Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Người đổi chai Number 1 có ruồi lấy 500 triệu...
Vụ con ruồi 500 triệu: Thiệt hại của Tân Hiệp Phát là rất lớn
ANTT.VN - Phiên tòa xét xử bị cáo Võ Văn Minh liên quan đến cáo buộc cưỡng đoạt tài sản tiếp tục được thực hiện trong buổi chiều. Trong đó, nhiều vấn đề liên quan đến các thiệt hại của đơn vị sản xuất nước uống được tiếp tục làm rõ…
Trong phần xét hỏi chiều nay, trả lời luật sư liên quan đến thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng của Tân Hiệp Phát (THP) xuất phát từ đâu? Bà Trần Ngọc Bích, đại diện
pháp luật
của THP cho biết, Minh gọi điện rất nhiều lần đe dọa nếu không đáp ứng thì sẽ đưa thôn tin ra ngoài. Thiệt hại gián tiếp là ảnh hưởng đến thương hiệu và doanh số
kinh doanh
. Thiệt hại bởi sự việc được đưa ra khi thông tin chưa được kiểm chứng. Sự việc mất kiểm soát dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu của công ty.
Luật sư bên bị hại Nguyễn Đức Hoàng khẳng định là có thiệt hại trực tiếp là 500 triệu đồng, và nếu hôm đó công an không bắt thì Minh đã mang số tiền về, may công an bắt nên tài sản đó đã được thu hồi. Còn về thiệt hại gián tiếp, sau sự việc Võ Văn Minh, doanh thu bán hàng của công ty bị sụt giảm. Thiệt hại này lớn hơn rất nhiều lần.
Bị cáo Võ Văn Minh bị đề nghị mức án 12 - 13 năm tù
Theo luật sư Hoàng, tại phiên xét xử hôm nay, bị cáo Minh đã có các lời khai phù hợp với lời khai tại cơ quan
điều tra
. Tại cơ quan điều tra, Minh cũng cũng đã thừa nhận hành vi. Bị cáo không cung cấp được bằng chứng nào về việc THP thương lượng. “Tôi khẳng định không có việc thương lượng… chúng tôi hoàn toàn không thương lượng với
khách hàng
bằng tiền, chính sách Công ty là như vậy”, theo luật sư Hoàng.
Giải đáp về việc phía nguyên đơn có bị lo sợ hay không như luật sư của bên bị cáo đặt ra? Luật sư Hoàng cho hay phía công ty rất lo sợ hành vi của anh Minh chưa được kiểm chứng, chưa được chấp nhận khi anh Minh cho rằng sản phẩm đó là của THP. Mục đích của anh Minh là dùng uy tín, thương hiệu của THP để đe dọa. Hành vi này diễn ra liên tiếp, liên tục đe dọa THP buộc giao tiền cho Minh nên không còn lựa chọn nào khác nên công ty chọn việc tố cáo là đúng vì đó là điều mà pháp luật cho phép. “Hành vi của anh Minh không chỉ ảnh hưởng đến THP mà còn ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, lợi ích xã hội, đe dọa quyền lợi hợp pháp của
doanh nghiệp
.
Luật sư bác nhiều tình tiết tại tòa
Buổi sáng, khi trả lời chủ tọa, bị cáo Minh cho biết, các biên bản sự việc được lập ra thì Minh chỉ ký mà không đọc. “Khi nhân viên nhiều lần làm việc với anh, làm biên bản anh nói không đọc lại mà chỉ ký thôi. Tại cơ quan điều tra thì anh có coi lại và ký. Anh không phải có thói quen cứ đưa là ký, mà có lúc anh coi lại rồi ký đúng không?”, luật sư bào chữa cho bên bị hại hỏi bị cáo Minh.
Theo luật sư của bên bị hại, các giám định tài liệu có trong vụ án khẳng định chữ ký tại biên bản làm việc với cơ quan điều tra và biên bản làm việc với đại diện của THP là chữ ký của cùng một người là Võ Văn Minh
Nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát khẳng định khi lập biên bản thì viết nhầm con số 5.000 tờ rơi, thành 500 tờ rơi. Minh yêu cầu viết lại con số là 5.000 tờ rơi. Minh quanh co nhằm trốn tội. Minh vẫn quanh co cho rằng hành vi đe dọa rồi nhận tiền của nhà sản xuất là đúng.
