Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Nơi tôi hiện diện chỉ một mình tôi
Chương 2: Những câu chuyện li kì
Năm lớp 4 là năm đầy chuyện kì thú về tôi, về cuộc sống và môi trường đã đưa dắt tôi trở thành con người như ngày hôm nay. Tôi không biết mình có bị ám không, hay tự bản chất tôi như vậy nhưng năm tôi 10 tuổi, tôi đã chính thức được gắn mác lập dị trong mắt mọi người. Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác của ngày hôm ấy, ngày mà xém tí nữa tôi sẽ buông tay mãi mãi, nhắm mắt mãi mãi và mọi thứ sẽ chấm dứt ở độ tuổi tròn trịa, con số 10, để rồi 10 năm sau, khi tôi 20 tuổi, tôi nhận thêm một cú shock khác và làm tôi thay đổi thêm một lần nữa. Tôi hy vọng năm tôi 30, 40 cũng sẽ có những cú “hit” như vậy nhưng là những điều tốt đẹp chứ không phải những điều quá đau lòng.
Chiều hôm ấy, sau khi tan học, tôi vẫn đi bộ về nhà trên con đường quen thuộc. Hôm ấy tôi rất thẫn thờ, tôi chẳng nhìn ai hay thứ gì, cứ một mạch bước đi vô hồn. Không phải lúc ấy tôi mới vô hồn, tôi luôn vô hồn khi tôi một mình. Nếu có ai đó cạnh tôi, tôi sẽ khoác một vẻ mặt khác, và khi một mình, tôi không biết con người tôi khi ấy là ai. Tôi nắm lấy hai quai đeo ba lô, bước đi từng bước nhanh chóng. Tôi luôn đi nhanh, không phải vì sợ sệt ai đó sẽ đi theo sau tôi hay vì tôi đã trễ giờ. Chỉ đơn giản đó là thói quen của tôi thôi. Đến tận khi tôi lớn lên, tôi vẫn giữ thói quen đi bộ nhanh với những bước dài. Ngôi trường tôi học mang tên trường Tiểu học Cam Lợi. Lúc nhỏ tôi không nghỉ nhiều về cái tên Cam Lợi, nhưng đến cấp 2 thì tôi lại cho rằng cái tên này thật ngu ngốc. So với trường Cam Linh hay Cam Lộc thì cái từ Lợi dường như chả liên quan gì mấy đến “thánh thần”, mà có khi tôi lại có thể dựng nên câu chuyện đùa rằng nếu bạn ăn nhiều Cam thì sẽ có Lợi cho đường ruột chăng? Con đường hôm ấy có lẽ hơi dài, hay do bước chân tôi ngắn lại? Nói đúng hơn tôi không muốn về nhà? Tôi chẳng biết nữa, chỉ thấy hôm ấy thật là một ngày mệt mỏi. Bước chân tôi dừng lại cạnh một cây me cổ thụ. Trông cây me ấy thật vĩ đại, nó cao chắc phải đến 10m nhỉ, có khi hơn, tôi ngước nhìn và không biết điểm dừng của nó ở đâu, có khi lên đến 20, 30 m không chừng. Tôi nhìn qua phía bên kia đường, một người phụ nữ đang bưng một cái khay trà nói chuyện với ai đó tôi chẳng biết. Tôi chẳng nhìn trái cũng chẳng nhìn phải, tôi bước thẳng về phía người phụ nữ đó và “rầm”. Tôi quay sang trái, một người đàn ông thò đầu ra mắng chửi tôi. Tôi không nhớ rõ ông chú ấy đã nói gì, những gì tôi để ý đó là một cái xe tải nhỏ màu trắng với một đống thùng hàng rơi rớt ngoài đường. Ông chú ấy mắng tôi, nhưng tôi dường như chẳng quan tâm. Tôi nhìn ông chú cười một cái rõ vô hồn, rồi hai tay tiếp tục nằm quai ba lô đi thẳng về phía bên kia đường. Người phụ nữ với khay trà nhìn tôi, trên tay bà không còn bất kì cái khay nào nữa, tất cả đã rơi rụng xuống đất, tan nát. Tôi chẳng buồn nhìn bà, một mạch đi thẳng vào cừa chính, tiến về căn phòng nhỏ nào đó, cởi bỏ cái cặp nặng trịch và nằm ngủ. Chắc ngoài kia người đàn bà ấy đang bận rộn với những lời xin lỗi ríu rít, và có thể là đang thay tôi nhận thêm vài lời mắng chửi. Nhưng tôi không đủ sức quan tâm nữa, tôi chỉ biết mắt tôi muốn nhắm lại. Và tôi đã thiếp đi trong mơ màng. Từ sau vụ việc ấy, trực giác của tôi có vẻ nhạy hơn, hẳn vậy. Tôi kể với giọng điệu thật bình thản nhưng có lẽ sâu thẳm trong trái tim, tôi đã sợ đến muốn khóc và cảm giác đó vẫn còn ngự trị trong đầu tôi. Cảm giác sắp chết vì một chiếc xe tải nhỏ cách tôi tầm 20cm. Tôi chẳng nhớ rõ lắm những chuỗi ngày