Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Cùng học và dạy Toán nâng cao lớp 6 năm học...
Mình đọc những bài giải của Chú tiểu và các thành viên thấy toát mồ hôi hột. Môn toán là môn mình muốn giúp con giai mình. Có lẽ hơi lạc đề tí, nhưng rất mong ChuTieu giúp : làm cách nào để tạo cho con hứng thú học toán ? Ku câu nhà mình không tập trung nên hiệu quả học tật chưa được tốt. ChuTieu có cách nào giúp mình với !!! Thanks nhiều nhiều
04:00 SA 05/03/2013
Trường THCS DL Đoàn Thị Điểm
Ko biết tình hình các con thi năm nay thế nào nhỉ ?
11:41 SA 06/06/2012
Học Phổ Thông ở Mỹ (Phần 4)
Với 4 tầng nhà thế này, em đồ rằng bác giờ mà về VN, bác nổi như cồn. Khi về bác nhớ găm 3 hộp bút kim to, để còn ký tặng fan hâm mộ bác nhá. Em là 1 fan nè =D>
12:06 CH 29/03/2012
Định hướng tương lai và giúp con thực hiện được...
Kính các bác. Thực sự từ hôm off đến giờ em bận, ko viết được, dù mỗi ngày nghĩ nhiều về buổi off đó, nên chỉ ấn cảm ơn được.
Hôm nay, có vài lời chia sẻ muốn gửi tới các bác. Đó cũng là những điều em học được từ các bác.
Quá nhiều từ Đẹp rồi, nên em chỉ muốn nói 2 từ NGƯỠNG MỘ - TỰ HÀO về các bác mà thôi. Nhưng, bài học em học được khá nhiều.
Trước, em chưa hiểu hết ý các cụ xưa vẫn bảo : Phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó và đáng khâm phục. Thực sự không hiểu hết, mà chỉ hiểu sơ, thời chiến tranh, đói khổ phụ nữ VN sống nhiều cho gđ. Nhưng giờ thì em hiểu. Hy sinh, yêu thương gia đình, chịu thương chịu khó…. đã ngấm thành máu của PHỤ NỮ VIỆT NAM rồi. Điều đó làm em thấy tự hào. Bài học em học được. Mỗi người mẹ, dùng TY của mình, sự hy sinh, sự chia sẻ và sự truyền lửa của mình cho con, để con mình nhân lên trong cộng đồng, chuẩn bị và truyền lửa cho thế hệ con của chúng. Mọi hy sinh của người phụ nữ VN là sự hạnh phúc, là niềm tự hào của họ. Họ thấy mình đang được sống, được là chính bản thân họ. Nên khó khăn, áp lực và nhiều rào cản khác ko thể cản được họ yêu gia đình, cộng đồng.
Bài học thứ 2 em học được. Chia sẻ chỉ được chứ không bao giờ mất. Mô hình của một cộng đồng ảo, biến thành giá trị thật thế này, có thể áp dụng thành số đông, nhân lên trong cộng đồng…. Và giờ, mình có thể khẳng định, người Việt Nam mình không phải kéo nhau cùng chết, mà là luôn đỡ nhau lên, luôn vui với niềm vui của người khác, buồn cùng nỗi buồn của người khác… Bởi vậy, các mẹ là linh hồn truyền lửa cho không chỉ con em mình, mà còn là sự truyền lửa trong cộng đồng. Em nghĩ, mỗi người mẹ tự ý thức về sự chia sẻ này, có thể chính chúng ta tạo nên và cùng xây dựng những cộng đồng người Việt sống có trách nhiệm, biết yêu thương, chia sẻ và cùng nhau đi tìm sự thành công. Bởi, em thấy tự hào.
Bài học thứ 3 em học được, càng chia sẻ, không chỉ mình có cơ hội, mình may mắn, mà tất cả những người xung quanh mình cũng có cơ hội và may mắn. Người Nhật tự hào về cộng đồng người Nhật sống kỷ luật, sống biết vì người khác, và luôn sẵn sàng phục tùng, hy sinh cho người khác, thì người Việt Nam chúng ta cũng không thua kém họ. Chúng ta đang xây những bước đi cho thế hệ Việt trẻ chọn con đường đáng tự hào : chia sẻ, cảm thông, tự chủ, độc lập và tự hào.
Bài học thứ 4 em học được. bạn biết 1 hãy nói cho người cạnh bạn biết 1, 100 người mỗi người biết 1 cái gì đó, nhân lên chúng ta có 100 cái để làm cho con em chúng ta có thêm nhiều bài học, giá trị cho bản thân chúng. Vì vậy, hãy mạnh dạn nói, kể cả sai, nhưng đó là ý tưởng. Và ý tưởng về nuôi dạy con, chia sẻ với con, cùng con đối diện với mọi thách thức, giúp con sống độc lập và biết tự hào về những gì con đang có và đang hướng đến … rất cần được mạnh dạn nói ra. Mỗi câu chuyện, mỗi ý tưởng đều có bài học phía sau đó.