Kết thúc phần xét hỏi, trong phần luận tội đối với bị cáo, đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang cho rằng xét thấy lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án, các biên bản làm việc đều có chữ ký của Minh, chữ ký đã được trưng cầu giám định xác định là chữ ký của bị cáo nên đủ căn cứ để truy tố Võ Văn Minh về hành vi Cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 Bộ luật hình sự. Lời khai của bị cáo tại tòa phù hợp với quá trình điều tra vụ án.
Cũng theo đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang, mọi hành vi xâm hại đều phải được xử lý theo quy định của pháp luật. “Vì lòng tham bị cáo thay vì phải thông báo đến các tổ chức…. nhưng bị cáo lại sử dụng để uy hiếp…. làm mất uy tín của nhà sản xuất nhằ để cưỡng đoạt tiền”, phía đại diện VKSND cho hay..
Tại phiên tòa, bị cáo đã khai nhận hành vi của mình, tài sản đã được thu hồi, gia đình khó khăn nên đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang đề nghị HĐXX xem xét áp dụng Điều 135, Bộ Luật Hình sự, tuyên bị cáo Minh phạm tội cưỡng đoạt tài sản với mức án từ 12-13 năm tù giam.
Bên bị hại cho hay, biết bị cáo có hoàn cảnh, mẹ già, vợ con nên không đề nghị HĐXX buộc bị cáo Minh bồi thường các thiệt hại xảy ra trong thời gian qua...
http://antt.vn/vu-con-ruoi-500-trieu-thiet-hai-cua-tan-hiep-phat-la-rat-lon-0115212.html
10:19 SA 18/12/2015
Người đổi chai Number 1 có ruồi lấy 500 triệu...
Vụ Tân Hiệp Phát: LS nói vụ việc đã "bị" gọt chân cho vừa giày
Đại diện VKS cho rằng Minh đủ nhận thức rằng hành vi của mình là sai, nhưng vì tham lam nên đã có hành vi đe dọa phát tán làm mất uy tín của Tân Hiệp Phát, đề nghị phạt Minh 12 đến 13 năm tù.
Bị cáo Minh tại phiên tòa - Ảnh: Thanh Tú
Hội thẩm: Không ai đi báo sao công an lại có mặt lúc giao tiền?
13g40 ngày 17-12, HĐXX, TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục làm việc, bắt đầu phiên xử buổi chiều vụ án “cưỡng đoạt tài sản” đối với bị cáo Võ Văn Minh (30 tuổi, ngụ Cái Bè Tiền Giang).
Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, hội thẩm nhân dân tiếp tục làm rõ hành vi đe dọa của bị cáo Võ Văn Minh khi đòi tiền của Tân Hiệp Phát.
Tại phần này, Minh khai lại việc mình đã gọi điện thoại, yêu cầu Tân Hiệp Phát hoặc đưa tiền, hoặc Minh sẽ phát tán thông tin về việc nước ngọt có ruồi cho cơ quan truyền thông.
Sau khi xét hỏi bị cáo Minh xong, Hội thẩm nhân dân tiếp tục thẩm vấn với đại diện của công ty Tân Hiệp Phát về việc ai đi báo cơ quan điều tra về vụ việc bị uy hiếp và cưỡng đoạt tài sản của anh Võ Văn Minh.
Bà Bích cho rằng, khi biết việc anh Minh uy hiếp và không thể thay đổi ý định, bà Bích đã làm đơn cầu cứu công an và nhân viên Trương Tiểu Long chính là người đi nộp đơn.
Vị Hội thẩm nhân dân này hỏi tiếp, sau khi thống nhất đưa tiền cho anh Minh, Long là người được cử đi giao tiền, vậy ai là người báo công an để công an bắt.
Bà Bích nói rằng, bà không biết ai báo. Và theo bà Bích thì không có ai đi báo công an.
Không hài lòng với phần trả lời này, hội thẩm nhân dân hỏi ngược lại: “Không ai báo tại sao công an lại đi bắt anh Minh đúng vào lúc giao tiền?”.
Ở câu hỏi này, bà Trần Ngọc Bích không trả lời.
