Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Nên chọn hệ Cambridge của cấp 2 Nguyễn Siêu hay...
Chia sẻ một chút kinh nghiệm
Tôi thấy rất nhiều học sinh muốn thi vào trường HN ams cấp 2. Tôi sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình cho các cháu về kì thi này. Hi vọng có thể giúp cho các cháu thi tốt hơn.Vì chuyên môn của tôi là môn toán nên tôi sẽ chỉ chia sẻ về môn toán thôi. Còn môn Văn, ai có kinh nghiệm hay có thể chia sẻ cho các cháu.
Nhận xét tổng quan về cuội thi: (Môn toán)
Đây là một cuộc thi khá khó đối với các học sinh lớp 5. Tại sao tôi lại đánh giá là khó? Lý do đơn giản là vì các bài toán đều ở mức nâng cao. Các học sinh phải giải các bài toán một cách nhanh nhất có thể. Cách đây vài năm đề thi gồm 15 câu và thời gian làm bài là 30 phút. Nếu là một học sinh lớp 5 làm perfect 15/15 câu là khá khó. Hàng năm trường Ams lấy tầm khoảng 180 học sinh. Tôi cứ làm tròn thành 200 học sinh. Trong đó số học sinh tham gia luyện thi vào Ams trên khăp HN tôi nghĩ là nhiều hơn 2000. Như vậy tỉ lệ đỗ cũng không phải là cao.
Mấy năm gần đây đề thi chuyển dạng: 10 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Thời gian làm bài là 45phút. Cá nhân tôi thì tôi thích đề thi kiểu này hơn vì nó đánh giá được them cả khả năng tư duy logic của các em.
+)Với các bài toán chỉ yêu cầu ghi đáp số:
Do đặc thù yêu cầu của bài toán là chỉ cần có đáp số đúng, Nên việc các thủ thuật (technic) là rất quan trọng. Có rất nhiều bài, nếu có các cháu hoàn toàn có thể xử lý rất nhanh bằng việc sử dụng các thủ thuật tính toán. Thậm chí với những đề bài của các năm trước khi đề bài là gồm 15 câu chỉ cần ghi đáp số việc hoàn thành đề thi trong 15 phút là hoàn toàn có thể.
+)Với các bài toán tự luận:
Với dạng bài này thì không áp dụng được các thủ thuật tính nhanh đươợ. Nó đòi hỏi các học sinh phải thể hiện khả năng tư duy logic và xửlý, trình bày các bài toán. Với các loại bài này, các học sinh cần chú ý bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức về các dạng toán nâng cao, việc trình bày cũng rất quan trọng. Mỗi bài 2,5 điểm, và các cháu không nên để đánh mất điểm một cách đáng tiếc. Hãy rèn luyện việc trình bày với một tư tưởng đã làm được thì phải lấy được điểm tối đa bài đó.
Dưới đây là một số các chuyên đề,dạng toán thường xuất hiện trong đề thi:
1)Chuyên đề các bài toán về dãy số
- Tính tổng có quy luật
-Tìm số hạng thứ n của dãy
-Các bài tập vận dụng(là các bài toán không yêu cầu tính tổng, nhưng để giải được thì ta phải tính tổng của dãy số)
2)Chuyên đề các bài toán về cấu tạo số:
-Thông thường là yêu cầu tìm một số có 2 hoặc 3 chữ số.
-Thay đổi số ban đầu thành số mới và số mới có quan hệ nào đó với số ban đầu.
Tuỳ vào đề bài mà lựa chọn các phương pháp thích hợp. Ví dụ: sủ dụng tính chia hết,….
3)Chuyên đề các bài toán tính toán
- Tính toán thông thường(loại này chỉ yêu cầu chính xác, không cần mẹo tính nhanh gì)
- Tính toán nhanh(loại này thì các cháu cần phải chịu khó quan sát để phát hiện ra cách tính nhanh, nó cũng xoay quanh 1 vài dạng cơ bản)
4)Chuyên đề các bài toán giải bằng phương trình và hệ phương trình (Với học sinh lớp 5 nghe cụm từ này thì hơi lạ. Nhưng nó cũng không khó để sử dụng và lại rất hiệu quả trong các bài toán thi vào Ams 2)
Các bài toán liên quan đến làm việc: chuyển động, công việc, vòi nước
Các bài toán ở dạng số học
5)Chuyên đề các bài toán đếm số: học lên cao hơn thì nó gọi là dạng toán tổ hợp, nhưng ở kì thi này các cháu chỉ cần nắm những kĩ năng đếm cơ bản.
