iên quan đến một xe máy với hai người bộ hành trên cầu Thanh Trì thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, khiến hai người bộ hành thương vong.
Hiện trường vụ tai nạn
Trước đó, khoảng 22 ngày 15/2 xe mô tô mang BKS 90D1-052xx do một nam thanh niên điều khiển đi trên cầu Thanh Trì lưu thông hướng Gia Lâm đi quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Khi xe đi đến cột đèn số 14 thuộc địa bàn xã Đông Dư, huyện Gia Lâm đã va chạm với một người phụ nữ và một bé gái (hiện chưa rõ danh tính).
Hậu quả vụ tai nạn làm người phụ nữ tử vong tại chỗ, còn bé gái bị thương nhẹ.
Theo những người chứng kiến vụ việc, hai nạn nhân của vụ tai nạn chính là hai mẹ con, thường xuyên đi bộ xin tiền trên cầu Thanh Trì.
Người dân cho rằng từng nhiều lần các tài xế cho tiền hai mẹ con và khuyên trở về nhà, không nên đi ăn xin trên cầu Thanh Trì, vì vi phạm Luật GTĐB và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhưng người phụ nữ này vẫn tiếp tục thực hiện hành động này.
Hiện nguyên nhân vụ tai nạn và danh tính hai mẹ con đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Người phụ nữ này từng nhiều lần đưa con nhỏ lên cầu Thanh Trì ăn xin.
Ông Nguyễn Hữu Nhật, Chủ tịch UBND xã Đông Dư cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, công an xã Đông Dư đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc.
Thi thể người mẹ tử vong đã được bàn giao cho cơ quan chức năng, còn cháu bé con người phụ nữ này đã được đưa về trạm y tế xã để xử lý vết thương. Cháu bé chỉ bị thương nhẹ, các nhân viên y tế đã xử lý vết thương và theo dõi tại trạm y tế.
Theo Chủ tịch xã Đông Dư, hai mẹ con gặp nạn không có nơi ở cố định, thường xuyên đi bộ trên cầu Thanh Trì để ăn xin trong một thời gian dài. “Chúng tôi đã tìm được gia đình cháu bé, bà ngoại là ở phường Bạch Đằng, Hoàng Kiếm, Hà Nội. Hiện tôi chỉ nắm được qua lời kể của cháu bé là, có bà ngoại tên là Hồng, có cậu tên Trung và mợ tên là Anh.
Ban đầu chúng tôi định làm thủ tục đưa cháu về Trung tâm Bảo trợ xã hội, nhưng đến thời điểm này gia đình đã sang đón cháu về phường Bạch Đằng”, ông Nhật thông tin.
Theo các thông tin này, giám đốc bệnh viện Gò Vấp là bác sĩ Phạm Hữu Quốc đã hứa với một người thu gom 20.000 thùng khẩu trang (khoảng 50.000.000 khẩu trang) với giá 11 triệu đồng/ thùng. Tuy nhiên khách hàng chuyển tiền cọc xong thì được thông báo nâng giá lên 23 - 24 triệu đồng/ thùng.
Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ Online có cuộc trao đổi với giám đốc Bệnh viện quận Gò Vấp (TP.HCM) về sự việc này. Ông nói:
"Thật sự không có buôn bán, có lời lãi gì ở đây cả. Tôi nghĩ người này chơi tôi nhằm làm mất uy tín tôi rồi.
Thông qua một số mối quan hệ quen biết từ trước, cách đây khoảng 10 ngày (18-2), thời điểm đang "sốt" khẩu trang người này có đặt vấn đề với tôi cần một lượng khẩu trang lớn để đi làm từ thiện. Lúc đầu tôi nói bận quá nhưng người này nì nèo đến lần thứ ba, tôi nể đồng ý.