Bà Trần Ngọc Bích nói - Ảnh: Thanh Tú
Muốn lấy chai nước có ruồi về để cảm ơn khách hàng
Sau phần thẩm vấn đối của hội thẩm nhân dân, luật sư Phạm Hoài Nam tiếp tục yêu cầu HĐXX xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của một số người là nhân viên của Tân Hiệp Phát như Trương Tiểu Long, Hoàng Chí Dưỡng, Tạ Thành Trung…
Luật sư Nam cũng đề nghị được hỏi đại diện nguyên đơn dân sự Tân Hiệp Phát là bà Trần Ngọc Bích về việc bà Bích làm đơn tố cáo anh Võ Văn Minh, và đưa cho nhân viên Trương Tiểu Long đi nộp cho cơ quan điều tra thì bà Bích có ủy quyền nộp đơn thay cho bà không? Bà Bích nói rằng có đơn ủy quyền.
Tuy nhiên, luật sư Nam cho rằng trong hồ sơ không có đơn ủy quyền. Bà Bích nói bà không nhớ rõ lắm.
Luật sư Nam cho rằng, trong nhiều lần làm việc với ông Trương Tiểu Long của cơ quan điều tra thì không hề có đơn ủy quyền của bà Bích.
Luật sư Nam đề nghị bà Bích cung cấp giấy ủy quyền hoặc điều lệ công ty khẳng định việc chi 500 triệu đồng là được phép trong quyền hạn của bà. Bà Bích khẳng định, toàn bộ việc quyết định này nằm trong thẩm quyền của bà.
Luật sư Nam hỏi tiếp, sản phẩm chai Number One có ruồi có phải là của Tân Hiệp Phát hay không, thì bà Bích nói rằng, vì là sản phẩm có nhãn của Tân Hiệp Phát nên Tân Hiệp Phát muốn thu hồi về để xác định xem đây có phải là sản phẩm của Tân Hiệp Phát hay không.
Về lý do dù không biết chắc nó có phải là sản phẩm của mình hay không, nhưng vẫn cử người đi thương lượng, bà Bích nói rằng: “Tôi không muốn dư luận nói về vấn đề này, và chúng tôi lấy về để cảm ơn khách hàng”.
Tân Hiệp Phát thiệt hại hàng ngàn tỷ là do ai?
Phiên tòa đang tiếp tục với phần xét hỏi của luật sư Nguyễn Tấn Thi.
Đây là vấn đề đã được luật sư Nguyễn Tấn Thi làm rõ trong phần thẩm vấn đối với bà Trần Ngọc Bích. Ở phần này, ông Thi đã hỏi bà Bích về nguyên nhân làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng là do anh Minh tung tin, phát tờ rơi hay do việc bắt anh Minh mà ra.
Trước đó, ông Nguyễn Tấn Thi đã hỏi Võ Văn Minh về thông tin bị cáo Minh viết vào biên bản bàn giao cáo trạng, theo đó, bị cáo Minh đã có ý kiến rằng, khi làm việc với cơ quan điều tra, Minh đã khai rằng Tân Hiệp Phát hứa cho Minh 100 triệu nhưng Minh không chịu. Và việc thỏa thuận diễn ra trong suốt 3 lần.
Luật sư Thi hỏi Minh về việc đề nghị bào chữa giảm nhẹ hình phạt hay không có tội, Minh nói, mình không có tội.
Luật sư Thi hỏi nhân chứng Dưỡng, trợ lý giám đốc, phụ trách bảo vệ an toàn, phòng cháy chữa cháy, an toàn bảo đảm về người và tài sản của Tân Hiệp Phát, đi gặp anh Minh làm gì?
Dưỡng trả lời: Tôi gặp để nói rõ cho anh Minh hiểu được quy trình sản xuất như vậy không thể có con ruồi, và xin anh Minh hãy vì thương hiệu Tân Hiệp Phát. Chúng tôi không được thỏa thuận về tiền, mà chỉ được trao sản phẩm, xin lỗi, tri ân đối với khách hàng.
LS Thi hỏi tiếp: Khi Long báo công an thì báo trực tiếp với ông hay báo với giám đốc?
Dưỡng trả lời: Long không báo cho tôi.
Luật sư Thi đưa ra bằng chứng cho thấy, ông Dưỡng được ký hợp đồng làm việc với Tân Hiệp Phát sau khi ông Dưỡng đi gặp Minh. Vậy ông Dưỡng gặp Minh với tư cách gì? Ông Dưỡng nói, hợp đồng ký sau, nhưng ông đã làm việc với Tân Hiệp Phát từ trước đó.