Ví dụ: “từ 1,2,4,5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số. “
6) Chuyên đề các bài toán tìm x
Loại này thường không quá khó. Nhưng có thể lồng dạng toán ở chuyên đề 1.
7)Chuyên đề các bài toán hình học
(Loại này mà thi kiểu điền đáp án thì sướng nhất. Vì có thể sử dụng thủ thuật để tìm đáp số khá dễ dàng mà không cần giải. Tất nhiên là không phải bài nào cũng dùng thủ thuật được)
Thưòng có 3 loại chính
a)Diện tích(chủ yếu là tam giác)
b)Tính độ dài.
c)Đếm các yếu tố hình học(ví dụ: đoạn thẳng, tam giác,…). Loại này thì yêu cầu các cháu nắm chăc các kĩ thuật đếm. Vì nếu không sẽ rất vất vả để tìm ra đáp số.
Ngoài ra nếu muốn làm bài tốt các học sinh cần phải rèn luyện các kĩ năng bổ trợ ví dụ:
1)Kĩ năng xử lý 1 bài toán,( Có rất nhiều kĩ năng cần rèn luyện. Ở đây tôi chỉ xin lấy một ví dụ
Ví dụ: các kĩ thuật tóm tắt đề: các cháu cần phải biết các cách tóm tắt cơ bản vd: sử dụng sơ đồ đoạn thẳng, sơ đồ ven, graph,vẽ hình….khi nào thì sử dụng loại nào?...)
2)Tính nhẩm nhanh. (Không phải lúc nào cũng tính nhẩm nhanh được nhưng trong một vài tình huống cụ thể ta sẽ có 1 số cách tính nhanh)
3)Sử dụng nháp hiệu quả.(Với các bài toán điền đáp số thì nháp lại chính là “bài làm”. Nếu làm sai ở nháp thì kết quả chắc chắn sai. Vì thế viết gì vào nháp, viết không thừa, thiếu,… là rất quan trọng)
Chiến thuật làm bài(trategy) cũng có rất nhiều điều đáng bàn:
Trong đó điều dễ thấy nhất mà mọi người luôn được các thầy cô nhắc đó là “bài nào dễ các con làm trước”
Vì cũng không có nhiều thời gian nên tôi chỉ chia sẻ cho các cháu học sinh trước lúc thi một vài điểm quan trọng. Hi vọng các cháu thi tốt.
09:58 SA 31/10/2018
Nên chọn hệ Cambridge của cấp 2 Nguyễn Siêu hay...
Mình xin cóp nhặt lại lời của các phụ huynh đã từng chia sẻ về vấn đề này:
Nguyên văn bởi Thuychau201 Xem bài viết
Con m cũng đang học Ams 2 đây. Con m không đi học thêm vì nhà cũng cách trường 25km, bé cũng phải tự đi bằng xe buýt . Nhưng về nhà con phải làm thêm bài ngoài bài thầy giao nếu muốn học chắc chắn. Điểm toán, lý của con cũng đạt 9phẩy. Nói chung cường độ và mức độ kthức m thấy con có khả năng theo đc mỗi tội con vẫn còn lười và ẩu nên kết quả chỉ ở mức độ vậy thôi. Còn m thấy Ams là môi trường tốt cho các con vì sự đồng đều về trình độ HS, thầy cô giỏi, phụ huynh nghiêm túc, nhiệt tình, cư xử rất văn hóa. Đó là những ưu điểm m thấy ở trường Ams. Tất nhiên m không khẳng định là tuyệt đối vì chẳng có gì là tuyệt đối cả. Nếu bé thứ 2 nhà m có khả năng m cũng vẫn chọn Ams. Chúc bạn có sự lựa chọn phù hợp nhé.
Chia sẻ của dumiladu
mình đã có con năm nay học lơp 12 Toán 1 của ams đã học ams được 7 năm rồi có 1 số nhận xét như sau:
- Cấp 2 ams ko tốt bằng cấp 3 ams vì các con ko được các thầy cô quan tâm như trường ngoài nên tỷ lệ đỗ cấp 3 vào các trường chuyên ko cao lắm (vì chắc các thầy cô nghĩ học sinh đỗ vào ams toàn học sinh giỏi nên ko cần dạy nhiều) Mình biết có 1 số trường hợp đỗ do trúng đề hoặc ngoại giao sẽ ko trụ nổi phải ra ngoài khi hết lớp 6 (VD như ko đạt học sinh giỏi...), thật tội cho các con.
