Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Các thắc mắc chung khác
Tôi dành rất nhiều tâm huyết trong những bài viết chia sẻ với các mẹ ở diễn đàn. Smod không thể xóa tất cả mà không có một lời giải thích nào
11:17 SA 18/11/2010
Hỏi "kinh nghiệm" các mẹ 'đã" không cho con học...
Em nhớ từng đọc một bài viết cũng khá lâu rồi:
Nên dạy con cầm đũa trước khi cầm bút
, em gửi lại trên này để bố mẹ xem nhé
"Thực tế hiện nay cho thấy nhiều gia đình có con chuần bị vào lớp Một đua nhau cho con đi học viết chữ, nhưng thực ra việc học viết chữ trước khi con vào lớp Một có thật sự cần thiết khi mà rất nhiều kĩ năng sống khác của các con chưa có?
Nhiều năm giảng dạy, mỗi năm chúng tôi lại đón một lứa học sinh mới. Nhiều em trong số đó đã có thể đọc vanh vách thông tin của những bảng tin chúng tôi đặt quanh trường. Thế nhưng khi vào lớp học, con rất lúng túng khi phải tự mình thay một chiếc áo có khuy... Hãy dạy con những kĩ năng tối thiểu trong cuộc sống để giúp bé có thể tự mình hoà nhập với cuộc sống tập thể mà không cần bố mẹ.
Nhiều gia đình than phiền rằng họ phải bó tay khi dạy trẻ cầm bút và điều khiển bút vì cổ tay bé quá cứng không đưa được các đường cong đường lượn. Nguyên nhân do đâu? Việc giúp đôi tay cử động linh hoạt, cổ tay có thể quay mềm mại tự nhiên cần một quá trình rèn luyện tự nhiên từ nhỏ. Khi các bé 3 tuổi học cầm đũa, các bé phải tự tích luỹ kinh nghiệm cho mình để làm thế nào có thể lấy được thức ăn. Trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm ấy, cổ tay bé xinh kia cũng đã tạo cho mình một “kinh nghiệm” để hỗ trợ việc cầm bút sau này. Chúng ta sợ con không không an toàn nên không bao giờ cho con tự sử dụng kéo, nhưng thực tế việc sử dụng kéo có tác dụng rất lớn cho cổ tay. Hãy tìm cho bé một chiếc kéo an toàn và “Nào, chúng mình cùng cắt dán tranh!”...
Chẳng phải ngẫu nhiên mà chương trình mẫu giáo có phần hướng dẫn các em xâu vòng, đó không chỉ là trò chơi mà đó chính là bước đầu của quá trình dạy bé viết.
Vậy các ông bố bà mẹ, trước khi dạy con cầm bút, hãy dạy con cầm đũa"
Em tán thành với ý kiến của mẹ Vothilehien, quả thật, không cho con học thêm không có nghĩa là không dạy gì cả, mà cần trang bị cho con kiến thức qua các trò chơi và trang bị càng nhiều càng tốt.
03:48 SA 18/11/2010
Taxi 'điên' đâm liên hoàn, bé 8 tháng tuổi văng...
Sợ quá:RollingEy:, phải cho tên Tàu kia tù mọt gông thôi. Không biết người ta trừng phạt thế nào?:Sad:
03:27 SA 18/11/2010
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
-Phần đầu bài trên em viết là những kiến thức mang tính chuyên môn, phức tạp, thực ra không dùng để dạy học sinh tiểu học. Nhưng giáo viên thì cần hiểu cặn kẽ và đến nơi đến chốn.
- Cô giáo giảng như vậy thì còn nhiều sơ hở quá chị ạ, có rất nhiều thành ngữ kết cấu là một câu ví dụ như:
Ma cũ bắt nạt ma mới, Lươn ngắn chê trạch dài, Lợn lành thành lợn què...
. Nếu cứ đưa những nhận định chung chung như vậy, thì học sinh sẽ dễ bị nhầm lẫn.
- Riêng với học sinh tiểu học cũng không nên giảng phức tạp, rắc rối bởi vì không ai đòi hỏi học sinh tiểu học phải phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Nếu các học sinh hỏi, chỉ nên dựa vào nghĩa để giúp học sinh thấy được:
Đọc tục ngữ, ta thấy được một kinh nghiệm, một tri thức, một lời khuyên...