Luật sư Thi hỏi bà Trần Ngọc Bích: Công ty Tân Hiệp Phát sống bằng thương hiệu đúng không?
Bà Bích trả lời: Tôi trả lời ngắn gọn nhưng không có ý đó!
LS Thi hỏi tiếp: Theo chị, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồnglà nguyên nhân tại đâu?
Bà Bích trả lời: Khi chuyện này xảy ra, thiệt hại đến doanh số kinh doanh và thương hiệu.
LS Thi hỏi tiếp: Anh Minh làm gì đến việc gây thiệt hại cho THP? Thiệt hại gián tiếp? Anh Minh chưa phát tờ rơi. Vậy thiệt hại do nguyên nhân nào?
Bà Bích trả lời: Do thông tin về vụ việc này đưa ra.
LS Thi nói: Là do báo chí phản ánh đúng không? Tôi chia sẻ điều ấy với chị. Nhưng nếu vì vậy mà đổ tội cho Võ Văn Minh gây thiệt hại, làm mất quyền tự do, quyền lợi ích hợp pháp của Minh và gia đình thì vô lý quá. Vậy thiệt hại này theo chị là do sự uy hiếp của Võ Văn Minh hay do Võ Văn Minh gây ra? Thiệt hại từ yêu cầu đòi hỏi 500 triệu của anh Minh hay thiệt hại đến thời điểm này là do sự việc dẫn đến ảnh hưởng uy tín thương hiệu công ty?
LS Thi tiếp tục hỏi: Bản án ở Tòa Bình Thạnh xử vụ anh Tuấn 3 năm tù, ai đã nộp cho công an Tiền Giang?
Bà Bích không trả lời trả lời câu hỏi này.
LS Thi hỏi: Bản án đó, anh Trương Tiểu Long đi tiếp xúc khách hàng đúng không?
Bà Bích im lặng.
LS tiếp tục: Chị không làm hồ sơ ủy quyền, ai đề xuất chị chi 500 triệu?
Bà Bích: Tôi tự quyết định.
LS Thi: Hồ sơ vụ án, có một người đề xuất, chị là người duyệt, Đỗ Thị Ngọc Hà là người đề xuất.
Bà Bích: Sự việc xảy ra lâu, tôi là người nhận thông tin, luật sư hỏi thì tôi không nhớ.
LS Thi: Trong lời khai của anh Long, anh Dưỡng và chị đều không bao giờ trả tiền theo yêu cầu khách hàng. Vậy chi 500 triệu làm gì?
Bà Bích: Tôi thấy anh Minh nhiều lần thúc ép, tôi không nghĩ chúng tôi có cơ hội để điều đình được vụ việc.
Đề nghị Võ Văn Minh mức án 12 đến 13 năm tù
15g
, kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS đã luận tội đối với Võ Văn Minh, theo đó, đại diện VKS cho rằng Minh đủ nhận thức rằng hành vi của mình là sai, nhưng vì tham lam nên đã có hành vi đe dọa phát tán làm mất uy tín của Tân Hiệp Phát.
Tại phiên tòa, bị cáo đã khai nhận hành vi của mình, tài sản đã được thu hồi, gia đình khó khăn... nên đề nghị HĐXX xem xét.
Đại diện Tân Hiệp Phát trình bày không yêu cầu anh Minh bồi thường.
Đại diện VKS đề nghị tuyên bố Minh phạm tội cưỡng đoạt tài sản và đề nghị phạt từ 12 đến 13 năm tù giam.
Vụ án đã đươc "gọt chân cho vừa giày"?
15g30.
Sau phần luận tội của VKS đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản của Võ Văn Minh, 2 luật sư bào chữa cho bị cáo này đồng loạt đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội với rất nhiều bằng chứng chứng minh việc Tân Hiệp Phát có hoảng sợ hay không, Võ Văn Minh có bị gài bẫy hay không.
Luật sư Nguyễn Tấn Thi trong phần bào chữa cho Võ Văn Minh khẳng định các cơ quan tố tụng của Tiền Giang đều vi phạm tố tụng
Theo đó, luật sư Thi đề nghị HĐXX đánh giá toàn diện vụ án, bởi theo quan điểm của luật sư Nguyễn Tấn Thi thì vụ án không nên được đưa ra xét xử, bởi toàn bộ thông tin điều tra vụ án đã bị tiết lộ bởi luật sư của Tân Hiệp Phát đã dự cung, mọi lời khai tại cơ quan điều tra, đối với Tân Hiệp Phát không ngoài khả năng bị thông cung, không còn giá trị.
