Mỗi bữa bạn thêm vàng vào cơm hay sao phải dùng đến cân tiểu ly vậy? Mình nhận thấy mình cũng khá cầu kỳ trong việc ăn uống của con mà cũng chưa bao giờ viện đến cân tiểu ly, chỉ dùng cân điện tử nhà bếp (chỉ chính xác trong khoảng 1-2gr). Rồi từ từ cũng chả dùng đến, vì nấu quen rồi, nhìn miếng thịt thì biết nó khoảng bao nhiêu gr. Nấu ăn phải cân bằng cân tiểu ly, khéo bữa nào đấy con ăn kém 1 thìa chắc là mẹ khó ngủ... Con lớn nhà mình cũng gần 12t (trạc con bạn) và 2 đứa nhỏ nữa, 3 đứa chả bao giờ ăn chung bát, uống chung ly với ai. Ăn không hết thì bỏ, uống ko hết thì đổ, chả ai ăn giúp ai. Chỉ khi hơn 1t mình mới ko tiệt trùng bằng nước sôi chén bát của chúng, chứ trước đó nhà có nồi đồ xôi (sâu lòng) là bỏ chén bát vào đấy nấu sôi sùng sục, rồi úp vào tủ cực tím, cực téo Cơm mình nấu cứng, nhận thấy con khó nhai thì mình nấu món khác, đồ ăn lỡ mặn thì cũng đi làm cái khác... Đi ăn cỗ, cưới kiểu truyền thống chúng nó nhấp nháp 1 tí gọi là, ai lạ, ko phải mẹ, ko phải bà, ko phải người phục vụ gắp cho nó thì nó bỏ luôn cái bát ấy, ko dùng (đương nhiên nó làm âm thầm thôi). Cần thêm dao muỗng nĩa mà cô phục vụ đưa ko đúng kiểu, nhắm ko an toàn vệ sinh thì nó cũng bỏ cái đó ra 1 bên, gọi người khác lấy cái khác. Chỉ sẵn sàng hôn người thân trong gia đình như ông bà nội ngoại, cô chú. Mấy lady mà ko thân thiết nó cũng ngại cho hôn, chỉ chạm má nhé nhẹ gọi là. Đi đá bóng lăn lê bò toài thoải mái nhưng về đến nhà việc đầu tiên của 3 đứa là đi ...rửa tay. Trong xe luôn luôn có khăn giấy ướt, khăn giấy khô, nước sát trùng tay, quần áo sạch Mình chả thấy thế là phiền gì cả. Nó biết giữ gìn vệ sinh và tự chăm sóc, bảo vệ nó mình thấy mừng. Con mình vẫn lớn vượt trội. Thằng gần 12t cao 165cm, nặng khỏang 53-55kg. Trẻ con ăn vài bữa cháo ngoài chả sao, nhưng đừng để con lớn cùng với hàng cháo dinh dưỡng lề đường. Mình cũng để ý thấy, những đứa trẻ được cha mẹ "thả lỏng" cái gì cũng ăn thì lại rất tròn trịa, ngược lại các trẻ quá được chăm bẵm thì lại rất khảnh ăn và luôn nhẹ kí hơn mấy bé kia.Mình không đặt nặng về vấn đề cân nặng của con (vì có thể con mình luôn trong/vượt chuẩn). Cái mình quan tâm hơn là sự phát triển trí tuệ của con. Thằng lớn nhà mình đang có nguy cơ thừa cân. Mình luôn miệng nhắc con: thừa cân là coi chừng đầu óc châm chạp, ko linh mẫn. Thừa cân, béo phì cũng làm trẻ phát dục sớm. Phát dục sớm thì sẽ khó phát triển chiều cao.
Gởi từ ứng dụng Webtretho của hanoi136
Ý mình là cái cân nhà bếp đấy (thực sự mình không biết gọi nó là gì) vì mình ko phải lúc nào cũng làm cháo cho con được mà nhiều lúc là bác giúp việc làm bạn ah. Bạn giỏi bạn ước lượng được nhưng giúp việc nhà mình nhiều khi ước lượng không chuẩn nên phải cần cân.
Mình không đến nỗi con không ăn một thìa thì mất ngủ đâu mẹ nó ạ!
Mình xin phép dừng tranh luận ở đây.
Con bé 2 tuổi nhà mình có bà, hai giúp việc, thìa bát hơi tý lại tiệt trùng, thịt gạo cân bằng cán tiểu ly cho chuẩn, rau gà cuối tuần lấy từ trang trại ra còi vẫn hoàn còi. Nhiều lúc vẫn thấy mình đoảng, vì khéo thì con đã ko thế. Trong khi hàng xóm nhà mình con cái ăn uống sam sưa cứ như củ khoai, vừa to vừa khoẻ, rõ ràng mẹ nó khéo hơn mình. Nói chung nhiều khi cũng nên phiên phiến có khi con lại khoẻ mạnh, dễ thích nghi. Đấy là đứa bé.
Còn chuyện đứa lớn 12 tuoi, cũng vì chăm kĩ quá mà giơ như một ông già khó tính. Ko ăn chung thìa cốc với ai bao giờ nên hôm nào quên bình nước thì cả ngày nhịn uống. Hoa quả ko tin ai ngoài mẹ, mẹ gọt mẹ bóc mới dám ăn. Đồ ăn chỉ hơi mặn hơn bt tý thì ko động đũa, cơm hơi rắn thì bỏ dở. Đi ăn cỗ bác nào quý gắp cho miếng thịt thì thôi mất toi bữa cỗ vì ko dám ăn. Chán kinh dị nhưng chả biết trách ai, chỉ biết trách mình, ngày xưa mình tuyên truyền vệ sinh cho nó kinh quá, cầu kì với nó quá.
Đen đứa thứ 2 mà vẫn ko rút được kinh nghiệm, vì xót con, van chăm băm tý một. Tương lai chắc giống thằng anh. Bọn bạn thân nó chửi suốt, nó bảo điên, cần gì phải thế, phiên phiến cho nó còn lớn.
Suy ra mình thấy, ăn vài bữa cháo dinh dưỡng chả có gì to tát cả. Có cái nhìn tưởng sạch nhưng chưa chắc đã sạch, có việc nhìn tưởng tốt chưa chắc đã tốt.
Gởi từ ứng dụng Webtretho của hanoi136