Đọc thành ngữ, ta chỉ thấy một tình huống, một hoàn cảnh, một đặc điểm, một phẩm chất...
Ví dụ trong nhóm sau:
Không thầy đố mày làm nên, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn...
đều hàm ý một kinh nghiệm, một lời khuyên => đó là những câu tục ngữ
Lươn ngắn chê trạch dài, Thắt lưng buộc bụng, Một mất một còn, Chuột chạy cùng sào
chỉ nêu ra tình huống hoặc hoàn cảnh hoặc một đặc điểm chứ chẳng hàm ý khuyên răn hay truyền đạt kinh nghiệm gì => nó là thành ngữ
Mẹo nhỏ này sử dụng được với đa số các trường hợp chỉ trừ các trường hợp trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ mà thôi.
08:30 SA 11/11/2010
Trường Amsterdam cấp 2 và trường Giảng Võ
Mẹ cố gắng cho con học đều cả Tiếng Việt và Toán, đừng để con bị lệch môn nào vì đi thi sẽ tính điểm cả 2 môn. Và học ở đâu thì mẹ cũng phải chú ý, cái con cần không phải chỉ là điểm số và các kì thi mà quan trọng hơn là con phát triển tư duy như thế nào qua các môn học. Con được đào tạo không phải để trở thành những chú "gà nòi" mà trở thành người có tư duy và biết sáng tạo. Quả thật rất tự hào khi nói với các bạn bè của mình rằng con đang học ở Ams. Nhưng sẽ còn tự hào hơn, nếu các mẹ nhìn thấy những tiềm năng của con được khơi mở dần dần, cảm thấy trưởng thành hơn trong nhận thức, vui và yêu đời mỗi ngày ... Hãy giúp các con làm chủ tri thức mà không phải mất toàn bộ thời gian cho việc học hành.
Em xin chia sẻ với các mẹ một vài điều nhỏ về môn tiếng Việt, để các con có thể định hướng ôn thi tốt.
Nếu như các mẹ tìm hiểu đề thi Tiếng Việt vào Ams, đặc biệt là 4 năm gần đây sẽ thấy các dạng bài chủ yếu sau:
Dạng bài về TỪ: Giải nghĩa từ trong một câu, một đoạn trong SGK, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, phân biệt từ láy và từ ghép, từ đơn và từ phức, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, phân biệt danh từ, động từ, tính từ, chỉ ra quan hệ từ trong câu và trong đoạn văn.
Với dạng này, ngoài hiểu, học sinh cần nắm chắc hệ thống mẹo nhỏ giúp cho con có thể dễ dàng phân biệt được các loại từ khác nhau.
Dạng bài về CÂU:: Phân biệt được câu đơn, câu ghép; chỉ ra được cấu tạo của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ). Với dạng phân tích cấu tạo của câu, đề Ams thường đưa ra câu đảo ngữ (vị ngữ đứng trước chủ ngữ) nên học sinh dễ bị nhầm.
Dạng bài ĐỌC HIỂU: Đọc hiểu ý nghĩa của từ, của câu, của đoạn thơ, văn trong SGK. Với dạng này, con cần được hiểu được ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa khái quát của câu, đoạn, của bài và tập diễn đạt thành lời văn.
Dạng KIỂM TRA KIẾN THỨC: Dạng này là dễ nhất, học sinh lớp 5 cần nhớ về tên tác giả, tác phẩm. Đề bài thường có câu hỏi một đoạn trích nằm trong tác phẩm nào, tác giả là ai?
Dạng VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN: Dạng này có thể yêu cầu cảm thụ một đoạn ngắn hoặc miêu tả một đối tượng nào đó dựa trên đoạn cho sẵn. Để làm tốt bài cảm thụ, phụ huynh nên tập dần cho con: từ đọc hiểu ẩn ý trong những câu thành ngữ và tục ngữ, danh ngôn, đoạn bài văn thơ cho đến việc diễn tả suy nghĩ bằng lời văn.