sau đó tôi sống ra sao, có bị mắng chửi không. Nhưng nối tiếp vụ tai nạn này là một vụ minh chứng rõ ràng cho sự lập dị của tôi. Đến khi nghĩ lại tôi nghĩ có lẽ mình bị tâm thần hạng nhẹ. May mà mẹ tôi đã cho tôi đi học, tiếp xúc với con người, nếu không tôi sẽ mắc bệnh tâm thần nặng và có thể sẽ gây ra những việc xấu xa kinh khủng nào đấy mà báo chí vẫn thường hay đăng. Có vậy nói mới giáo dục rất quan trọng. May sao, tôi đã được sống trong môi trường giáo dục có vẻ cũng ổn. Hôm ấy có lẽ là ngày nghỉ, tôi không nhớ lắm vì tôi dám chắc rằng tôi đã không mặc đồng phục và sự việc hôm ấy cũng diễn ra vào buổi chiều. Cạnh ngôi nhà tôi ở là một cái nhà kho nhỏ, chiều rộng chỉ tầm 1,5 – 2m và chiều dài chắc 15 – 20m. Hàng hóa chất đầy trong căn phòng ấy, nào là xảm, mút, lưới, bù lon ốc vít, ống nhựa, thảu đồng,… Có nhiều thứ khác nữa nhưng tôi xin thề là đến bây giờ tôi vẫn chẳng nhớ nổi tên những thứ vật liệu xây dựng tàu thuyền ấy, trừ những cái quá phổ biến (trong mắt tôi). Tôi ngồi bệt dưới sàn, cách cửa ra vào tầm 7m, và cố gắng sắp xếp những thứ đồ dễ cháy xung quanh mình một cách đẹp mắt nhất, và đương nhiên là phải xa tôi một tí. Tôi ngồi ở giữa, cầm trên tay quẹt diêm. Tôi rút ra một cây diêm, quẹt lửa một phát, châm từ từ vào đống xảm (tra google để biết), và vài chục giây sau, tốc độ lan truyền của ngọn lửa thật tuyệt diệu, nhanh hơn bất cứ thứ gì tôi từng thấy. Tôi ngồi ở giữa, nhìn ngọn lửa nhỏ vây quanh mình, mùi khói xộc vào mũi tôi, tôi không thấy khó chịu vì bao nhiêu đây chưa đủ tạo ra lượng cacbon lớn để làm tôi ngạt thở. Tôi ngồi như thế cũng được vài phút đến khi tôi nghe tiếng cửa sắt mở xẹt xẹt, tiếng la hét thất thanh của một người đàn bà và giọng nói rất rõ ràng, to và bổng:
- Ra khỏi đám lửa ngay, ra ngoài đi con
Tôi nhìn bà và vẫn ngồi lì trong đống lửa, khói lan tỏa khắp phòng nhưng vẫn không đủ làm tôi thấy khó chịu. Đến khi bà lật đật chạy đi đâu đó, chắc là đi lấy nước dập lửa, tôi mới bước ra khỏi vòng tròn ánh màu lửa đỏ vàng ảo diệu, đi thẳng vào trong phòng. Đương nhiên tôi có ngó sơ qua, không chỉ một mình bà cầm xô nước, tôi thấy một loạt người, có lẽ là hàng xóm cùng thi nhau dập lửa. Thật ra lửa không quá lớn nên họ sẽ dập nhanh thôi. Tôi mặc kệ, tiếp tục đi vào phòng và ngủ ngon lành. Tôi cũng không nhớ rõ đoạn sau bà có trách móc la mắng gì tôi không nhưng tôi vẫn còn sống tới giờ thì hẳn bà cũng chẳng làm gì “quá” với tôi. Ít nhất người tôi không dính vết thương nào do bạo hành gia đình. Nhưng không có nghĩa là người tôi trơn tru và không có lấy một vết thẹo. Nhớ xem nào, vết thẹo lớn nhất tôi có là khi tôi đang học lớp 2, hay lớp 3 hay mẫu giáo gì đấy tôi không nhớ. Chính xác hơn là nó diễn ra ở căn nhà đầu tiên của gia đình tôi. Một căn nhà trắng, cũ kỹ ngay đầu hẻm, và ngay sau lưng nhà tôi và nhà ông bà hàng xóm nào đấy với một bầy vịt hay ngan. Tôi không phân biệt nổi hai giống sinh vật ấy khi tôi còn nhỏ. Nên tôi gọi đại, trúng con nào thì trúng, nhưng đến lớn thì tôi có thể khẳng định cái lũ lóc nhóc sau nhà tôi là bầy ngan. Vì sao tôi phải phân biệt vịt và ngan ư? Bởi một trong số chúng sẽ góp mặt vào câu chuyện tôi sắp kể tiếp theo. Lùi lại quá khứ vài năm, ở căn nhà đầu tiên, tôi nhớ hai câu chuyện không mấy li kì nhưng mang hơi hướng kinh dị. Lúc ấy tôi đi đâu đó chơi và khi về nhà, tôi thấy mẹ tôi đang tiếp khách ngoài sảnh, gần cầu thang. Từ mặt đất đến cái sảnh rộng ấy có đến 10 bậc thang hơn, tôi không nhớ rõ nhưng tôi chắc rằng, lúc ấy tôi không đi nhẹ nhàng từng bước mà bay 2 3 bậc cùng lúc. Kết quả, ở bậc cuối cùng tôi