“Tôi cũng cho rằng, vụ án này đã được gọt chân cho vừa giày, bởi tất cả các cơ quan tố tụng đã có những sai sót”. Luật sư Thi nói.
Thậm chí, luật sư Thi khẳng định, sau khi 2 luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa, nhiều buổi lấy cung của Võ Văn Minh thì 2 luật sư không được dự cung, nhưng ngược lại, luật sư của Tân Hiệp Phát lại được dự cung. Đó là vi phạm nghiêm trọng nhất trong giai đoạn điều tra.
Trong giai đoạn truy tố, kiểm sát viên Võ Văn Phương đã không phát hiện ra những sai phạm đó.
Trong giai đoạn chuẩn bị đưa ra xét xử, luật sư Phạm Hoài Nam không nhận được quyết định đưa vụ án xét xử, còn LS Thi chỉ nhận được quyết định ấy trước đây 3 ngày.
Người làm chứng là nhân viên công ty thì có đủ khách quan?
Về vấn đề tố tụng, trong quyết định đưa vụ án ra xét xử luật sư Thi thấy đó là sai sót cơ bản. Quy định về người làm chứng là người biết sự việc và phải khách quan. Nhưng ở đây, ông Dưỡng (nhân viên của Tân Hiệp Phát) là người thương lượng, lập biên bản, sự thương lượng kéo dài nhưng lại được coi là người làm chứng thì không đủ khách quan.
Luật sư Thi cũng đặt câu hỏi, vậy ông Dưỡng làm chứng có khách quan không? Mọi lời hứa hẹn thương lượng có mục đích gì? Luật sư Thi cho rằng những nhân viên của Tân Hiệp Phát không thể khách quan bởi họ sẽ là người bảo vệ Tân Hiệp Phát. Không thể xem xét lời khai của họ để làm bằng chứng. Đó là sai phạm cơ bản.
“Do đó từ đầu, tôi đã đề nghị thay đổi tư cách tham gia tố tụng của những người này nhưng không được chấp nhận. Đây là vấn đề nghiêm trọng tại vấn đề hôm nay, tôi đề nghị HĐXX xem xét lại, thậm chí điều tra lại, bởi đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm. Chúng ta phải bảo vệ cả doanh nghiệp và người tiêu dùng chứ không thể chỉ bảo vệ doanh nghiệp”.
"Thời gian qua, tôi nhận được nhiều phản ánh của người tiêu dùng về việc người dân phát hiện các chai nước ngọt có lỗi, nhưng tôi không biết tư vấn cho họ làm sao, bởi vụ án này còn chưa xử. Bởi ai gọi điện báo thì sợ bị bắt, khiếu nại thì rườm rà. HĐXX cũng nên xem xét", LS Thi nói.
Võ Văn Minh có dấu hiệu bị gài bẫy?
Luật sư Thi cho rằng, chúng ta đã tập trung làm rõ vấn đề mà không phải là bản chất vụ án, bởi về mặt chủ quan, Võ Văn Minh muốn có tiền, và điều mong muốn của Minh là bất hợp lý.
Kết luận điều tra và cáo trạng xác định, lãnh đạo của Tân Hiệp Phát có lo sợ không, lo sợ và có đưa tiền không?
Tại phiên tòa, các nhân chứng, đại diện của Tân Hiệp Phát đều khẳng định người của Tân Hiệp Phát không bao giờ đưa tiền để đổi lấy sản phẩm, như vậy, không thể có việc họ đưa tiền.
Luật sư cũng đặt ra câu hỏi: Khi xảy ra việc bị đe dọa cưỡng đoạt tài sản, tại sao không có quy trình báo công an xã?
Đồng thời, luật sư Thi cũng đưa ra bằng chứng:
- Năm 2011 một người ở Gò Vấp bị bắt vì phát hiện sản phẩm lỗi của Tân Hiệp Phát và đòi 70 triệu đồng và Tân Hiệp Phát đồng ý trả 1/3, lúc trao tiền, bị bắt luôn.
- 2013, anh T cũng thương lượng, lúc nhận tiền bị bắt.