- Nếu con biết tự học thì cấp 2 sẽ tốt hơn trường khác còn nếu ko chắc chắn sẽ ko bằng các lớp chọn ở trường ngoài đâu
- Tuy nhiên điều mình thích nhất ở AMs là ko phải chăm sóc thầy cô như trường ngoài, ko cần phải học thêm thầy cô trên lớp mà vẫn ko bị trù. Giá mà các lớp chọn ở trường ngoài cũng như vậy thì chắc chắn trường ams sẽ ko bằng và mình sẽ cho con mình học trường ngoài thay bằng trường ams.
- Khi học hết lớp 7 sẽ có thi phân ban thường thì đề rất khó, tất nhiên sẽ có sự sắp xếp nhưng nếu con bạn giỏi thì vẫn có cơ hội vào lớp 1. nếu vào lớp 2 thì nói thật học rất chán và tỷ lệ trượt cấp 3 chuyên cao hơn trường ngoài rất nhiều.
Chào bạn Suayeucuame và cả nhà.
Con mình cũng đỗ Ams(gia đình có chút bất ngờ) và cháu được vào thẳng Cầu Giấy nữa nên mình cũng đã có một tthoi gian trăn trở suy nghĩ về lựa chọn nào cho tương lai của con, như bạn.
Tuy nhiên, khác với Mẹ Sua một chút, mình cho rằng giữa Ams và Cầu Giấy không thực sự có vấn đề lựa chọn bởi vì hai trường đó là cùng một mô hình đào tạo gà nòi - và chất lượng theo như mình thấy thì phần lớn mọi người đánh giá là tương đương nhau. Vậy nên trường nào gần nhà, tiện đường đưa đón chọn trường ấy, trường nào con có nhiều bạn chọn trường ấy.
Cái mình đã phải suy nghĩ là lựa chọn giữa Ams/Cầu Giấy với các trường theo đuổi một triết lý giáo dục khác, có một sự cân bằng hợp lý giữa các mục tiêu kiến thức hàn lâm với giáo dục kỹ năng, phương pháp,kiến thức xã hội. Mình nghĩ rằng ở giai đoạn cấp 2 các con cần phát triển vế thứ hai hơn.
Suy nghĩ nhiều, cuối cùng mình chọn Ams, , vì mình không đủ dũng cảm đi ra khỏi con đường vạch sẵn "trò giỏi vào trường chuyên", vì trường Ams ngay cạnh nhà và nhất là vì, như 1 bạn đã nói ở trên, thi vào Ams mới khó chứ vào học Ams rồi thấy không phù hợp mình vẫn có thể xin cho con ra trường khác cơ mà.
Chia sẻ của thành viên prusten:
Nhân tiện, xin hỏi các bác đã có con học Ams: đầu tháng 7 tới khi làm thủ tục nhập học học sinh có bắt buộc phải có mặt không hay người nhà đến làm thủ tục hộ được ạ? Gia đình định cho cháu đi nghỉ nhưng chỉ khớp lịch được ... đúng vào tuần nhận hồ sơ nhập học của trường.
Theo mình được biết thì từ mấy năm gần đây trường Ams tuyển khoảng 200 chỉ tiêu vào lớp 6 bạn ạ. Thông tin mới nhất năm nay cũng vậy, nội dung dưới đây mình lấy từ báo Dân trí nhé:
Năm học 2012-2013, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển 200 chỉ tiêu học sinh lớp 6 bố trí thành 5 lớp. Học sinh đủ điều kiện dự thi phải tham gia kiểm tra hai môn văn hóa là Tiếng Việt và Toán, thời gian kiểm tra là 45 phút/môn.
Đối tượng dự thi là học sinh lớp 5 của các trường tiểu học thành phố Hà Nội, đã hoàn thành chương trình tiểu học và có đủ hai điều kiện: Có từ 4 năm trở lên ở cấp tiểu học xếp loại học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt; Có tổng điểm hai môn Tiếng Việt và Toán cuối học kỳ hai lớp 5 đạt từ 19,0 điểm trở lên. Ngoài ra những học sinh không đủ điều kiện trên nếu có thành tích, năng khiếu đặc biệt được Hội đồng tuyển sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam xét duyệt cho dự tuyển.