vấp ngã, và trước đó vài giây, ông khách kia lỡ quơ tay và làm rớt cái gạt tàn thuốc bằng thủy tinh. Gạt tàn nát thành từng mảnh. Khi chân tôi vấp vào bậc thang cuối cùng, tôi có thể cảm nhận rõ khuôn mặt mình sắp chạm vào đống thủy tinh vỡ vụn kia. Tôi trợn mặt và không còn kịp suy ngĩ gì, tôi hất người một cái, đầu gối tôi sà vào đống mảnh chai thủy tinh, hai tay tôi chống xuống đất như vận động viên chống đẩy chuyên nghiệp. Tôi còn nhớ như in cái cảm giác ghê rợn ấy, dù chân tôi đang đầm đĩa trong vũng màu và hàng tá mảnh chai thủy tinh vương vãi trên sàn, tôi không hề để tâm đến cảm giác đau ở đầu gối lúc ấy, tôi đang sợ cảm giác khi mặt đối mặt với mảnh chai thủy tinh “nheo nhóc” trên sàn, chuyện gì sẽ xảy ra nếu là mặt tôi đập vào đống mảnh chai đó mà không phải do cái đầu gối. Tôi sẽ ra sao nếu tôi không kịp hất cả người lên? Thật ghê rợn, chẳng khác gì bộ phim kinh dị. Mẹ tôi và ông khách kia có lẽ hồn bay phách lạc ngay lúc ấy, họ phản ứng rất chậm sau khi chân tôi va vào đống mảnh chai. Mẹ tôi vội đi lấy hộp y tế để xử lý vết thương cho tôi. Ông khách kia thì không cần nói, nhìn mặt có vẻ hối lỗi vô cùng nên cũng chung tay giúp tôi băng bó vết thương. Dù tôi vừa trải qua cơn ác mộng kinh hoàng ấy nhưng mẹ tôi vẫn kịp chê trách:
- Sao mà ẩu thả vậy, lỡ trúng mặt rồi tính sao
Tôi chỉ muốn nói với bà rằng lỡ trúng mặt thì tôi đi tự sát luôn cho xong. Đến giờ vết thẹo do mảnh chai đó gây ra vẫn còn tới giờ, một mảnh kí ức hiện thực như nhắc nhở tôi về sự hậu đậu của mình. Thật ra đến khi vào Đại học tôi mới có thể khẳng định rằng, từ lúc sinh ra là tôi đã mắc bệnh hậu đậu, tôi có thể vấp ngã bất kì lúc nào, có lẽ chân tôi có tật hay một cái gì đó đặc biệt. Sau này có thể tôi sẽ kể thêm cho các bạn nghe những lần vấp ngã vô lý hết sức của tôi. Cứ thế đôi chân xinh đẹp của tôi mang một vết thẹo lớn và lồi thịt. Đúng là kinh dị. Nhưng có lẽ hình ảnh mà tôi sắp miêu tả tiếp theo mới làm cho cả tôi và các bạn thấy ớn lạnh. Tôi không nhớ rõ là ngày hôm đó là ngày như thế nào, sáng trưa chiều tối ra sao, tôi chỉ biết tôi tình cờ nhảy ra sau nhà hàng xóm để chơi bời hay định chọc ghẹo lũ sinh vật lóc nhóc sau nhà hay để làm gì đấy, nhưng tôi ước mình không ra sau nhà lúc đó. Nghĩ đến mà cả người tôi cứ rần rần, bụng có cảm giác nóng rát khó tả. Thật tế trong tự nhiên, một con voi có thể đạp chết một con người, huống chi là những thứ sinh vật như chuột, gián, ruồi muỗi và kiến. Và đương nhiên con ngan, nó không to như con voi nhưng thật ra chúng cũng chẳng nhỏ nhắn dễ thương gì lắm. Vậy mà đập vào mắt tôi là hình ảnh một con ngan trắng muốt đang nằm trợn mắt dưới đất, mặc dù hàng vạn hàng tỉ lũ kiến vây quanh. Đúng vậy, con ngan ấy chết rồi. Tôi không biết là nó chết vì gì nhưng trong đầu tôi lúc đó hoảng sợ tột độ, tôi nhìn nó và nhìn lũ kiến bầy đàn thay nhau bò khắp người con ngan. Lúc ấy tôi tin chắc rằng hung thủ giết con ngan là hàng vạn con kiến nhỏ. Trời đất, thế nào mà chúng có thể giết chết một sinh vật to hơn chúng hàng vạn lần thế kia? Tôi rối loạn, tay chân run cầm cập và bỏ chạy về nhà, mang theo hình ảnh chết chóc và đôi mắt trợn trắng của con ngan. Tôi đã shock nặng, lần đầu tiên tôi chứng kiến cái chết. Chỉ là một con vật luôn bị giết lấy thịt bởi loài người đã làm tôi thấy run đến mức này thì tôi không tưởng tượng nổi cảnh một con người chết nó sẽ như thế nào. Lớn dần, tôi quen với cảnh chết chóc hơn, nhưng là trong phim ảnh nên hình ảnh con ngan với đàn kiến bu quanh cũng nhạt dần trong kí ức của tôi. Nhưng với tôi nó là hình ảnh mà có thể nói là kinh dị nhất