- Chị H. ở Đồng Nai, cũng giao tiền thì bị bắt.
"Tôi thấy rằng đây là một motip vận hành xử lý vấn đề của khách hàng của Tân Hiệp Phát. Họ không hề lo sợ hành vi tống tiền, họ chỉ sợ dư luận. Nếu không lo sợ, khủng hoảng tinh thần mà đưa tiền thì không thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Và không thể buộc tội một người mà họ không hề phạm tội”.
Tại sao họ sợ? Nếu chai nước ngọt kia được giám định nói rằng đây không phải là chai nước của Tân Hiệp Phát thì không phải lo sợ.
Cần xem lại quy trình xử lý của Tân Hiệp Phát, vụ việc như của Võ Văn Minh đã lần thứ 4 báo chí đăng, như vậy, Tân Hiệp Phát có cả một bộ phận giải quyết việc này, nên họ không hề lo sợ, bị cưỡng ép phải đưa tiền.
“Tân Hiệp Phát muốn chi tiền để nhằm mục đích anh Minh bị bắt, bởi chủ quán nơi xảy ra việc trao đổi đã nói rằng xe cứu thương, xe cảnh sát đến ầm ầm trước khi anh Minh đến điểm hẹn. Thậm chí, việc bắt anh Minh, có xe cứu thương, có xe bắt phạm nhân, xe của truyền hình An ninh ti vi đến chờ sẵn thì có việc bắt quả tang với Võ Văn Minh không. Bởi, tất cả những việc này đều được chuẩn bị sẵn”.
“Điều tra viên Trần Trí Tâm là người tiếp nhận đơn tố cáo, đi bắt quả tang, rồi sau đó mới có quyết định phân công điều tra viên thụ lý vụ án này? Vậy, điều tra viên tham gia từ đầu vụ án đi bắt quả tang với tư cách gì? Có phải là gài bẫy với Võ Văn Minh hay không?”
Đây là tất cả những câu hỏi mà luật sư Nguyễn Tấn Thi đặt ra trong phần bào chữa.
Tân Hiệp Phát là nguyên đơn dân sự hay bị hại?
Luật sư Phạm Hoài Nam, tiếp tục đề nghị HĐXX xem xét lại tư cách tố tụng của Tân Hiệp Phát xem là nguyên đơn dân sự hay bị hại.
Luật sư Nam cho rằng cơ quan điều tra đã hình sự hóa quan hệ dân sự. Tại hồ sơ, có bút lục là bản án cưỡng đoạt tài sản do TAND quận Bình Thạnh là thiếu khách quan.
Ngoài bản án này, nếu xác định nguyên tắc suy đoán vô tội, cần phải đưa kết luận của cơ quan điều tra thành phố Biên Hòa, bởi vụ việc này, khách hàng sau khi thương lượng và công an bắt nhưng sau khi điều tra, cơ quan điều tra đã đình chỉ và xin lỗi vì đã can thiệp vào quan hệ dân sự.
Vì có sự thỏa thuận, nên yêu cầu Tân Hiệp Phát trả tiền thì chỉ là quan hệ dân sự.
Do đó, căn cứ vào hành vi không cấu thành tội phạm, bị cáo không phạm tội, đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội và trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa.
2 luật sư đề nghị tuyên Võ Văn Minh không phạm tội cưỡng đoạt tài sản.
Lúc 16g30
HĐXX phiên tòa tạm nghỉ, ngày mai phiên tòa sẽ tiếp tục với phần tranh luận.
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20151217/tan-hiep-phat-khong-bao-sao-cong-an-co-mat-luc-giao-tien/1022449.html
10:05 SA 18/12/2015
Người đổi chai Number 1 có ruồi lấy 500 triệu...
Vụ Number 1 có ruồi: Đề nghị phạt anh Minh 12 -13 năm tù
Khi anh Minh vừa nhận xong 500 triệu đồng và giao lại chai nước có ruồi cho nhân viên Tân Hiệp Phát, cơ quan CSĐT ập vào bắt quả tang. Tại tòa, đại diện Tân Hiệp Phát nói “không biết” vì sao cơ quan điều tra lại có mặt kịp thời vào lúc đưa tiền.