Tôi không trực tiếp làm mà giới thiệu nhờ chỗ Thái (điều dưỡng của bệnh viện). Thật sự lúc ấy, tôi chỉ nghĩ người này làm từ thiện mới giúp chứ không kinh doanh buôn bán gì cả".
* Có thông tin ông hứa với khách hàng là 11 triệu đồng/thùng. Hai bên bàn bạc mua khoảng 20.000 thùng khẩu trang (tương đương 50.000.000 khẩu trang). Tuy nhiên, sau khi khách hàng chuyển cọc ông tăng giá lên 23 - 24 triệu đồng/ thùng?
- Tôi khẳng định hoàn toàn không có chuyện này. Người này chỉ nói có bao nhiêu cũng mua hết. Tôi không trực tiếp làm nên chỉ biết Thái có mua được khoảng trên 100 thùng khẩu trang, không đủ so với nhu cầu của người này. Trong khi giá từng hộp khẩu trang mua vào là 470.000 đồng, nhưng sau đó người này lại ép Thái 250.000 đồng/hộp. Bình thường lúc ấy làm gì có giá đó.
* Còn về các hóa đơn nhận tiền vào tài khoản của ông? Theo thông tin lan truyền thì khách đã chuyển tiền đặt cọc cho ông khoảng 6 tỉ đồng?
- Tôi không trực tiếp đứng làm việc này nhưng không biết người này có ý gì mà nói chuyển cho Thái không được. Sau đó lại chuyển qua tài khoản của tôi, chuyển hai lần với số tiền 3,3 tỉ và chuyển cho Thái 500 triệu.
Hiện ngoài lượng khẩu trang tôi buộc phải chịu lỗ bán với giá 250.000 đồng/hộp, tôi còn phải chuyển trả người này số tiền 2.805.275.000 (hơn 2,8 tỉ) đồng. Tất cả đều được giải quyết ổn thỏa, có biên nhận hết và có cam kết không khiếu kiện gì hết.
* Nhưng tại sao hiện có một số thông tin lan truyền trên mạng tố cáo ông thu gom khẩu trang để đưa đi nước ngoài bán với giá "cắt cổ"…?
- Thực ra trước khi đưa lên mạng câu chuyện này được hóa giải xong xuôi cả rồi. Nhưng người này vẫn không chịu, cố tình tống tiền tôi nhưng tôi không đưa tiền.
Không chỉ thế, trong những ngày qua người này còn trực tiếp nhắn tin hù dọa cho tôi mất chức, dọa giết và thường xuyên đưa người xuống tận bệnh viện làm áp lực. Thực tế số tiền tôi và Thái chuyển trả cho người này còn nhiều hơn số người này chuyển cho tôi rồi.
* Ông đã trình báo công an việc này chưa?
- Thật sự chuyện này mọi người đều biết hết rồi. Hôm trước khi người này vào uy hiếp, tôi có trực tiếp gọi điện báo cho trưởng Công an quận Gò Vấp rồi.
* Ông cam đoan những gì ông nói là sự thật?
- Thật sự tôi không nói sai đâu. Chuyện này nằm ngoài suy nghĩ của tôi. Mấy ngày nay tôi và Thái mất ăn mất ngủ rồi.
Sáng 27-2, Tuổi Trẻ Online đã liên lạc với đại diện UBND quận Gò Vấp để trao đổi về sự việc.
Đại diện UBND quận Gò Vấp cho biết chủ tịch UBND quận Gò Vấp đã nắm thông tin vụ việc và giao cho Thanh tra quận tiến hành xác minh vụ vụ theo quy trình Quy định 1374 của Thành ủy TP.HCM (về quy trình giải quyết thông tin phản ảnh liên quan đến các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước). Khi có thông tin cụ thể sẽ cung cấp cho báo chí.