Về mô hình duy trì các nhóm để các mẹ chia sẻ kinh nghiệm du học hay dạy con. Em nghĩ điều này có thể thành hiện thực. Các mẹ nên chủ động tự lập nhóm nhỏ với mô hình tối đa 20 gia đình, có cùng quan điểm GD con, có cùng quan niệm giá trị cuộc sống và tự tổ chức gặp nhau thường xuyên. nên ít nhất mỗi tháng gặp nhau 1 lần. Có chủ đề. Tùy theo các chủ đề chọn ý tưởng thực hiện. Em ko giỏi chuyện nuôi con, nhưng lại quan tâm đến thanh thiếu niên, nên những quan tâm của em và nhiều bác khác có kinh nghiệm có thể chjia sẻ thêm kinh nghiệm ổ chức nhóm của mình. Em ví dụ nhé :
Em tự lập nhóm cho con. Chọn cha mẹ có cùng quan điểm GD con. Xác định mục tiêu, rồi chia độ tuổi, xác định những điều cần cho con theo các lứa tuổi. Từ đó, dùng chính những thứ đó để tạo ra các ý tưởng. Ví dụ : tuổi tiểu học, nhất thiết cần giúp con xác định được sự phân biệt đúng – sai. Đó là điều tưởng dễ, nhưng rất khó đấy ạ. Tuổi cấp 2, các con bắt đầu tuổ ô mai, nhạy cảm và hay có khủng hoảng tâm lý, giai đoạn này các con cần bộc lộ xu hướng tính cách, sở thích, điểm mạnh điểm yếu… những thứ này cần giúp con biết rõ con là ai ? con cần gì ? con thích nghề nào ? con có khả năng nào ? tất cả những câu hỏi này nếu được giải quyết, các con đã tự xác định và lựa chọn nghề nghiệp sau này. Như vậy, các con có sự chuẩn bị tâm lý tốt. Con sẽ không bị sốc nếu có điều gì đó bất ngờ xảy ra.
Nhưng, tất cả hãy giúp con học qua trải nghiệm.
Vậy, nếu các bác muốn lập nhóm, hãy mạnh dạn lập nhóm. Có thể mình cùng chia sẻ kinh nghiệp xây dựng nhóm hoạt động sao cho hiệu quả. Như vậy, ngoài chuyện ol trên WTT, các bác sẽ chủ động và tự khám phá những thông tin mù mịt trong việc giúp con độc lập, học giỏi để quyết tâm giành học bổng du học.
12:06 CH 28/03/2012
Du học hè cho con, có mẹ nào đã nghĩ tới chưa?
Em thấy các Trung tâm dạy tiếng anh hay tổ chức lắm. các bác thử vào đăng ký xem.
05:38 SA 09/02/2012
k
khangde
Bắt chuyện
1.8k
Điểm
·
6
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Hôm nay, có vài lời chia sẻ muốn gửi tới các bác. Đó cũng là những điều em học được từ các bác.
Quá nhiều từ Đẹp rồi, nên em chỉ muốn nói 2 từ NGƯỠNG MỘ - TỰ HÀO về các bác mà thôi. Nhưng, bài học em học được khá nhiều.
Trước, em chưa hiểu hết ý các cụ xưa vẫn bảo : Phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó và đáng khâm phục. Thực sự không hiểu hết, mà chỉ hiểu sơ, thời chiến tranh, đói khổ phụ nữ VN sống nhiều cho gđ. Nhưng giờ thì em hiểu. Hy sinh, yêu thương gia đình, chịu thương chịu khó…. đã ngấm thành máu của PHỤ NỮ VIỆT NAM rồi. Điều đó làm em thấy tự hào. Bài học em học được. Mỗi người mẹ, dùng TY của mình, sự hy sinh, sự chia sẻ và sự truyền lửa của mình cho con, để con mình nhân lên trong cộng đồng, chuẩn bị và truyền lửa cho thế hệ con của chúng. Mọi hy sinh của người phụ nữ VN là sự hạnh phúc, là niềm tự hào của họ. Họ thấy mình đang được sống, được là chính bản thân họ. Nên khó khăn, áp lực và nhiều rào cản khác ko thể cản được họ yêu gia đình, cộng đồng.