tôi từng chứng kiến ngoài đời. Thế mới nói chúng ta không nên đánh giá sức mạnh của một thứ qua vẻ ngoài của chúng, loài yếu thường tụ tập bầy đàn với nhau để duy trì sự tồn tại của chúng, để bảo vệ lẫn nhau và khi một thứ to lớn hơn đe dọa mạng sống của chúng, chúng sẽ giết bạn dù cho bạn là ai đi nữa. Đó là lý do tôi chẳng bao giờ dám khinh thường ai, từ đứa học dở đến đứa lùn tịt hay đứa có quá khứ đau lòng hay đứa có dị tật. Sinh ra với những thiếu sót trên cơ thể, bạn sẽ có tinh thần vững vàng hơn vì bạn sẽ phải chống chọi mỗi ngày với những lời sỉ nhục vô tình. Tôi tin là vậy. Vì tôi cũng là minh chứng sống cho những lời sỉ nhục về chiều cao, về tính cách lập dị hay đôi mắt ti hí hay mái tóc lưa thưa vài cọng và thậm chí là cái bụng mỡ của mình. Cứ thế, cuộc sống của tôi – một cô bé học sinh tiểu học non nớt – trải qua những câu chuyện vô cùng li kì và có thể là đã ám ảnh tôi trong giấc mơ, trong suy nghĩ và đau lòng hơn là trong chính thực tại. Nếu được lựa chọn lại rằng tôi sẽ chọn tiếp tục chuỗi kí ức về những câu chuyện kì lạ đã xảy ra hay những điều bình dị hơn thì, có lẽ tôi cũng không dám chắc được câu trả lời của mình, bởi tôi đã không có kí ức về tuổi thơ vui đùa nhiều. Thực ra là có, những phần kí ức đó không đủ mạnh để lấn át những điều ki lì hơn, gây cấn hơn và hằn sâu hơn trong não tôi. Nếu có thể, tôi thật lòng muốn nghe phần kí ức tuổi thơ ngược lại với tôi, tôi muốn biết liệu những thất bại mà tôi đã trải qua sẽ gây dựng nên một tương lai tốt đẹp hơn ở phía trước hay chỉ làm tôi thêm mệt mỏi. Nếu tôi sống đến tuổi 80, hẳn tôi sẽ có câu trả lời. Nhưng liệu tôi có sống được đến độ tuổi ấy? Đó là lý do tôi dành một ít thời gian của mình để viết nên câu chuyện của chính mình, tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy một phần nào đó các bạn trong câu chuyện đời tôi.
08:01 SA 24/08/2015
Nơi tôi hiện diện chỉ một mình tôi
Sorry các bạn, tự dưng thấy có người reply bài của mình nên mình thấy vui vui, chứ nếu không chắc mình bỏ luôn cái webtretho :p đăng trên wattpad tự kỉ một mình rồi :D Cảm ơn #thuocduocden93 nhiều nhé :3 bạn làm mình có tí động lực viết rồi nè :D
Chương 1: Mẹ ơi, con buồn lắm (bổ sung)
Chiều đến, tôi không biết mình đã làm gì, có lẽ chỉ nằm ở nhà một cách uể oải khó nhọc như một bà cụ gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển. Thật ra tôi chẳng muốn đi đâu cả. Cái sự biếng nhác này có lẽ đã ăn sâu vào não tôi từ nhỏ đến ngay cả lúc tôi lớn lên. Thật khó để thay đổi một thói quen, chỉ là tôi lại lười thay đổi mà thôi. Đêm đến, tôi đã khóc. Tôi cô đơn. Chiều giờ mẹ tôi bận bán buôn nên bỏ tôi ở tầng trên, làm gì mặc, nói đúng hơn làm sao mẹ tôi đủ thời gian quan tâm tôi hay ai khác. Nhà tôi có đến 3 anh em và không phải tôi luôn nhận được đặc ân từ mẹ. Tôi không thể nói mẹ rằng đừng quan tâm anh hai và em út nữa, hãy nhìn về con, con muốn là số một, chỉ một mình con thôi. Có lẽ lúc bé ai cũng có tư tưởng này và hình như tôi dù muốn trở nên lập dị vẫn mang suy nghĩ này, suy nghĩ của một đứa trẻ thực thụ. Nhưng tôi mãi mãi không bao giờ có được cảm giác được quan tâm quá nhiều vì bố tôi là quân nhân, ông luôn túc trực ở đơn vị của mình, nhiều lắm một tuần về được 1 lần. Cứ thể tiểu học của tôi trôi qua không có bao nhiêu kí ức về người bố. Mà nói đúng hơn kể cả khi lớn lên, tôi cũng chẳng có nhiều kí ức vui đùa cùng ông. Điều duy nhất hiện hữu trong đầu tôi khi nhắc tới bố là những trận cãi vả đánh nhau giữa bố mẹ. Sau này, tôi còn nhớ đến nụ cười hiền hậu của bố, nhưng bao nhiêu đó không đủ xóa tan kí ức về bạo