Mùa tuyển sinh năm nay, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam vẫn tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện ở cấp tiểu học, hội đồng tuyển sinh của trường xét chọn những học sinh có đủ điều kiện được dự kiểm tra hai môn văn hoá Tiếng Việt và Toán. Thời gian kiểm tra 45 phút/môn. Nội dung kiểm tra là kiến thức và kỹ năng ở cấp tiểu học, chủ yếu trong chương trình lớp 5 hiện hành. Hình thức kiểm tra là kết hợp trắc nghiệm với tự luận.
Lãnh đạo nhà trường cho biết, từ ngày 6/6 đến ngày 8/6/2012 sẽ phát hành đơn và nhận đơn, lệ phí kiểm tra của học sinh có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ngày 11/6/2012: học sinh xem số báo danh và kiểm tra các thông tin về cá nhân trong danh sách dự kiểm tra, sửa chữa những sai sót (nếu có) tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ngày 14/6/2012: 8h30 học sinh có mặt tại trường để nghe hướng dẫn kiểm tra, số báo danh và địa điểm kiểm tra. Ngày 25/6/2012 sẽ thông báo kết quả chấm kiểm tra và điểm xét tuyển; nhận đơn phúc khảo. Ngày 3/7/2012 công bố kết quả phúc khảo. Từ ngày 4/7 đến ngày 6/7/2012 sẽ nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển.
Thực hiện theo Đề án thí điểm đào tạo trình độ cao, chất lượng cao đã được UBND thành phố phê duyệt, mức học phí của học sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tiếp tục được giữ ở mức 550.000 đồng/tháng.
Theo Dân trí
09:57 SA 31/10/2018
l
leminhcun
Bắt chuyện
624
Điểm
·
4
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Tôi thấy rất nhiều học sinh muốn thi vào trường HN ams cấp 2. Tôi sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình cho các cháu về kì thi này. Hi vọng có thể giúp cho các cháu thi tốt hơn.Vì chuyên môn của tôi là môn toán nên tôi sẽ chỉ chia sẻ về môn toán thôi. Còn môn Văn, ai có kinh nghiệm hay có thể chia sẻ cho các cháu.
Nhận xét tổng quan về cuội thi: (Môn toán)
Đây là một cuộc thi khá khó đối với các học sinh lớp 5. Tại sao tôi lại đánh giá là khó? Lý do đơn giản là vì các bài toán đều ở mức nâng cao. Các học sinh phải giải các bài toán một cách nhanh nhất có thể. Cách đây vài năm đề thi gồm 15 câu và thời gian làm bài là 30 phút. Nếu là một học sinh lớp 5 làm perfect 15/15 câu là khá khó. Hàng năm trường Ams lấy tầm khoảng 180 học sinh. Tôi cứ làm tròn thành 200 học sinh. Trong đó số học sinh tham gia luyện thi vào Ams trên khăp HN tôi nghĩ là nhiều hơn 2000. Như vậy tỉ lệ đỗ cũng không phải là cao.
Mấy năm gần đây đề thi chuyển dạng: 10 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Thời gian làm bài là 45phút. Cá nhân tôi thì tôi thích đề thi kiểu này hơn vì nó đánh giá được them cả khả năng tư duy logic của các em.
+)Với các bài toán chỉ yêu cầu ghi đáp số:
Do đặc thù yêu cầu của bài toán là chỉ cần có đáp số đúng, Nên việc các thủ thuật (technic) là rất quan trọng. Có rất nhiều bài, nếu có các cháu hoàn toàn có thể xử lý rất nhanh bằng việc sử dụng các thủ thuật tính toán. Thậm chí với những đề bài của các năm trước khi đề bài là gồm 15 câu chỉ cần ghi đáp số việc hoàn thành đề thi trong 15 phút là hoàn toàn có thể.
+)Với các bài toán tự luận:
Với dạng bài này thì không áp dụng được các thủ thuật tính nhanh đươợ. Nó đòi hỏi các học sinh phải thể hiện khả năng tư duy logic và xửlý, trình bày các bài toán. Với các loại bài này, các học sinh cần chú ý bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức về các dạng toán nâng cao, việc trình bày cũng rất quan trọng. Mỗi bài 2,5 điểm, và các cháu không nên để đánh mất điểm một cách đáng tiếc. Hãy rèn luyện việc trình bày với một tư tưởng đã làm được thì phải lấy được điểm tối đa bài đó.