Những câu hỏi bỏ ngỏ
13h30p, phiên tòa xét xử vụ “chai nước Number 1 có ruồi” tiếp tục phần thẩm vấn. Trả lời câu hỏi của vị Hội thẩm về việc lúc gặp nhân viên công ty Tân Hiệp Phát, anh Minh đề nghị Tân Hiệp Phát mua lại chai nước hay như thế nào? Bị cáo Minh khai: “Bị cáo đã bảo họ mua lại chai nước đó”.
“Tại cuộc gặp cuối cùng ở quán cà phê, khi bị cáo nhận tiền từ anh Long bỏ vào cốp xe rồi bị công an bắt thì chai nước ai giữ?” Bị cáo Minh khai lúc này nhân viên Tân Hiệp Phát đã nhận lại chai nước. “Vậy khi lập biên bản thu chai nước cơ quan điều tra có niêm phong không?” – “Không. Về đến cơ quan điều tra rồi bị cáo mới ký niêm phong” – bị cáo Minh trả lời.
Bị cáo Võ Văn Minh tại phiên tòa
Vị Hội thẩm đặt nghi vấn: “Chai nước đã thu giữ suốt thời gian dài rồi, làm sao bị cáo biết là có đúng chai nước của bị cáo không mà lại ký niêm phong? Đó là chính bị cáo hại bị cáo. Niêm phong tang vật theo quy định là niêm phong tại chỗ. Bị cáo nhớ lại đi có chắc chắn vậy không?” – “Dạ chắc”, anh Minh trả lời.
Sau phần hỏi anh Minh, vị Hội thẩm quay sang hỏi bà Trần Ngọc Bích – Giám đốc Tân Hiệp Phát. Hội thẩm hỏi người đại diện Tân Hiệp Phát rằng: Ngày 21/1 bà viết đơn tố cáo ông Minh, ngày 23 đơn tố cáo đó được gửi đến cơ quan điều tra. Vậy ngày xảy ra việc đưa 500 triệu đồng, Tân Hiệp Phát có báo cơ quan điều tra không? Bà Bích trả lời: “Theo tôi biết thì không”. –“Vậy sao cơ quan điều tra có mặt kịp thời được?” – “Cái đó tôi không biết”, bà Bích nói.
Đại diện Tân Hiệp Phát nói “không biết” vì sao cơ quan điều tra lại có mặt kịp thời vào lúc đưa tiền.
Trả lời câu hỏi của luật sư Nguyễn Tấn Thi về việc chủ trương của công ty Tân Hiệp Phát là không bao giờ giải quyết khiếu nại của khách hàng bằng tiền. Vậy tại sao bà Bích lại duyệt chi 500 triệu đồng để làm gì? Bà Bích lý giải “do chúng tôi không còn cách nào khác, ông Minh liên tục điện thoại thúc ép quá nhiều”.
Về thiệt hại của công ty, luật sư Nguyễn Tấn Thi đặt câu hỏi với bà Trần Ngọc Bích về số tiền thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng mà người đại diện công ty này đưa ra. Thiệt hại trên từ đâu mà có, đâu là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại này?
“Thiệt hại trực tiếp là chúng tôi đã đưa 500 triệu đồng còn gián tiếp là ảnh hưởng đến thương hiệu của chúng tôi, làm giảm doanh số” – bà Bích nói. “Nhưng anh Minh chưa hề phát tán tờ rơi hay có hành động nào, sao gây thiệt hại?” – luật sư Thi hỏi nhưng nữ giám đốc Tân Hiệp Phát không trả lời.
Để luật sư của Tân Hiệp Phát tham dự buổi hỏi cung!
15h, phiên tòa kết thúc phần xét hỏi. Đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang phát biểu quan điểm về vụ án.
Theo VKS, trong biên bản bắt quả tang, bị cáo Minh khai rằng “sau khi phát hiện chai nước có ruồi, tôi nghĩ là lỗi của nhà sản xuất nên điện thoại đến công ty để uy hiếp đòi tiền”.
Bị cáo Minh cũng đã có biên bản tự khai về cách thức gây áp lực buộc Tân Hiệp Phát chi tiền. “Tôi sẽ in ra 5.000 tờ rơi có hình ảnh về chai nước có ruồi của công ty để khách hàng biết sự việc...” kèm theo là chữ ký của Võ Văn Minh. Cơ quan điều tra đã giám định chữ viết và chữ ký đúng là của bị cáo.