lực trong gia đình. Mẹ tôi là người phụ nữ tài giỏi. Tôi phải công nhận điều này nhưng có lẽ cũng vì thế là cuộc sống tình cảm của bà không được trọn vẹn. Với tư cách là vợ, tôi thấy bà thật tội nghiệp vì chồng đi suốt ngày suốt đêm, bận rộn vô cùng, không biết trong mắt bố tôi có coi mẹ tôi là vợ không nhỉ. Mãi mãi tôi không trả lời được câu hỏi này một cách xác đáng, vì tôi chưa từng là một người vợ. Ở cương vị người mẹ, tôi cũng không dám chắc bà là người mẹ hoàn hảo, trong mắt tôi bà là người mẹ tài giỏi vì luôn nổ lực kiếm tiền, với tài kinh doanh thiên bẩm và khả năng nói chuyện cuốn hút, đặc biệt trên khuôn mặt bà luôn tỏa ra khí chất của người phụ nữ sang trọng, quý phái khiến ai nhìn cũng vừa sợ vừa cảm phục. Tôi không phải là ngoại lệ, đến bây giờ, tôi vẫn bị cái khí chất ấy của bà làm cho ngợp thở mỗi lần tôi đứng trước bà và nói dối điều gì đó. Bà biết tất cả mọi thứ. Bạn không dễ dàng qua mặt một người lớn có thâm niên đâu. Mẹ tôi giỏi giang vậy đấy nhưng bà không hoàn hảo. Bà không thường nấu cơm cho chúng tôi, kí ức về những bữa ăn chung ấm cúng của gia đình trong tôi khá mơ hồ, mà có thể là chẳng có gì. Tôi nhớ nhất là cảnh mẹ chở tôi và em gái đi ăn bánh xèo ở dưới Cảng. Đến khi lớn lên tôi quay lại nơi này, cô bán bánh ấy vẫn nhớ chị em tôi. Tôi thích bánh xèo, mà đúng hơn là thích hải sản. Thật may vì tôi sống ở gần biển, hải sản luôn đủ đầy, nếu không tôi chẳng biết mình sống bằng thứ thực phẩm nào nữa. Cứ thế tôi hồi tưởng nhiều chuyện đã xảy ra, có lẽ những kí ức đó sẽ không vơi trong tâm trí tôi. Rồi màn đêm cũng thật sự buông xuống. Tôi nằm ngủ trong khó nhọc, trăn trở đủ điều. Tôi tỉnh dậy và bước vài bước luẩn quẩn trong căn phòng. Chợt tôi dừng lại trước gương, tôi nhớ cô Doanh, nhớ cảm giác cô chăm sóc tôi, nhớ hủ sữa chua, nhớ ly chè ngọt lịm mà tôi cố gắng nuốt trôi. Nước mắt chảy và tôi đã khóc trong đêm, chỉ là không bật thành tiếng. Hẳn là phải vậy rồi, nếu mẹ tôi nghe thấy tiếng khóc của tôi thì chắc tôi chẳng biết phải làm để nhìn bà, để trả lời những câu hỏi của bà. Tôi chọn cách khóc trong im lặng Tôi tự nhìn mình trong gương, đôi mắt nhỏ xíu với hàng lệ dài lăn trên má. Tôi đã mím chặt môi, tay trái đặt vào lồng ngực như một người khó thở và sắp đối diện với cái chết, tôi phải nắm chặt đấm vào gương. Đúng vậy, tôi muốn đấm vào thực tại, vào khuôn mặt đang hiện diện trong chiếc gương. Ước gì ai đó có thể đấm tôi một cái thật đau để tôi bừng tỉnh, để tôi có lý do rằng mình khóc vì bị đấm đau, chứ không phải khóc vì trái tim bị tổn thương. Đêm ấy thật dài, có lẽ tôi đã mang những giọt nước mắt ấy đi ngủ, cũng có thể gối tôi đã ướt đẫm và ngay sáng hôm sau, tôi liền lật ngược chiếc gối lại, để phần khô ráo vẹn nguyên, để không ai biết phần yếu đuối trong tôi.
07:48 SA 24/08/2015
k
kaida.bien
Hóng
321
Điểm
·
3
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Năm lớp 4 là năm đầy chuyện kì thú về tôi, về cuộc sống và môi trường đã đưa dắt tôi trở thành con người như ngày hôm nay. Tôi không biết mình có bị ám không, hay tự bản chất tôi như vậy nhưng năm tôi 10 tuổi, tôi đã chính thức được gắn mác lập dị trong mắt mọi người. Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác của ngày hôm ấy, ngày mà xém tí nữa tôi sẽ buông tay mãi mãi, nhắm mắt mãi mãi và mọi thứ sẽ chấm dứt ở độ tuổi tròn trịa, con số 10, để rồi 10 năm sau, khi tôi 20 tuổi, tôi nhận thêm một cú shock khác và làm tôi thay đổi thêm một lần nữa. Tôi hy vọng năm tôi 30, 40 cũng sẽ có những cú “hit” như vậy nhưng là những điều tốt đẹp chứ không phải những điều quá đau lòng.