Ngày 16/2, một lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội xác nhận, lực lượng CSGT Hà Nội đang phối hợp với Công an huyện Gia Lâm thụ lý giải quyết vụ
Trước đó, khoảng 22 ngày 15/2 xe mô tô mang BKS 90D1-052xx do một nam thanh niên điều khiển đi trên cầu Thanh Trì lưu thông hướng Gia Lâm đi quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Khi xe đi đến cột đèn số 14 thuộc địa bàn xã Đông Dư, huyện Gia Lâm đã va chạm với một người phụ nữ và một bé gái (hiện chưa rõ danh tính).
Hậu quả vụ tai nạn làm người phụ nữ tử vong tại chỗ, còn bé gái bị thương nhẹ.
Theo những người chứng kiến vụ việc, hai nạn nhân của vụ tai nạn chính là hai mẹ con, thường xuyên đi bộ xin tiền trên cầu Thanh Trì.
Người dân cho rằng từng nhiều lần các tài xế cho tiền hai mẹ con và khuyên trở về nhà, không nên đi ăn xin trên cầu Thanh Trì, vì vi phạm Luật GTĐB và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhưng người phụ nữ này vẫn tiếp tục thực hiện hành động này.
Hiện nguyên nhân vụ tai nạn và danh tính hai mẹ con đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Ông Nguyễn Hữu Nhật, Chủ tịch UBND xã Đông Dư cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, công an xã Đông Dư đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc.
Thi thể người mẹ tử vong đã được bàn giao cho cơ quan chức năng, còn cháu bé con người phụ nữ này đã được đưa về trạm y tế xã để xử lý vết thương. Cháu bé chỉ bị thương nhẹ, các nhân viên y tế đã xử lý vết thương và theo dõi tại trạm y tế.
Theo Chủ tịch xã Đông Dư, hai mẹ con gặp nạn không có nơi ở cố định, thường xuyên đi bộ trên cầu Thanh Trì để ăn xin trong một thời gian dài. “Chúng tôi đã tìm được gia đình cháu bé, bà ngoại là ở phường Bạch Đằng, Hoàng Kiếm, Hà Nội. Hiện tôi chỉ nắm được qua lời kể của cháu bé là, có bà ngoại tên là Hồng, có cậu tên Trung và mợ tên là Anh.
Ban đầu chúng tôi định làm thủ tục đưa cháu về Trung tâm Bảo trợ xã hội, nhưng đến thời điểm này gia đình đã sang đón cháu về phường Bạch Đằng”, ông Nhật thông tin.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có chỉ đạo, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời tránh để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút du lịch.
Chỉ đạo này được đưa ra khi trước đó, báo chí phản ánh về việc tỉnh Quảng Ninh từ chối tàu với hơn 1.000 khách du lịch quốc tế được cập cảng Hạ Long.
Cụ thể, ngày 13/2, báo chí đưa tin về việc tàu Aidavita (quốc tịch Italy) không được cấp phép cập cảng tại thành phố Hạ Long, đồng thời không cho hành khách và thủy thủ đoàn lên bờ tham quan các điểm du lịch trên bờ và vịnh Hạ Long.
Chiếc tàu du lịch trên được xác định chở hơn 1.116 khách châu Âu (95% quốc tịch Đức, không có châu Á) xuất phát từ Bali, Indonesia ngày 17/1, qua 9 cảng không có Trung Quốc, Hong Kong. Vì bị từ chối nhập cảnh Hạ Long nên tàu đã quyết định hủy toàn bộ 3 cảng còn lại của Việt Nam là Đà Nẵng (15/2), Nha Trang (17/2) và TP.HCM (18/2).
Về việc này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, không để xảy ra các trường hợp tương tự như trên.
Phó thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, công điện và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng về tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời, phải bảo đảm thực hiện chặt chẽ công tác quản lý nhập cảnh đối với khách du lịch nước ngoài và phương tiện vận chuyển đến từ/đi qua vùng dịch, thực hiện cách ly y tế theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, nhằm kiểm soát tốt sự lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, việc này cũng tránh để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút du lịch.