Đề bài có độ sâu nhất định nhưng luôn bám sát chương trình SGK. Học sinh cần nắm thật chắc kiến thức và làm nhiều bài luyện tập theo các dạng, tập làm bài tổng hợp các dạng, và khi đi thi thật bình tĩnh suy nghĩ khỏi bị rơi vào các bẫy nhỏ trong đề thi. Các kiểu bài dù biến hóa thế nào cũng chỉ xoay quanh phạm vi kiến thức đó thôi. Mọi thứ con đều có thể chuẩn bị được. Nếu làm các con nghĩ rằng, đề thi vào Ams khó lắm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí của các con. Hãy giúp con hiểu rằng, đề thi vào Ams cũng chỉ như vậy và con hoàn toàn có thể chinh phục được.
Khi làm đề thi thử tổng hợp thì học sinh nên cố gắng chỉ làm trong phạm vi 30 đến 35 phút, đến lúc vào phòng thi thật 45 phút là vừa. Đi thi thì nên chọn câu dễ trước lấy điểm, câu khó làm sau. Và bao giờ cũng phải dành thời gian ngắn để xem lại câu hỏi và câu trả lời trước khi nộp bài. Chúc con các mẹ thi thật tốt
07:14 SA 10/11/2010
l
luyenvietvan
Bắt chuyện
759
Điểm
·
9
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
"Thực tế hiện nay cho thấy nhiều gia đình có con chuần bị vào lớp Một đua nhau cho con đi học viết chữ, nhưng thực ra việc học viết chữ trước khi con vào lớp Một có thật sự cần thiết khi mà rất nhiều kĩ năng sống khác của các con chưa có?
Nhiều năm giảng dạy, mỗi năm chúng tôi lại đón một lứa học sinh mới. Nhiều em trong số đó đã có thể đọc vanh vách thông tin của những bảng tin chúng tôi đặt quanh trường. Thế nhưng khi vào lớp học, con rất lúng túng khi phải tự mình thay một chiếc áo có khuy... Hãy dạy con những kĩ năng tối thiểu trong cuộc sống để giúp bé có thể tự mình hoà nhập với cuộc sống tập thể mà không cần bố mẹ.
Nhiều gia đình than phiền rằng họ phải bó tay khi dạy trẻ cầm bút và điều khiển bút vì cổ tay bé quá cứng không đưa được các đường cong đường lượn. Nguyên nhân do đâu? Việc giúp đôi tay cử động linh hoạt, cổ tay có thể quay mềm mại tự nhiên cần một quá trình rèn luyện tự nhiên từ nhỏ. Khi các bé 3 tuổi học cầm đũa, các bé phải tự tích luỹ kinh nghiệm cho mình để làm thế nào có thể lấy được thức ăn. Trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm ấy, cổ tay bé xinh kia cũng đã tạo cho mình một “kinh nghiệm” để hỗ trợ việc cầm bút sau này. Chúng ta sợ con không không an toàn nên không bao giờ cho con tự sử dụng kéo, nhưng thực tế việc sử dụng kéo có tác dụng rất lớn cho cổ tay. Hãy tìm cho bé một chiếc kéo an toàn và “Nào, chúng mình cùng cắt dán tranh!”...
Chẳng phải ngẫu nhiên mà chương trình mẫu giáo có phần hướng dẫn các em xâu vòng, đó không chỉ là trò chơi mà đó chính là bước đầu của quá trình dạy bé viết.
Vậy các ông bố bà mẹ, trước khi dạy con cầm bút, hãy dạy con cầm đũa"
Em tán thành với ý kiến của mẹ Vothilehien, quả thật, không cho con học thêm không có nghĩa là không dạy gì cả, mà cần trang bị cho con kiến thức qua các trò chơi và trang bị càng nhiều càng tốt.
- Cô giáo giảng như vậy thì còn nhiều sơ hở quá chị ạ, có rất nhiều thành ngữ kết cấu là một câu ví dụ như: Ma cũ bắt nạt ma mới, Lươn ngắn chê trạch dài, Lợn lành thành lợn què.... Nếu cứ đưa những nhận định chung chung như vậy, thì học sinh sẽ dễ bị nhầm lẫn.
- Riêng với học sinh tiểu học cũng không nên giảng phức tạp, rắc rối bởi vì không ai đòi hỏi học sinh tiểu học phải phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Nếu các học sinh hỏi, chỉ nên dựa vào nghĩa để giúp học sinh thấy được:
Đọc tục ngữ, ta thấy được một kinh nghiệm, một tri thức, một lời khuyên...
