trứng, bánh nướng và hoa quả cắt lát...
Để khuyến khích trẻ ăn một món mới, cách tốt nhất là bạn hãy ăn món đó trước mặt chúng. Bạn sẽ thấy “tấm gương” của bản thân tạo ra phản ứng tốt đẹp ở bé như thế nào khi vừa ăn vừa nhận xét: “Ừm, món ăn này ngon quá!”. “Đây là món mẹ rất thích!”….
Trẻ trong độ tuổi chuẩn bị đến trưởng cũng bắt đầu có khẩu vị riêng. Một số thích những món ăn có nước sốt, số khác lại thích ăn khô. Nhiều trẻ không thích ăn các loại thịt dai vì rất khó nhai. Vậy nên, tốt nhất là tôn trọng sở thích của trẻ nhưng cũng không có nghĩa là nấu riêng cho bé. Hãy nấu những món mà cả nhà có thể cùng ăn và thêm 1 món mà bạn biết chắc là bé sẽ thích. Cùng với thời gian, khẩu vị của trẻ sẽ thay đổi, dần phù hợp với thói quen ăn uống của gia đình.
11:31 SA 22/08/2009
Ăn dặm theo kiểu Nhật (phần 1)
Nên cho trẻ ăn đồ tanh tưng ít một
BS Nguyễn khuyên các bà mẹ có con đến giai đoạn bắt đầu ăn dặm nên chú ý chế độ cũng như phân bổ lượng thức ăn và bữa ăn hợp lý để trẻ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Tôm, cá, lươn rất tốt, ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Một trong các yếu tố đó thì việc tuân thủ các nguyên tắc cho những tháng và những bữa ăn đầu tiên là rất quan trọng. Nên cho trẻ ăn từ từ từng ít một, đảm bảo mua các đồ ăn phải thật tươi. Đồ tanh cần mua đồ tươi sống, chế biến sạch sẽ, không để lại mùi tanh.
Không nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm ăn quá nhiều đồ tanh trong một tuần. Thông thường, một tuần chỉ nên cho trẻ ăn đồ tanh một ngày. Nếu mỗi ngày cho trẻ ăn hai bữa ăn dặm, thì dành một bữa với lượng vừa đủ là 5g đồ tanh. Sau 2 tuần thì lượng thức ăn đó tăng dần lên thành hai, ba bữa để trẻ thích nghi dần, mỗi bữa lên thành 10g.
Trong thời gian cho trẻ ăn dặm cần chú ý đến phân. Nếu phân tốt là không có vấn đề gì, còn nếu thấy lỏng hoặc tươi thì cần chú ý đến độ chín của thức ăn hoặc hạn chế, dừng không cho ăn đồ ăn đó nữa.
Theo Khoa học & Đời sống
03:33 SA 16/08/2009
d
danghightech
Bắt chuyện
876
Điểm
·
27
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Tuy nhiên, thường chúng ta chỉ có thói quen bảo vệ da trước tác nhân môi trường, chứ ít để ý đến mối liên hệ giữa sức khỏe làn da và chế độ ăn uống nên vô tình chúng ta đã làm hại đến làn da.
Vậy thực phẩm và thói quen ăn uống liên quan thế nào tới làn da?
Mụn hình thành là do sự thay đổi của lượng hormone trong cơ thể, dẫn đến việc kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu. Khi dầu nhờn trộn lẫn với tế bào da chết mà không được vệ sinh sạch sẽ gây bít lỗ chân lông, cộng với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da sẽ gây nên mụn.
Hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ của cơ thể cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày có liên quan mật thiết tới sự xuất hiện của mụn. Khi cơ thể được cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, các tế bào da cũng duy trì được khả năng hoạt động của mình, giúp làn da luôn tươi sáng và mịn màng. Khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, cơ thể quá thiếu hoặc quá thừa một số loại vitamin và khoáng chất nào đó thì hệ tiêu hóa bị rối loạn, các cơ quan trong cơ thể suy yếu. Việc thiếu hay thừa chất trong cơ thể sẽ thể hiện rõ nhất trên bề mặt làn da, với biểu hiện là sự “nổi loạn”.
Chính vì vậy, một chế dộ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý là biện pháp giúp bạn phòng ngừa mụn hữu hiệu nhất.