Chiều hôm ấy, sau khi tan học, tôi vẫn đi bộ về nhà trên con đường quen thuộc. Hôm ấy tôi rất thẫn thờ, tôi chẳng nhìn ai hay thứ gì, cứ một mạch bước đi vô hồn. Không phải lúc ấy tôi mới vô hồn, tôi luôn vô hồn khi tôi một mình. Nếu có ai đó cạnh tôi, tôi sẽ khoác một vẻ mặt khác, và khi một mình, tôi không biết con người tôi khi ấy là ai. Tôi nắm lấy hai quai đeo ba lô, bước đi từng bước nhanh chóng. Tôi luôn đi nhanh, không phải vì sợ sệt ai đó sẽ đi theo sau tôi hay vì tôi đã trễ giờ. Chỉ đơn giản đó là thói quen của tôi thôi. Đến tận khi tôi lớn lên, tôi vẫn giữ thói quen đi bộ nhanh với những bước dài. Ngôi trường tôi học mang tên trường Tiểu học Cam Lợi. Lúc nhỏ tôi không nghỉ nhiều về cái tên Cam Lợi, nhưng đến cấp 2 thì tôi lại cho rằng cái tên này thật ngu ngốc. So với trường Cam Linh hay Cam Lộc thì cái từ Lợi dường như chả liên quan gì mấy đến “thánh thần”, mà có khi tôi lại có thể dựng nên câu chuyện đùa rằng nếu bạn ăn nhiều Cam thì sẽ có Lợi cho đường ruột chăng? Con đường hôm ấy có lẽ hơi dài, hay do bước chân tôi ngắn lại? Nói đúng hơn tôi không muốn về nhà? Tôi chẳng biết nữa, chỉ thấy hôm ấy thật là một ngày mệt mỏi. Bước chân tôi dừng lại cạnh một cây me cổ thụ. Trông cây me ấy thật vĩ đại, nó cao chắc phải đến 10m nhỉ, có khi hơn, tôi ngước nhìn và không biết điểm dừng của nó ở đâu, có khi lên đến 20, 30 m không chừng. Tôi nhìn qua phía bên kia đường, một người phụ nữ đang bưng một cái khay trà nói chuyện với ai đó tôi chẳng biết. Tôi chẳng nhìn trái cũng chẳng nhìn phải, tôi bước thẳng về phía người phụ nữ đó và “rầm”. Tôi quay sang trái, một người đàn ông thò đầu ra mắng chửi tôi. Tôi không nhớ rõ ông chú ấy đã nói gì, những gì tôi để ý đó là một cái xe tải nhỏ màu trắng với một đống thùng hàng rơi rớt ngoài đường. Ông chú ấy mắng tôi, nhưng tôi dường như chẳng quan tâm. Tôi nhìn ông chú cười một cái rõ vô hồn, rồi hai tay tiếp tục nằm quai ba lô đi thẳng về phía bên kia đường. Người phụ nữ với khay trà nhìn tôi, trên tay bà không còn bất kì cái khay nào nữa, tất cả đã rơi rụng xuống đất, tan nát. Tôi chẳng buồn nhìn bà, một mạch đi thẳng vào cừa chính, tiến về căn phòng nhỏ nào đó, cởi bỏ cái cặp nặng trịch và nằm ngủ. Chắc ngoài kia người đàn bà ấy đang bận rộn với những lời xin lỗi ríu rít, và có thể là đang thay tôi nhận thêm vài lời mắng chửi. Nhưng tôi không đủ sức quan tâm nữa, tôi chỉ biết mắt tôi muốn nhắm lại. Và tôi đã thiếp đi trong mơ màng. Từ sau vụ việc ấy, trực giác của tôi có vẻ nhạy hơn, hẳn vậy. Tôi kể với giọng điệu thật bình thản nhưng có lẽ sâu thẳm trong trái tim, tôi đã sợ đến muốn khóc và cảm giác đó vẫn còn ngự trị trong đầu tôi. Cảm giác sắp chết vì một chiếc xe tải nhỏ cách tôi tầm 20cm. Tôi chẳng nhớ rõ lắm những chuỗi ngày sau đó tôi sống ra sao, có bị mắng chửi không. Nhưng nối tiếp vụ tai nạn này là một vụ minh chứng rõ ràng cho sự lập dị của tôi. Đến khi nghĩ lại tôi nghĩ có lẽ mình bị tâm thần hạng nhẹ. May mà mẹ tôi đã cho tôi đi học, tiếp xúc với con người, nếu không tôi sẽ mắc bệnh tâm thần nặng và có thể sẽ gây ra những việc xấu xa kinh khủng nào đấy mà báo chí vẫn thường hay đăng. Có vậy nói mới giáo dục rất quan trọng. May sao, tôi đã được sống trong môi trường giáo dục có vẻ cũng ổn. Hôm ấy có lẽ là ngày nghỉ, tôi không nhớ lắm vì tôi dám chắc rằng tôi đã không mặc đồng phục và sự việc hôm ấy cũng diễn ra vào buổi chiều. Cạnh ngôi nhà tôi ở là một cái nhà kho nhỏ, chiều rộng chỉ tầm 1,5 – 2m và chiều dài chắc 15 – 20m. Hàng hóa chất đầy trong căn phòng ấy, nào là xảm, mút, lưới, bù lon ốc vít, ống nhựa, thảu đồng,… Có nhiều thứ khác nữa nhưng tôi xin thề là đến bây giờ tôi vẫn chẳng nhớ nổi tên những thứ vật liệu xây dựng tàu thuyền ấy, trừ những cái quá phổ biến (trong mắt tôi). Tôi ngồi bệt dưới sàn, cách cửa ra vào tầm 7m, và cố gắng sắp xếp những thứ đồ dễ cháy xung quanh mình một cách đẹp mắt nhất, và đương nhiên là phải xa tôi một tí. Tôi ngồi ở giữa, cầm trên tay quẹt diêm. Tôi rút ra một cây diêm, quẹt lửa một phát, châm từ từ vào đống xảm (tra google để biết), và vài chục giây sau, tốc độ lan truyền của ngọn lửa thật tuyệt diệu, nhanh hơn bất cứ thứ gì tôi từng thấy. Tôi ngồi ở giữa, nhìn ngọn lửa nhỏ vây quanh mình, mùi khói xộc vào mũi tôi, tôi không thấy khó chịu vì bao nhiêu đây chưa đủ tạo ra lượng cacbon lớn để làm tôi ngạt thở. Tôi ngồi như thế cũng được vài phút đến khi tôi nghe tiếng cửa sắt mở xẹt xẹt, tiếng la hét thất thanh của một người đàn bà và giọng nói rất rõ ràng, to và bổng:
