Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Các mẹ ạ, hãy cho phép mình tự do và quyền quyết...
Mình thì khác, mẹ chồng rất hiền lành và tâm lý, không hề can thiệp vào việc dạy dỗ con của mình. Bà chỉ phụ mình chăm cháu và làm việc nhà :)
01:41 SA 01/11/2017
Rùng mình nấm ngứa làm tổ trong vùng kín chỉ vì...
Bác sĩ Dung bên Bệnh viện Hùng Vương đó mẹ
08:35 SA 03/10/2017
Đừng vô tâm với các dấu hiệu làm mờ mắt bạn nhé
Đôi mắt là của sổ tâm hồn, một ngày nào đó bỗng dưng đôi mắt bị mờ dần mà không rõ nguyên nhân, đừng chủ quan không phải do ngồi máy tính nhiều rồi mới mờ đâu, có thể bị mù vĩnh viễn nếu ta không chữa trị kịp thời đấy nhé.
Khi thấy mắt bị mờ dần, bạn hãy cẩn thận đi khám bệnh đàng hoàng để có sự chỉ đạo chữa trị của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc mà nguy hiểm tiền mất tật mang.
Khi mắt bị mờ rất có thể bạn đang mắc các chứng bệnh về mắt như sau:
Mắt bị khô
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến thị lực mờ đi là khô mắt. Giác mạc là phần bề mặt hình vòm phía trước nhãn cầu luôn cần phải được bôi trơn để bạn thấy rõ hơn. Do đó, nếu mắt bạn không tiết ra đủ nước mắt hoặc nước mắt của bạn không có chất lượng cao sẽ khiến các tế bào trên giác mạc bong đi. Và khi giác mạc bị khô, bạn sẽ có cảm giác như mình đang nhìn qua kính cửa sổ bị vẩn đục.
Tình trạng khô mắt có thể do các loại thuốc thậm chí một số thói quen hàng ngày gây ra như đọc sách, chơi game, xem TV hoặc làm việc thường xuyên trên máy vi tính vì các thói quen này sẽ khiến bạn ít chớp mắt hơn. Do đó bạn có thể áp dụng quy tắc “20-20-20” để giúp đôi mắt thư giãn, cụ thể: cứ mỗi 20 phút làm việc hãy tập trung vào vật gì đó cách mắt 20 foot (6 mét) trong vòng 20 giây. Nếu mắt bạn vẫn cảm thấy mờ đục và mệt mỏi, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo theo chỉ định của bác sĩ và nên thăm khám cẩn thận vì nó cũng có thể là một triệu chứng của bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, lupus và bệnh tuyến giáp.
Tư thế ngủ sai
Một điều ít ai ngờ là tư thế ngủ sai cũng có thể dẫn đến tất lác/nheo mắt. Vì khi bạn tì mặt vào gối khi nhắm mắt thì mí mắt sẽ bị cọ xát vào gối, lệch ra khỏi nhãn cầu khiến mắt bị khô, khó chịu và bị kích thích vào sáng hôm sau.
Đây là hội chứng mí mắt mềm thường phổ biến ở những nam giới nặng cân. Đồng thời nếu bạn có thói quen dùng tay hay cánh tay gác lên mắt khi ngủ cũng nên hạn chế vì nó sẽ gây ra sự kém lưu thông trong mạch máu vùng mắt dẫn đến tình trạng mắt bị mờ đục khi thức dậy. Ngoài ra, không khí lưu thông trong phòng ngủ quá nhiều cũng có thể làm mắt bị khô do đó không nên để quạt trong phòng ngủ.
Uống một số loại thuốc kích ứng
Rất nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra chứng mờ mắt như thuốc cao huyết áp, steroid đường uống, trợ ngủ, và các loại thuốc rối loạn cương dương. Ngoài ra, các loại thuốc kháng histamin như thuốc dị ứng OTC như Zyrtec và Claritin. Chúng có thể kích hoạt một phản ứng hóa học trong cơ thể làm giảm sự sản sinh nước mắt. Thậm chí tệ hơn, các thuốc kháng histamine cũng có thể làm tăng nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp, đặc biệt là nếu bạn bị viễn thị. Do đó, nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốcnào và cảm thận thấy thị lực của mình mờ dần và đau đớn, hãy ngay lập tức thăm khám bác sĩ nhãn khoa.