Acid béo
Các acid béo như: omega-3, omega-6 và omega-9 là những acid thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ androgen, ngăn ngừa sự dư thừa bã nhờn ở lỗ chân lông và tuyến nang lông, giúp giảm thiểu nguyên nhân gây ra mụn. Chế độ ăn uống của chúng ta thường có khuynh hướng giàu acid béo omega-6, tuy nhiên, quá nhiều omega-6 lại có hại cho cơ thể, vì vậy cần tăng cường acid béo omega-3 và omega-9. Những acid này có thể tìm thấy trong các loại cá biển, dầu mè, dầu nành, dầu ô-liu, trứng, sữa...
Bên cạnh những acid béo cần thiết, vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống đối với da bị mụn.
Vitamin A được xem là chất quan trọng nhất trong việc trị mụn ở những người thiếu hụt vi chất này, đồng thời cũng đóng vai trò khá lớn trong việc giảm quá trình sản xuất bã nhờn trên da.
Vitamin E giúp cho da được mịn màng và khỏe mạnh.
Vitamin B là một vi chất chống ôxy hóa, có thể cải thiện sự lưu thông trong máu, giúp da được thông thoáng. Sự thiếu hụt vitamin B2, vitamin B3 và vitamin B6 được biết tới như nguyên nhân làm mụn trầm trọng thêm và vitamin B5 thì lại giúp giảm mụn một cách gián tiếp, do làm giảm căng thẳng.
Vitamin C là một vi chất chống oxy hóa khác, có những chức năng cải thiện và phục hồi những hư tổn trong mô và biểu bì.
Vitamin P có thể giúp ngăn ngừa mụn, thông qua những tác dụng chống khuẩn.
Kẽm là một vi khoáng có thể giúp chữa lành vết thương và phục hồi mô nhanh chóng. Sự thiếu hụt kẽm có thể làm gia tăng quá trình sản xuất androgen, làm da nhờn hơn và gây mụn.
Crôm lại là một vi khoáng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Chứng thèm ăn ngọt thường có liên quan đến việc thiếu hụt crôm, do đó sẽ có nhiều tác hại lên da. Những người bị nhiều mụn thường có lượng đường trong máu không ổn định. Đồng thời, crôm còn giúp giảm tỉ lệ nhiễm trùng trên da, giúp điều trị mụn dễ dàng hơn.
Sự thừa thãi chất béo làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gia tăng hiện tượng tiết bã nhờn ở nang lông khiến da dễ bị nổi mụn. Vì vậy, nên hạn chế ăn thịt rán, thịt hun khói, pho-mát mềm bởi những thức ăn này là giảm sự lưu thông máu dưới da, ngăn cản mồ hôi tiết ra qua các lỗ chân lông.
Nếu sử dụng thực phẩm quá nhiều đường, có thể làm da mặt trở nên nhăn nheo, nhiều tàn nhang. Đường có tác động tới chất collagen trong cơ thể làm da chuyển màu nâu, xuất hiện các đốm lão hóa, đồng thời các sợi collagen bị kết dính khiến da nhăn và mất tính đàn hồi. Sô-cô-la, kẹo hay những đồ ống chứa nhiều đường đều không tốt cho da. Hãy từ từ cắt bỏ lượng đường bạn thường dùng hàng ngày nếu muốn có “mặt tiền” mịn, đẹp.
Cà phê, sô-cô-la, trà là những món có trong thực đơn ăn uống của nhiều phụ nữ hiện đại, nhưng chất caffein trong các thực phẩm, đồ uống này nếu hấp thụ quá 300mg/ngày sẽ làm da bạn khô, xạm, nổi mụn và sớm bị lão hóa. Cà phê còn làm cho các mạch máu trong cơ thể giãn ra và để lại những mao mạch đỏ trên mặt.
Tiêu thụ nhiều rượu, đồ uống chứa cồn rất có hại cho làn da. Chất cồn sẽ phá hủy các vitamin A, B, C trong cơ thể, khiến cho da bị khô, các dưỡng chất cung cấp cho da không đi đến nơi về đến chốn.
Những thức ăn cay có tính hút ẩm và làm giảm độ ẩm trên da, làm da trở nên thô ráp. Ăn quá nhiều đồ cay sẽ gây kích thích lên da, làm da nóng và dễ nổi mụn. Những người da khô nên hạn chế thức ăn mặn, nóng cũng như nhiều thịt.
Để luôn khoẻ mạnh, các quý ông cần tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất sau đây.
Vitamin rất quan trọng đối với sức khoẻ con người nói chung và nam giới nói riêng.
