Cu Tũn nhà mình đang vào tuổi mà mọi người vẫn gọi là khó bảo nhất, mổi khi bé làm sai điều gì, mình hay ông xã có nói là bé xụ mặt lại, chẳng nói chẳng rằng gì cả, xong lại tự ý làm theo ý mình, đồ chơi của bé thì nhiều, chơi chẳng hết, mình đem cho bớt mấy bé hàng xóm, nhưng bé cứ giữ khư khư, còn khóc thét lên, để cho mấy bé chơi chung bé cũng không đồng ý..mình chẳng biết phải chỉ cho bé thế nào nữa..:Sad:
Mẹ mình thử áp dụng theo những cách này xem sao nhé..
Có bạn đến chơi, cu Tí vui lắm. Thế nhưng, chỉ được một lúc, Tí và bạn bắt đầu cãi nhau và xông vào giành chiếc ôtô tí hon màu đỏ. Cậu bé nhất định không cho bạn mượn chơi vì đấy là món đồ nó thích nhất.
Theo Nora Newcombe, chuyên gia tâm lý ở Đại học Temple, Mỹ, các bé tuổi mầm non thường cho mình là trung tâm. Và một trong những cách để chúng khẳng định sự độc lập là giữ chặt món đồ của mình. Nếu muốn rèn cho con tính rộng lượng, biết chia sẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Bạn cũng có thể nhắc nhở con biết chia sẻ bằng cách này khi nói: "Con vẫn là người chơi những đồ này đầu tiên, sau đó, con sẽ cho bạn khác được chơi cùng nhé".
Bạn hãy biểu lộ cho con biết khi nó làm một điều tốt, chẳng hạn, nói với bé: "Hôm qua mẹ rất hài lòng khi thấy con cho em Gấu mượn hộp màu. Như thế, cả con và bạn đều vui mà lại cùng có những bức tranh rất đẹp với nhiều màu sắc khác nhau".
Bạn cũng có thể thưởng cho con những thứ nho nhỏ nhưng thật cụ thể, chứ không cần phải là đồ chơi đắt tiền, chẳng hạn như để bé chọn món cho bữa tối hôm đó hay đưa con đến công viên bé thích. Bố mẹ cũng nhớ khi thưởng con phải luôn kèm theo lời khen cụ thể về điều bé đã làm được.