Kính áp tròng bẩn
Theo các nghiên cứu, có đến 85 % những người đeo kính áp tròng cho rằng mình đã biết dùng kính áp tròng đúng cách, nhưng chỉ có 2% trong số đó thực sự làm được điều này. Khi bạn đeo kính áp tròng quá lâu thậm chí kể cả lúc ngủ nó có thể bị bám nhiều protein trên bề mặt làm mờ tầm nhìn. Ngoài ra, làm sạch chưa đúng cách cũng tăng sự tích tụ của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trên ống kính từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Do đó, hãy lấy ra mỗi ngày và làm sạch đúng cách, thay đổi thường xuyên dung dịch rửa kính và thay thế khay ngâm mỗi tháng. Nếu vẫn cảm thấy mắt mò kèm đỏ và đau hãy thăm khám bác sĩ nhãn khoa.
Đường trong máu cao
Mờ mắt không chỉ là dấu hiệu vấn đề về mắt mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, trong đó có bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu của bạn trở nên quá cao, nó có thể khiến tròng mắt thay đổi kích thước khiến điểm nhìn của mắt khác nhau.Và khi lượng đường hạ xuống trong tầm kiểm soát thì thị lực của bạn cũng sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên nên tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên võng mạc của bạn sẽ bị tổn thương và thậm chí giảm thị lực nhanh chóng. Do đó nếu mắt bị mờ và giảm khả năng tập trung thì xét nghiệm tiểu đường cũng nên là một vấn để nên được xem xét.
Đục thủy tinh thể
Nguy cơ đục thủy tinh thể thường tăng theo độ tuổi, nhưng không có nghĩa bạn không thể mắc phải khi còn trẻ. Đục thủy tinh thể sẽ khiến cho tròng mắt bị mờ đục kéo màng gây mờ mắt đặc biệt là ban đêm, gây khó đọc, biến dạng màu sắc... Đục thủy tinh thể thường phổ biến hơn ở những người bị bệnh tiểu đường, người dùng thuốc corticosteroids hay hút thuốc. Do đó, bạn nên phòng ngừa đục thủy tinh thể trước khi tình trạng trở nên thực sự nghiêm trọng.
Có thể bị đột quỵ
Thị lực suy giảm (mà cụ thể là mờ mắt)là một trong những biểu hiện phổ biến đầu tiên của chứng thiếu máu não cục bộ tạm thời (TIA) hay thậm chí là chứng đột quỵ toàn diện. Đột quỵ nhẹ là sự tắc nghẽn máu tạm thời còn đột quỵ là khi máu trong não hoàn toàn bị tắc nghẽn. Còn thiếu máu não cục bộ tạm thời có thể đến và đi rất nhanh không kéo dài lâu khiến mờ mắt, hoa mắt, hoặc nhìn thấy một “bức màn” kéo xuống che mờ tầm nhìn. Hoặc có lúc tầm nhìn sẽ chuyển sang màu xám hoặc tối trong vài giây đến vài phút kèm theo các thay đổi trong khả năng nghe, hương vị, gây ra sự nhầm lẫn, khó vận động hay nói năng… Một cơn đột quỵ nhẹ chính là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo một cơn đột quỵ toàn diện có thể sắp xảy ra. Do đó, khi thấy có các triệu chứng trên bạn phải có những biện pháp cấp cứu kịp thời để có thể điều trị hiệu quả nhất trong vòng vài giờ sau khi khởi phát.
U nhầy
Mới đây nam bệnh nhân 32 tuổi từ Cà Mau đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM khám do thị lực đột ngột giảm nhanh.
Mắt trái bệnh nhân thị lực giảm dần hơn một năm và mờ nhanh khoảng một tuần gần đây. Bệnh nhân đến Bệnh viện Mắt TP HCM kah1m và được chuyển sang tại Bệnh viện Tai Mũi Họng. Kết quả chụp CT phát hiện khối u nhầy vùng sàng sau huỷ xương và chèn ép thần kinh thị của bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Khoa Mũi Xoang cho biết bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu trong đêm để dẫn lưu khối u nhầy. Sau phẫu thuật một ngày, mắt bệnh nhân đã nhìn thấy gần như bình thường. Bệnh nhân được vợ sắp cưới đón ra viện và trở về quê trước ngày cưới của mình một ngày.
"Rất may mắn bệnh nhân đến sớm và điều trị kịp thời. Bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp tương tự nhưng đến trễ nên thị lực không cứu được và phải chịu mù vĩnh viễn", bác sĩ Hớn chia sẻ.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng cho biết u nhầy sàng sau chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 5%. U thường nằm ẩn sâu bên trong và nội soi mũi xoang cũng không thể phát hiện được. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm rất dễ bỏ sót tình trạng này. Người bị giảm thị lực bất thường sau khi khám mắt không phát hiện bệnh, nên đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mù mắt đáng tiếc.