- Ra khỏi đám lửa ngay, ra ngoài đi con
Tôi nhìn bà và vẫn ngồi lì trong đống lửa, khói lan tỏa khắp phòng nhưng vẫn không đủ làm tôi thấy khó chịu. Đến khi bà lật đật chạy đi đâu đó, chắc là đi lấy nước dập lửa, tôi mới bước ra khỏi vòng tròn ánh màu lửa đỏ vàng ảo diệu, đi thẳng vào trong phòng. Đương nhiên tôi có ngó sơ qua, không chỉ một mình bà cầm xô nước, tôi thấy một loạt người, có lẽ là hàng xóm cùng thi nhau dập lửa. Thật ra lửa không quá lớn nên họ sẽ dập nhanh thôi. Tôi mặc kệ, tiếp tục đi vào phòng và ngủ ngon lành. Tôi cũng không nhớ rõ đoạn sau bà có trách móc la mắng gì tôi không nhưng tôi vẫn còn sống tới giờ thì hẳn bà cũng chẳng làm gì “quá” với tôi. Ít nhất người tôi không dính vết thương nào do bạo hành gia đình. Nhưng không có nghĩa là người tôi trơn tru và không có lấy một vết thẹo. Nhớ xem nào, vết thẹo lớn nhất tôi có là khi tôi đang học lớp 2, hay lớp 3 hay mẫu giáo gì đấy tôi không nhớ. Chính xác hơn là nó diễn ra ở căn nhà đầu tiên của gia đình tôi. Một căn nhà trắng, cũ kỹ ngay đầu hẻm, và ngay sau lưng nhà tôi và nhà ông bà hàng xóm nào đấy với một bầy vịt hay ngan. Tôi không phân biệt nổi hai giống sinh vật ấy khi tôi còn nhỏ. Nên tôi gọi đại, trúng con nào thì trúng, nhưng đến lớn thì tôi có thể khẳng định cái lũ lóc nhóc sau nhà tôi là bầy ngan. Vì sao tôi phải phân biệt vịt và ngan ư? Bởi một trong số chúng sẽ góp mặt vào câu chuyện tôi sắp kể tiếp theo. Lùi lại quá khứ vài năm, ở căn nhà đầu tiên, tôi nhớ hai câu chuyện không mấy li kì nhưng mang hơi hướng kinh dị. Lúc ấy tôi đi đâu đó chơi và khi về nhà, tôi thấy mẹ tôi đang tiếp khách ngoài sảnh, gần cầu thang. Từ mặt đất đến cái sảnh rộng ấy có đến 10 bậc thang hơn, tôi không nhớ rõ nhưng tôi chắc rằng, lúc ấy tôi không đi nhẹ nhàng từng bước mà bay 2 3 bậc cùng lúc. Kết quả, ở bậc cuối cùng tôi vấp ngã, và trước đó vài giây, ông khách kia lỡ quơ tay và làm rớt cái gạt tàn thuốc bằng thủy tinh. Gạt tàn nát thành từng mảnh. Khi chân tôi vấp vào bậc thang cuối cùng, tôi có thể cảm nhận rõ khuôn mặt mình sắp chạm vào đống thủy tinh vỡ vụn kia. Tôi trợn mặt và không còn kịp suy ngĩ gì, tôi hất người một cái, đầu gối tôi sà vào đống mảnh chai thủy tinh, hai tay tôi chống xuống đất như vận động viên chống đẩy chuyên nghiệp. Tôi còn nhớ như in cái cảm giác ghê rợn ấy, dù chân tôi đang đầm đĩa trong vũng màu và hàng tá mảnh chai thủy tinh vương vãi trên sàn, tôi không hề để tâm đến cảm giác đau ở đầu gối lúc ấy, tôi đang sợ cảm giác khi mặt đối mặt với mảnh chai thủy tinh “nheo nhóc” trên sàn, chuyện gì sẽ xảy ra nếu là mặt tôi đập vào đống mảnh chai đó mà không phải do cái đầu gối. Tôi sẽ ra sao nếu tôi không kịp hất cả người lên? Thật ghê rợn, chẳng khác gì bộ phim kinh dị. Mẹ tôi và ông khách kia có lẽ hồn bay phách lạc ngay lúc ấy, họ phản ứng rất chậm sau khi chân tôi va vào đống mảnh chai. Mẹ tôi vội đi lấy hộp y tế để xử lý vết thương cho tôi. Ông khách kia thì không cần nói, nhìn mặt có vẻ hối lỗi vô cùng nên cũng chung tay giúp tôi băng bó vết thương. Dù tôi vừa trải qua cơn ác mộng kinh hoàng ấy nhưng mẹ tôi vẫn kịp chê trách:
- Sao mà ẩu thả vậy, lỡ trúng mặt rồi tính sao