Dưới đây là một số các chuyên đề,dạng toán thường xuất hiện trong đề thi:
1)Chuyên đề các bài toán về dãy số
- Tính tổng có quy luật
-Tìm số hạng thứ n của dãy
-Các bài tập vận dụng(là các bài toán không yêu cầu tính tổng, nhưng để giải được thì ta phải tính tổng của dãy số)
2)Chuyên đề các bài toán về cấu tạo số:
-Thông thường là yêu cầu tìm một số có 2 hoặc 3 chữ số.
-Thay đổi số ban đầu thành số mới và số mới có quan hệ nào đó với số ban đầu.
Tuỳ vào đề bài mà lựa chọn các phương pháp thích hợp. Ví dụ: sủ dụng tính chia hết,….
3)Chuyên đề các bài toán tính toán
- Tính toán thông thường(loại này chỉ yêu cầu chính xác, không cần mẹo tính nhanh gì)
- Tính toán nhanh(loại này thì các cháu cần phải chịu khó quan sát để phát hiện ra cách tính nhanh, nó cũng xoay quanh 1 vài dạng cơ bản)
4)Chuyên đề các bài toán giải bằng phương trình và hệ phương trình (Với học sinh lớp 5 nghe cụm từ này thì hơi lạ. Nhưng nó cũng không khó để sử dụng và lại rất hiệu quả trong các bài toán thi vào Ams 2)
Các bài toán liên quan đến làm việc: chuyển động, công việc, vòi nước
Các bài toán ở dạng số học
5)Chuyên đề các bài toán đếm số: học lên cao hơn thì nó gọi là dạng toán tổ hợp, nhưng ở kì thi này các cháu chỉ cần nắm những kĩ năng đếm cơ bản.
Ví dụ: “từ 1,2,4,5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số. “
6) Chuyên đề các bài toán tìm x
Loại này thường không quá khó. Nhưng có thể lồng dạng toán ở chuyên đề 1.
7)Chuyên đề các bài toán hình học
(Loại này mà thi kiểu điền đáp án thì sướng nhất. Vì có thể sử dụng thủ thuật để tìm đáp số khá dễ dàng mà không cần giải. Tất nhiên là không phải bài nào cũng dùng thủ thuật được)
Thưòng có 3 loại chính
a)Diện tích(chủ yếu là tam giác)
b)Tính độ dài.
c)Đếm các yếu tố hình học(ví dụ: đoạn thẳng, tam giác,…). Loại này thì yêu cầu các cháu nắm chăc các kĩ thuật đếm. Vì nếu không sẽ rất vất vả để tìm ra đáp số.
Ngoài ra nếu muốn làm bài tốt các học sinh cần phải rèn luyện các kĩ năng bổ trợ ví dụ:
1)Kĩ năng xử lý 1 bài toán,( Có rất nhiều kĩ năng cần rèn luyện. Ở đây tôi chỉ xin lấy một ví dụ
Ví dụ: các kĩ thuật tóm tắt đề: các cháu cần phải biết các cách tóm tắt cơ bản vd: sử dụng sơ đồ đoạn thẳng, sơ đồ ven, graph,vẽ hình….khi nào thì sử dụng loại nào?...)
2)Tính nhẩm nhanh. (Không phải lúc nào cũng tính nhẩm nhanh được nhưng trong một vài tình huống cụ thể ta sẽ có 1 số cách tính nhanh)
3)Sử dụng nháp hiệu quả.(Với các bài toán điền đáp số thì nháp lại chính là “bài làm”. Nếu làm sai ở nháp thì kết quả chắc chắn sai. Vì thế viết gì vào nháp, viết không thừa, thiếu,… là rất quan trọng)
Chiến thuật làm bài(trategy) cũng có rất nhiều điều đáng bàn:
Trong đó điều dễ thấy nhất mà mọi người luôn được các thầy cô nhắc đó là “bài nào dễ các con làm trước”
Vì cũng không có nhiều thời gian nên tôi chỉ chia sẻ cho các cháu học sinh trước lúc thi một vài điểm quan trọng. Hi vọng các cháu thi tốt.