Bài học thứ 2 em học được. Chia sẻ chỉ được chứ không bao giờ mất. Mô hình của một cộng đồng ảo, biến thành giá trị thật thế này, có thể áp dụng thành số đông, nhân lên trong cộng đồng…. Và giờ, mình có thể khẳng định, người Việt Nam mình không phải kéo nhau cùng chết, mà là luôn đỡ nhau lên, luôn vui với niềm vui của người khác, buồn cùng nỗi buồn của người khác… Bởi vậy, các mẹ là linh hồn truyền lửa cho không chỉ con em mình, mà còn là sự truyền lửa trong cộng đồng. Em nghĩ, mỗi người mẹ tự ý thức về sự chia sẻ này, có thể chính chúng ta tạo nên và cùng xây dựng những cộng đồng người Việt sống có trách nhiệm, biết yêu thương, chia sẻ và cùng nhau đi tìm sự thành công. Bởi, em thấy tự hào.
Bài học thứ 3 em học được, càng chia sẻ, không chỉ mình có cơ hội, mình may mắn, mà tất cả những người xung quanh mình cũng có cơ hội và may mắn. Người Nhật tự hào về cộng đồng người Nhật sống kỷ luật, sống biết vì người khác, và luôn sẵn sàng phục tùng, hy sinh cho người khác, thì người Việt Nam chúng ta cũng không thua kém họ. Chúng ta đang xây những bước đi cho thế hệ Việt trẻ chọn con đường đáng tự hào : chia sẻ, cảm thông, tự chủ, độc lập và tự hào.
Bài học thứ 4 em học được. bạn biết 1 hãy nói cho người cạnh bạn biết 1, 100 người mỗi người biết 1 cái gì đó, nhân lên chúng ta có 100 cái để làm cho con em chúng ta có thêm nhiều bài học, giá trị cho bản thân chúng. Vì vậy, hãy mạnh dạn nói, kể cả sai, nhưng đó là ý tưởng. Và ý tưởng về nuôi dạy con, chia sẻ với con, cùng con đối diện với mọi thách thức, giúp con sống độc lập và biết tự hào về những gì con đang có và đang hướng đến … rất cần được mạnh dạn nói ra. Mỗi câu chuyện, mỗi ý tưởng đều có bài học phía sau đó.
Về mô hình duy trì các nhóm để các mẹ chia sẻ kinh nghiệm du học hay dạy con. Em nghĩ điều này có thể thành hiện thực. Các mẹ nên chủ động tự lập nhóm nhỏ với mô hình tối đa 20 gia đình, có cùng quan điểm GD con, có cùng quan niệm giá trị cuộc sống và tự tổ chức gặp nhau thường xuyên. nên ít nhất mỗi tháng gặp nhau 1 lần. Có chủ đề. Tùy theo các chủ đề chọn ý tưởng thực hiện. Em ko giỏi chuyện nuôi con, nhưng lại quan tâm đến thanh thiếu niên, nên những quan tâm của em và nhiều bác khác có kinh nghiệm có thể chjia sẻ thêm kinh nghiệm ổ chức nhóm của mình. Em ví dụ nhé :
Em tự lập nhóm cho con. Chọn cha mẹ có cùng quan điểm GD con. Xác định mục tiêu, rồi chia độ tuổi, xác định những điều cần cho con theo các lứa tuổi. Từ đó, dùng chính những thứ đó để tạo ra các ý tưởng. Ví dụ : tuổi tiểu học, nhất thiết cần giúp con xác định được sự phân biệt đúng – sai. Đó là điều tưởng dễ, nhưng rất khó đấy ạ. Tuổi cấp 2, các con bắt đầu tuổ ô mai, nhạy cảm và hay có khủng hoảng tâm lý, giai đoạn này các con cần bộc lộ xu hướng tính cách, sở thích, điểm mạnh điểm yếu… những thứ này cần giúp con biết rõ con là ai ? con cần gì ? con thích nghề nào ? con có khả năng nào ? tất cả những câu hỏi này nếu được giải quyết, các con đã tự xác định và lựa chọn nghề nghiệp sau này. Như vậy, các con có sự chuẩn bị tâm lý tốt. Con sẽ không bị sốc nếu có điều gì đó bất ngờ xảy ra.
Nhưng, tất cả hãy giúp con học qua trải nghiệm.
Vậy, nếu các bác muốn lập nhóm, hãy mạnh dạn lập nhóm. Có thể mình cùng chia sẻ kinh nghiệp xây dựng nhóm hoạt động sao cho hiệu quả. Như vậy, ngoài chuyện ol trên WTT, các bác sẽ chủ động và tự khám phá những thông tin mù mịt trong việc giúp con độc lập, học giỏi để quyết tâm giành học bổng du học.