Đọc thành ngữ, ta chỉ thấy một tình huống, một hoàn cảnh, một đặc điểm, một phẩm chất...
Ví dụ trong nhóm sau: Không thầy đố mày làm nên, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn... đều hàm ý một kinh nghiệm, một lời khuyên => đó là những câu tục ngữ
Lươn ngắn chê trạch dài, Thắt lưng buộc bụng, Một mất một còn, Chuột chạy cùng sào chỉ nêu ra tình huống hoặc hoàn cảnh hoặc một đặc điểm chứ chẳng hàm ý khuyên răn hay truyền đạt kinh nghiệm gì => nó là thành ngữ
Mẹo nhỏ này sử dụng được với đa số các trường hợp chỉ trừ các trường hợp trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ mà thôi.
Em xin chia sẻ với các mẹ một vài điều nhỏ về môn tiếng Việt, để các con có thể định hướng ôn thi tốt.
Nếu như các mẹ tìm hiểu đề thi Tiếng Việt vào Ams, đặc biệt là 4 năm gần đây sẽ thấy các dạng bài chủ yếu sau:
Dạng bài về TỪ: Giải nghĩa từ trong một câu, một đoạn trong SGK, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, phân biệt từ láy và từ ghép, từ đơn và từ phức, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, phân biệt danh từ, động từ, tính từ, chỉ ra quan hệ từ trong câu và trong đoạn văn.
Với dạng này, ngoài hiểu, học sinh cần nắm chắc hệ thống mẹo nhỏ giúp cho con có thể dễ dàng phân biệt được các loại từ khác nhau.
Dạng bài về CÂU:: Phân biệt được câu đơn, câu ghép; chỉ ra được cấu tạo của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ). Với dạng phân tích cấu tạo của câu, đề Ams thường đưa ra câu đảo ngữ (vị ngữ đứng trước chủ ngữ) nên học sinh dễ bị nhầm.
Dạng bài ĐỌC HIỂU: Đọc hiểu ý nghĩa của từ, của câu, của đoạn thơ, văn trong SGK. Với dạng này, con cần được hiểu được ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa khái quát của câu, đoạn, của bài và tập diễn đạt thành lời văn.
Dạng KIỂM TRA KIẾN THỨC: Dạng này là dễ nhất, học sinh lớp 5 cần nhớ về tên tác giả, tác phẩm. Đề bài thường có câu hỏi một đoạn trích nằm trong tác phẩm nào, tác giả là ai?
Dạng VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN: Dạng này có thể yêu cầu cảm thụ một đoạn ngắn hoặc miêu tả một đối tượng nào đó dựa trên đoạn cho sẵn. Để làm tốt bài cảm thụ, phụ huynh nên tập dần cho con: từ đọc hiểu ẩn ý trong những câu thành ngữ và tục ngữ, danh ngôn, đoạn bài văn thơ cho đến việc diễn tả suy nghĩ bằng lời văn.
Đề bài có độ sâu nhất định nhưng luôn bám sát chương trình SGK. Học sinh cần nắm thật chắc kiến thức và làm nhiều bài luyện tập theo các dạng, tập làm bài tổng hợp các dạng, và khi đi thi thật bình tĩnh suy nghĩ khỏi bị rơi vào các bẫy nhỏ trong đề thi. Các kiểu bài dù biến hóa thế nào cũng chỉ xoay quanh phạm vi kiến thức đó thôi. Mọi thứ con đều có thể chuẩn bị được. Nếu làm các con nghĩ rằng, đề thi vào Ams khó lắm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí của các con. Hãy giúp con hiểu rằng, đề thi vào Ams cũng chỉ như vậy và con hoàn toàn có thể chinh phục được.
Khi làm đề thi thử tổng hợp thì học sinh nên cố gắng chỉ làm trong phạm vi 30 đến 35 phút, đến lúc vào phòng thi thật 45 phút là vừa. Đi thi thì nên chọn câu dễ trước lấy điểm, câu khó làm sau. Và bao giờ cũng phải dành thời gian ngắn để xem lại câu hỏi và câu trả lời trước khi nộp bài. Chúc con các mẹ thi thật tốt