Tôi chỉ muốn nói với bà rằng lỡ trúng mặt thì tôi đi tự sát luôn cho xong. Đến giờ vết thẹo do mảnh chai đó gây ra vẫn còn tới giờ, một mảnh kí ức hiện thực như nhắc nhở tôi về sự hậu đậu của mình. Thật ra đến khi vào Đại học tôi mới có thể khẳng định rằng, từ lúc sinh ra là tôi đã mắc bệnh hậu đậu, tôi có thể vấp ngã bất kì lúc nào, có lẽ chân tôi có tật hay một cái gì đó đặc biệt. Sau này có thể tôi sẽ kể thêm cho các bạn nghe những lần vấp ngã vô lý hết sức của tôi. Cứ thế đôi chân xinh đẹp của tôi mang một vết thẹo lớn và lồi thịt. Đúng là kinh dị. Nhưng có lẽ hình ảnh mà tôi sắp miêu tả tiếp theo mới làm cho cả tôi và các bạn thấy ớn lạnh. Tôi không nhớ rõ là ngày hôm đó là ngày như thế nào, sáng trưa chiều tối ra sao, tôi chỉ biết tôi tình cờ nhảy ra sau nhà hàng xóm để chơi bời hay định chọc ghẹo lũ sinh vật lóc nhóc sau nhà hay để làm gì đấy, nhưng tôi ước mình không ra sau nhà lúc đó. Nghĩ đến mà cả người tôi cứ rần rần, bụng có cảm giác nóng rát khó tả. Thật tế trong tự nhiên, một con voi có thể đạp chết một con người, huống chi là những thứ sinh vật như chuột, gián, ruồi muỗi và kiến. Và đương nhiên con ngan, nó không to như con voi nhưng thật ra chúng cũng chẳng nhỏ nhắn dễ thương gì lắm. Vậy mà đập vào mắt tôi là hình ảnh một con ngan trắng muốt đang nằm trợn mắt dưới đất, mặc dù hàng vạn hàng tỉ lũ kiến vây quanh. Đúng vậy, con ngan ấy chết rồi. Tôi không biết là nó chết vì gì nhưng trong đầu tôi lúc đó hoảng sợ tột độ, tôi nhìn nó và nhìn lũ kiến bầy đàn thay nhau bò khắp người con ngan. Lúc ấy tôi tin chắc rằng hung thủ giết con ngan là hàng vạn con kiến nhỏ. Trời đất, thế nào mà chúng có thể giết chết một sinh vật to hơn chúng hàng vạn lần thế kia? Tôi rối loạn, tay chân run cầm cập và bỏ chạy về nhà, mang theo hình ảnh chết chóc và đôi mắt trợn trắng của con ngan. Tôi đã shock nặng, lần đầu tiên tôi chứng kiến cái chết. Chỉ là một con vật luôn bị giết lấy thịt bởi loài người đã làm tôi thấy run đến mức này thì tôi không tưởng tượng nổi cảnh một con người chết nó sẽ như thế nào. Lớn dần, tôi quen với cảnh chết chóc hơn, nhưng là trong phim ảnh nên hình ảnh con ngan với đàn kiến bu quanh cũng nhạt dần trong kí ức của tôi. Nhưng với tôi nó là hình ảnh mà có thể nói là kinh dị nhất tôi từng chứng kiến ngoài đời. Thế mới nói chúng ta không nên đánh giá sức mạnh của một thứ qua vẻ ngoài của chúng, loài yếu thường tụ tập bầy đàn với nhau để duy trì sự tồn tại của chúng, để bảo vệ lẫn nhau và khi một thứ to lớn hơn đe dọa mạng sống của chúng, chúng sẽ giết bạn dù cho bạn là ai đi nữa. Đó là lý do tôi chẳng bao giờ dám khinh thường ai, từ đứa học dở đến đứa lùn tịt hay đứa có quá khứ đau lòng hay đứa có dị tật. Sinh ra với những thiếu sót trên cơ thể, bạn sẽ có tinh thần vững vàng hơn vì bạn sẽ phải chống chọi mỗi ngày với những lời sỉ nhục vô tình. Tôi tin là vậy. Vì tôi cũng là minh chứng sống cho những lời sỉ nhục về chiều cao, về tính cách lập dị hay đôi mắt ti hí hay mái tóc lưa thưa vài cọng và thậm chí là cái bụng mỡ của mình. Cứ thế, cuộc sống của tôi – một cô bé học sinh tiểu học non nớt – trải qua những câu chuyện vô cùng li kì và có thể là đã ám ảnh tôi trong giấc mơ, trong suy nghĩ và đau lòng hơn là trong chính thực tại. Nếu được lựa chọn lại rằng tôi sẽ chọn tiếp tục chuỗi kí ức về những câu chuyện kì lạ đã xảy ra hay những điều bình dị hơn thì, có lẽ tôi cũng không dám chắc được câu trả lời của mình, bởi tôi đã không có kí ức về tuổi thơ vui đùa nhiều. Thực ra là có, những phần kí ức đó không đủ mạnh để lấn át những điều ki lì hơn, gây cấn hơn và hằn sâu hơn trong não tôi. Nếu có thể, tôi thật lòng muốn nghe phần kí ức tuổi thơ ngược lại với tôi, tôi muốn biết liệu những thất bại mà tôi đã trải qua sẽ gây dựng nên một tương lai tốt đẹp hơn ở phía trước hay chỉ làm tôi thêm mệt mỏi. Nếu tôi sống đến tuổi 80, hẳn tôi sẽ có câu trả lời. Nhưng liệu tôi có sống được đến độ tuổi ấy? Đó là lý do tôi dành một ít thời gian của mình để viết nên câu chuyện của chính mình, tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy một phần nào đó các bạn trong câu chuyện đời tôi.