Đặc biệt vitamin tổng hợp đóng vai trò trọng yếu trong việc giúp cho cơ bắp săn chắc, tăng cường sinh lực.
Để bổ sung lượng vitamin đầy đủ cho cơ thể, các quý ông có thể bổ sung ngay từ trong chế độ ăn uống hàng ngày với những loại thực phẩm giàu vitamin.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin tập trung chủ yếu trong các loại rau xanh và trái cây như cam, quýt, các loại rau có lá màu xanh sẫm, cà chua, dưa chuột, cà rốt...
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin tổng hợp bằng cách mỗi ngày dùng 1 viên nén vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, về điều này bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng.
Selen là một loại khoáng chất có khả năng giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Các chuyên gia đã tìm thấy ở những nam giới có hàm lượng selen trong cơ thể cao có thể giảm được 48% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt một căn bệnh rất thường gặp ở các quý ông.
Ngoài ra, Selen còn có khả năng chống lại bệnh ung thư phổi.
Các loại thực phẩm có chứa selen: Thịt gia cầm các loại, cá, trứng, quả hạnh, nấm, cải xoong, xà lách, bắp cải...
Axit folic giúp cơ thể giảm được 30% nguy cơ bị đột qụy.
Các chuyên gia Hà Lan đã đưa ra được bằng chứng axit folic đem lại hiệu quả trong khả năng nhận thức, tiêu hoá, phát triển cơ bắp và còn giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, axit folic còn là loại vi chất thiết yếu giúp sản sinh ra các tế bào máu và tăng cường năng lượng.
Thực phẩm giàu axit folic gồm: ngũ cốc, bánh mì, gạo, măng tây, chuối, bông cải xanh, rau bina và các loại rau có lá màu xanh sẫm, cam và nước cam, gan và các bộ phận nội tạng, đậu phộng.
Ngoài những ích lợi đem lại cho sức khỏe con người, axit folic cũng tồn tại một số mặt trái của nó.
Hiệp hội Sức khỏe Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi ngày bạn không nên thu nạp quá 1.000 mcg axit folic.
Canxi là một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển cuả bộ xương, giảm nguy cơ ung thư ruột và hàm lượng cholesterol có hại.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, mỗi ngày bổ sung khoảng 1000 mg canxi sẽ giúp bạn tăng cường được 7% hàm lượng lipoprotein cholesterol (một loại cholesterol) có lợi cho sức khoẻ.
Ngoài ra, canxi còn có chức năng giúp cho quý ông phòng ngừa được nguy cơ bị gãy xương, xốp xương khi về già.
Tuy nhiên, đi đôi với việc bổ sung canxi thì bạn phải bổ sung vitamin D, vì cơ thể chỉ có thể hấp thụ được canxi khi có sẵn một hàm lượng vitamin D nhất định.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể là việc hình thành thói quen phơi nắng vào buổi sáng.
Cá là một trong những nguồn có nhiều a xít béo omega - 3 nhất, chất này rất tốt cho não và tim mạch.
Chất này còn được coi là một chất kháng viêm tự nhiên, đặc biệt có tác dụng với những vết thương do chơi thể thao, … . Hãy chọn những loại dầu cá có chứa cả EPA và DPA, hai chất béo rất tốt có trong cá.
Loại vitamin này giúp ngăn ngừa ung thư, giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não ở độ tuổi trung niên, tăng cường hồng cầu trong máu, bảo vệ răng, lợi, phòng cảm mạo và nhanh làm lành miệng vết thương.
Đối với sức khoẻ sinh sản, vitamin C còn có tác dụng kì diệu trong việc phòng tránh chứng bất lực.
Lượng vitamin C hợp lý cho cơ thể nam giới là từ 100 - 200mg/ngày. Các chuyên gia khuyên những người hút thuốc nên tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: súp lơ, ớt tươi, cam, quýt, nước ép nho, cà chua…
Kẽm có tác dụng trị bệnh liệt dương ở nam giới. Mỗi ngày, cơ thể nam giới cần 10mg kẽm. Đối với những người hay vận động, lượng kẽm cần cho cơ thể lên tới 15mg. Kẽm có nhiều trong thịt gà, các món ăn chế biến từ hải sản, đậu tương…
Theo AC
Lưu ý là để cho trẻ tự quyết định sẽ ăn bao nhiêu. Hãy tin rằng trẻ biết chính xác nhu cầu của cơ thể chứ không phải là sự nhạy cảm của người mẹ.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoẻ mạnh sẽ cung cấp đầy đủ cho lứa tuổi mẫu giáo lớn tất cả các loại vitamin và vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng đôi khi thật khó để yêu cầu trẻ ăn đủ lượng cần thiết.
