Hic, hôm trước đi tháp Eiffel đã tự dặn lòng là ko mua mấy cái souvenirs made in China,
Sinh tháng 5/2013 thì mới 13-4 tháng chứ lấy đâu ra 18 tháng hả báo? Ps: loại bảo mẫu khốn nạn
Mình thì hối hận may áo dài mỗi khi về Việt nam nhưng cuối cùng chẳng có dịp nào để mặc.:)
Tui tìm đoạn nhạc đó hoài không ra. Đành phải cắt đoạn đó trong phim chuyển thành mp3 nghe cho đã luôn
search trên google thấy báo nào cũng đăng là em bé 13 tháng
tội nghiệp con quá
Có rất nhiều dịp để mặc áo dài như những ngày khai trường, tốt nghiệp, tiệc cưới, tiếp khách, tết nguyên đán, đi lễ chùa/ nhà thờ,...
mình đã khóc khi đọc những bài viết về áo dài này nên post cho bạn đọc để yêu thêm áo dài VN, tháng trước gặp 1 số việt kiều về nước, ai cũng nói rằng khi ra nước ngoài rồi thì càng thấy yêu hơn chiếc áo dài vì giúp mình tự hào về dân tộc và ko bị hòa tan
Chiếc áo dài của cụ bà bán vé số
Mỗi buổi cà phê sáng, tôi luôn bắt gặp một cụ bà bán vé số tuổi ngoài 60, dáng người lom khom, vận hai lớp áo bà ba cũ kỹ, nón lá lụp xụp che đầu. Cùng đôi nạng gỗ thay đôi chân tật nguyền, cụ khập khiễng đi khắp phố chợ với xấp vé số trên tay. Hình ảnh bà cụ trong tôi luôn gắn liền với vẻ ngoài khắc khổ nhuộm đầy sương gió.
Rồi ngày nọ, tôi cao hứng dậy sớm đi bộ tập thể dục. Đi ngang nhà thờ cũng là lúc các tín đồ Công giáo tan buổi lễ sớm, tôi bắt gặp một bóng hình quen thuộc: là cụ bà ấy cùng đôi nạng gỗ. Khác chăng, không phải chiếc áo bà ba nhàu cũ mà là tà áo dài trang trọng màu tím sậm. Tôi lặng lẽ nhìn diện mạo khác của cụ trong tà áo, tuy đơn sơ nhưng nhã nhặn, thanh cao. Hôm sau gặp lại, hỏi thăm, mắt cụ như sáng lên khi kể về chiếc áo: “Áo đó của chị bạn tặng tôi. Hơn 20 năm rồi, tôi mặc mỗi cuối tuần đi lễ. Nhờ giữ gìn cẩn thận nên áo gần như mới nguyên, chưa sứt đường chỉ hay mất cái nút nào. Chiếc áo là gia tài lớn nhất của tôi”.
Từ hôm đó, mỗi sáng chủ nhật tôi lại dậy sớm để được ngắm cụ tan lễ trong tà áo dài tím quen thuộc. Cụ đẹp hơn nhiều trong chiếc áo. Dường như sự khiếm khuyết về hình thể, vóc dáng hay tuổi tác không hề ảnh hưởng đến nét duyên dáng, sự dung dị, thanh cao của áo dài. Và như lời bà cụ tâm sự: “Áo dài đâu phải chỉ dành cho người có vóc dáng đẹp. Mặc áo dài là cách thể hiện sự kính trọng với truyền thống dân tộc, mặc để nhớ về quê hương, nguồn cội, ông bà”.
THANH VÂN (TP Trà Vinh)
Lội ngược dòng để biết yêu nguồn cội
Những ngày học cấp III, tôi chưa biết yêu áo dài. Mặc áo dài theo quy định vào mỗi thứ hai đầu tuần khiến tôi cảm thấy bất tiện, vướng víu. Lên đại học, được tìm hiểu nhiều nền văn hóa các nước, tiếp xúc với bạn trẻ đến từ phương xa, tôi bàng hoàng nhận ra mình đang bị “hòa tan”. Không bản sắc, không có lòng tự hào, không biết mình là ai... Tôi không có sức mạnh để trưởng thành. Từ đó tôi quyết định “lội ngược dòng” tìm về cội nguồn, học về văn hóa Việt, rồi phải lòng áo dài.
Vừa rồi có dịp sang Bangkok (Thái Lan) trong chuyến thực tập cuối khóa, tôi có xếp theo hai bộ áo dài nhưng ngại ngần không dám mặc. Cô trưởng khoa của tôi khích lệ: “Mặc đi em. Trang phục truyền thống của dân tộc mình mà!”. Tôi vững dạ mặc áo dài dạo khắp đường phố Bangkok. Từ bảo tàng, chùa chiền, khu trung tâm thương mại, quán ăn, phố đi bộ... đi tới đâu người khác cũng ngoái nhìn, loáng thoáng tiếng “aodai” hay “Vietnam”. Cậu bạn người Thái Lan đi cùng nháy mắt: “Bạn hẳn là tự hào lắm”, tôi mỉm cười mãn nguyện. Tà áo dài Việt đẹp như thế.
Là sinh viên, tiền làm thêm dành dụm được phần lớn tôi dùng để lựa vải và may áo dài theo ý mình. Mỗi lần đến hiệu may nhận áo mới, cảm giác trân quý như cầm trên tay báu vật.
Đã mê áo dài rồi, sau này tốt nghiệp tìm việc làm, tôi tự nhủ sẽ tìm nơi nào được mặc áo dài suốt ngày, nơi tà áo dài được trân trọng như nó luôn xứng đáng được như vậy.
NGÔ HOÀNG TRÚC MINH (Sinh viên quan hệ quốc tế Trường đại học KHXH&NV TP.HCM)
http://aodai.tuoitre.vn/ao-dai-viet/12/ao-dai-khong-chi-danh-cho-nguoi-dep.html
dùng phần mềm trackID trong điện thoại sony sẽ tìm ra đó mẹ ku tin