01:03 SA 19/12/2016
Báo động: Bé gái 5 tháng có kinh nguyệt, bé trai...
Bài hay mà muốn com nhưng 4r sao thấy ghét quá
10:22 SA 06/06/2016
10 lợi ích tuyệt vời từ quả bòn bon
Trái này ở trong nam nghe nói rất rẻ mà ngoài bắc thì đắt vô cùng
10:19 SA 06/06/2016
h
haiconladu2010
Bắt chuyện
1.7k
Điểm
·
266
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Khi thấy mắt bị mờ dần, bạn hãy cẩn thận đi khám bệnh đàng hoàng để có sự chỉ đạo chữa trị của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc mà nguy hiểm tiền mất tật mang.
Khi mắt bị mờ rất có thể bạn đang mắc các chứng bệnh về mắt như sau:
Mắt bị khô
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến thị lực mờ đi là khô mắt. Giác mạc là phần bề mặt hình vòm phía trước nhãn cầu luôn cần phải được bôi trơn để bạn thấy rõ hơn. Do đó, nếu mắt bạn không tiết ra đủ nước mắt hoặc nước mắt của bạn không có chất lượng cao sẽ khiến các tế bào trên giác mạc bong đi. Và khi giác mạc bị khô, bạn sẽ có cảm giác như mình đang nhìn qua kính cửa sổ bị vẩn đục.
Tình trạng khô mắt có thể do các loại thuốc thậm chí một số thói quen hàng ngày gây ra như đọc sách, chơi game, xem TV hoặc làm việc thường xuyên trên máy vi tính vì các thói quen này sẽ khiến bạn ít chớp mắt hơn. Do đó bạn có thể áp dụng quy tắc “20-20-20” để giúp đôi mắt thư giãn, cụ thể: cứ mỗi 20 phút làm việc hãy tập trung vào vật gì đó cách mắt 20 foot (6 mét) trong vòng 20 giây. Nếu mắt bạn vẫn cảm thấy mờ đục và mệt mỏi, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo theo chỉ định của bác sĩ và nên thăm khám cẩn thận vì nó cũng có thể là một triệu chứng của bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, lupus và bệnh tuyến giáp.
Tư thế ngủ sai
Một điều ít ai ngờ là tư thế ngủ sai cũng có thể dẫn đến tất lác/nheo mắt. Vì khi bạn tì mặt vào gối khi nhắm mắt thì mí mắt sẽ bị cọ xát vào gối, lệch ra khỏi nhãn cầu khiến mắt bị khô, khó chịu và bị kích thích vào sáng hôm sau.
Đây là hội chứng mí mắt mềm thường phổ biến ở những nam giới nặng cân. Đồng thời nếu bạn có thói quen dùng tay hay cánh tay gác lên mắt khi ngủ cũng nên hạn chế vì nó sẽ gây ra sự kém lưu thông trong mạch máu vùng mắt dẫn đến tình trạng mắt bị mờ đục khi thức dậy. Ngoài ra, không khí lưu thông trong phòng ngủ quá nhiều cũng có thể làm mắt bị khô do đó không nên để quạt trong phòng ngủ.
Uống một số loại thuốc kích ứng
Rất nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra chứng mờ mắt như thuốc cao huyết áp, steroid đường uống, trợ ngủ, và các loại thuốc rối loạn cương dương. Ngoài ra, các loại thuốc kháng histamin như thuốc dị ứng OTC như Zyrtec và Claritin. Chúng có thể kích hoạt một phản ứng hóa học trong cơ thể làm giảm sự sản sinh nước mắt. Thậm chí tệ hơn, các thuốc kháng histamine cũng có thể làm tăng nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp, đặc biệt là nếu bạn bị viễn thị. Do đó, nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốcnào và cảm thận thấy thị lực của mình mờ dần và đau đớn, hãy ngay lập tức thăm khám bác sĩ nhãn khoa.