Đừng quá lo lắng, hầu hết trẻ đều khá kén ăn trong thời điểm này. Dưới đây là một số ý tưởng giúp trẻ bổ sung đầy đủ vitamin từ thực phẩm mà không cần dùng tới vitamin tổng hợp:
Luôn ăn uống đúng giờ, bất kể đó là 3 bữa chính hay 2 - 3 bữa phụ với các món ăn nhẹ bổ dưỡng như:
- Hoa quả
- Cà chua bi và phô mai viên
- Sữa chua trộn với dâu hay hoa quả cắt nhỏ
- Một miếng bánh mỳ kẹp thịt nhỏ
- Rau trộn
- Hoa quả trộn sữa rút bớt kem
- Bánh nướng cùng với sữa
Những món ăn này sẽ tốt hơn là một bữa ăn no nê trước giấc ngủ trưa vì ăn như vậy sẽ làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi. Cho trẻ ăn một ít món ăn nhẹ hoặc uống sữa trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy, có thể cho bé ăn no hơn. Các món ăn nhẹ xen kẽ giữa các bữa chính sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác quá đói.
Hãy tạo không khí cho bữa ăn luôn hấp dẫn và vui tươi - sự ngon miệng cả trong bữa chính. Điều này sẽ giúp lứa tuổi mẫu giáo có tới 2 cơ hội để nạp dưỡng chất và đa dạng hoá thực phẩm nạp vào cơ thể. Món tráng miệng cũng cần đảm bảo dinh dưỡng như sa lát hoa quả trộn sữa chua, hoa quả dầm và sữa trứng, bánh nướng và hoa quả cắt lát...
Để khuyến khích trẻ ăn một món mới, cách tốt nhất là bạn hãy ăn món đó trước mặt chúng. Bạn sẽ thấy “tấm gương” của bản thân tạo ra phản ứng tốt đẹp ở bé như thế nào khi vừa ăn vừa nhận xét: “Ừm, món ăn này ngon quá!”. “Đây là món mẹ rất thích!”….
Trẻ trong độ tuổi chuẩn bị đến trưởng cũng bắt đầu có khẩu vị riêng. Một số thích những món ăn có nước sốt, số khác lại thích ăn khô. Nhiều trẻ không thích ăn các loại thịt dai vì rất khó nhai. Vậy nên, tốt nhất là tôn trọng sở thích của trẻ nhưng cũng không có nghĩa là nấu riêng cho bé. Hãy nấu những món mà cả nhà có thể cùng ăn và thêm 1 món mà bạn biết chắc là bé sẽ thích. Cùng với thời gian, khẩu vị của trẻ sẽ thay đổi, dần phù hợp với thói quen ăn uống của gia đình.
BS Nguyễn khuyên các bà mẹ có con đến giai đoạn bắt đầu ăn dặm nên chú ý chế độ cũng như phân bổ lượng thức ăn và bữa ăn hợp lý để trẻ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Tôm, cá, lươn rất tốt, ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Một trong các yếu tố đó thì việc tuân thủ các nguyên tắc cho những tháng và những bữa ăn đầu tiên là rất quan trọng. Nên cho trẻ ăn từ từ từng ít một, đảm bảo mua các đồ ăn phải thật tươi. Đồ tanh cần mua đồ tươi sống, chế biến sạch sẽ, không để lại mùi tanh.
Không nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm ăn quá nhiều đồ tanh trong một tuần. Thông thường, một tuần chỉ nên cho trẻ ăn đồ tanh một ngày. Nếu mỗi ngày cho trẻ ăn hai bữa ăn dặm, thì dành một bữa với lượng vừa đủ là 5g đồ tanh. Sau 2 tuần thì lượng thức ăn đó tăng dần lên thành hai, ba bữa để trẻ thích nghi dần, mỗi bữa lên thành 10g.
Trong thời gian cho trẻ ăn dặm cần chú ý đến phân. Nếu phân tốt là không có vấn đề gì, còn nếu thấy lỏng hoặc tươi thì cần chú ý đến độ chín của thức ăn hoặc hạn chế, dừng không cho ăn đồ ăn đó nữa.