Kính áp tròng bẩn
Theo các nghiên cứu, có đến 85 % những người đeo kính áp tròng cho rằng mình đã biết dùng kính áp tròng đúng cách, nhưng chỉ có 2% trong số đó thực sự làm được điều này. Khi bạn đeo kính áp tròng quá lâu thậm chí kể cả lúc ngủ nó có thể bị bám nhiều protein trên bề mặt làm mờ tầm nhìn. Ngoài ra, làm sạch chưa đúng cách cũng tăng sự tích tụ của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trên ống kính từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Do đó, hãy lấy ra mỗi ngày và làm sạch đúng cách, thay đổi thường xuyên dung dịch rửa kính và thay thế khay ngâm mỗi tháng. Nếu vẫn cảm thấy mắt mò kèm đỏ và đau hãy thăm khám bác sĩ nhãn khoa.
Đường trong máu cao
Mờ mắt không chỉ là dấu hiệu vấn đề về mắt mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, trong đó có bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu của bạn trở nên quá cao, nó có thể khiến tròng mắt thay đổi kích thước khiến điểm nhìn của mắt khác nhau.Và khi lượng đường hạ xuống trong tầm kiểm soát thì thị lực của bạn cũng sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên nên tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên võng mạc của bạn sẽ bị tổn thương và thậm chí giảm thị lực nhanh chóng. Do đó nếu mắt bị mờ và giảm khả năng tập trung thì xét nghiệm tiểu đường cũng nên là một vấn để nên được xem xét.
Đục thủy tinh thể
Nguy cơ đục thủy tinh thể thường tăng theo độ tuổi, nhưng không có nghĩa bạn không thể mắc phải khi còn trẻ. Đục thủy tinh thể sẽ khiến cho tròng mắt bị mờ đục kéo màng gây mờ mắt đặc biệt là ban đêm, gây khó đọc, biến dạng màu sắc... Đục thủy tinh thể thường phổ biến hơn ở những người bị bệnh tiểu đường, người dùng thuốc corticosteroids hay hút thuốc. Do đó, bạn nên phòng ngừa đục thủy tinh thể trước khi tình trạng trở nên thực sự nghiêm trọng.
Có thể bị đột quỵ
Thị lực suy giảm (mà cụ thể là mờ mắt)là một trong những biểu hiện phổ biến đầu tiên của chứng thiếu máu não cục bộ tạm thời (TIA) hay thậm chí là chứng đột quỵ toàn diện. Đột quỵ nhẹ là sự tắc nghẽn máu tạm thời còn đột quỵ là khi máu trong não hoàn toàn bị tắc nghẽn. Còn thiếu máu não cục bộ tạm thời có thể đến và đi rất nhanh không kéo dài lâu khiến mờ mắt, hoa mắt, hoặc nhìn thấy một “bức màn” kéo xuống che mờ tầm nhìn. Hoặc có lúc tầm nhìn sẽ chuyển sang màu xám hoặc tối trong vài giây đến vài phút kèm theo các thay đổi trong khả năng nghe, hương vị, gây ra sự nhầm lẫn, khó vận động hay nói năng… Một cơn đột quỵ nhẹ chính là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo một cơn đột quỵ toàn diện có thể sắp xảy ra. Do đó, khi thấy có các triệu chứng trên bạn phải có những biện pháp cấp cứu kịp thời để có thể điều trị hiệu quả nhất trong vòng vài giờ sau khi khởi phát.
U nhầy
Mới đây nam bệnh nhân 32 tuổi từ Cà Mau đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM khám do thị lực đột ngột giảm nhanh.
Mắt trái bệnh nhân thị lực giảm dần hơn một năm và mờ nhanh khoảng một tuần gần đây. Bệnh nhân đến Bệnh viện Mắt TP HCM kah1m và được chuyển sang tại Bệnh viện Tai Mũi Họng. Kết quả chụp CT phát hiện khối u nhầy vùng sàng sau huỷ xương và chèn ép thần kinh thị của bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Khoa Mũi Xoang cho biết bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu trong đêm để dẫn lưu khối u nhầy. Sau phẫu thuật một ngày, mắt bệnh nhân đã nhìn thấy gần như bình thường. Bệnh nhân được vợ sắp cưới đón ra viện và trở về quê trước ngày cưới của mình một ngày.
"Rất may mắn bệnh nhân đến sớm và điều trị kịp thời. Bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp tương tự nhưng đến trễ nên thị lực không cứu được và phải chịu mù vĩnh viễn", bác sĩ Hớn chia sẻ.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng cho biết u nhầy sàng sau chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 5%. U thường nằm ẩn sâu bên trong và nội soi mũi xoang cũng không thể phát hiện được. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm rất dễ bỏ sót tình trạng này. Người bị giảm thị lực bất thường sau khi khám mắt không phát hiện bệnh, nên đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mù mắt đáng tiếc.