Lời khai của bị cáo tại tòa phù hợp với vật chứng vụ án, lời khai của các nhân chứng, biên bản bắt người phạm tội quả tang...Do đó, cáo trạng truy tố bị cáo về tội cưỡng đoạt tài sản là đúng người, đúng tội.
Chỉ vì lòng tham khi phát hiện lỗi sản phẩm nên bị cáo đã uy hiếp, đe dọa phát tán thông tin gây ảnh hưởng đến hình ảnh công ty để đòi tiền. Hành vi của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản của công ty, mất trật tự trị an địa phương nên cần xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, xét thấy bị cáo có một số tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, tài sản đã được thu hồi trả cho bị hại, hoàn cảnh bị cáo đặc biệt khó khăn nên cần xem xét giảm nhẹ. Từ đó, VKS đề nghị tuyên phạt Võ Văn Minh từ 12 đến 13 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Bào chữa cho thân chủ, luật sư của anh Minh cho rằng trong vụ án, giữa anh Minh và Tân Hiệp Phát đã thương lượng, nhận tiền và giao lại chai nước, đây là giao dịch dân sự.
Ngoài ra, việc cơ quan điều tra cho phép luật sư của Tân Hiệp Phát tham dự buổi hỏi cung giữa cơ quan điều tra và bị cáo là vi phạm nghiêm trọng quy định tố tụng, không khách quan.
Sau quan điểm trên, các luật sư tiếp tục đưa ra hàng loạt lập luận khác và đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội.
Sáng mai (18/12) phiên tòa sẽ tiếp tục.
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/279556/vu-number-1-co-ruoi-de-nghi-pha-t-anh-minh-12-13-nam-tu.html
09:58 SA 18/12/2015
Người đổi chai Number 1 có ruồi lấy 500 triệu...
Theo luật sư bào chữa cho Võ Văn Minh, Công ty Tân Hiệp Phát không biểu hiện sự lo sợ khi bị cáo này muốn doanh nghiệp đưa tiền để đổi lấy chai chai Number 1 có ruồi.
Sáng 18/12, phiên tòa xét xử vụ Cưỡng đoạt tài sản liên quan đến chai Number 1 có ruồi tiếp tục diễn ra tại TAND tỉnh Tiền Giang.
Luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn Luật sư TP HCM, bảo vệ cho bị cáo Võ Văn Minh) cho biết, chiều hôm trước, ông đã nói rất nhiều về mô típ, quy trình giải quyết vụ việc của Tân Hiệp Phát.
Theo lời khai của bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát, Bình Dương) thì nhân viên giải quyết khiếu nại khách hàng Trương Tiểu Long đã báo cáo bà từ ban đầu về việc Minh yêu cầu đưa tiền. Tuy nhiên, đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang cho rằng đây là chuyện nội bộ của Tân Hiệp Phát.
Võ Văn Minh được cảnh sát đưa đến TAND tỉnh Tiền Giang. Ảnh:
Việt Tường.
“Đại diện VKSND nói như vậy là không đúng, không xem xét ý thức của những người có liên quan là có lo sợ hay không. Quy trình xử lý vụ việc của công ty cho thấy Tân Hiệp Phát hoàn toàn chủ động trong việc này, họ không có biểu hiện lo sợ”, luật sư Thi nói.
Cũng theo luật sư, ông Hoàng Chí Dưỡng (trợ lý của bà Bích) khai, Long chỉ mới báo cáo cho ông việc anh Minh kêu đưa tiền chứ chưa báo điều này cho bà Bích. Tuy nhiên, theo đơn tố cáo của bà Bích thì Long thường xuyên điện thoại báo cáo vụ việc cho bà là không đúng.
“Theo bút lục 139, Trương Tiểu Long nói quy trình của công ty là không có báo vượt cấp. Như vậy, những vấn đề mâu thuẫn nhau giữa lời khai tại tòa và hồ sơ đã không được đại diện VKSND đề cập đến. Tôi cho rằng, bà Bích không nắm thông tin từ đầu nên không có gì lo sợ”, luật sư Thi nêu quan điểm.
Người bào chữa cho bị cáo cũng đưa ra quan điểm, Tân Hiệp Phát vận hành theo quy trình giải quyết khiếu nại thông thường chứ không tỏ ra sốt sắng gì trong vụ này. Vì vậy, đây không phải là lo sợ, nếu lo sợ thì không kéo dài sự việc cho đến hai tháng.
“Tân Hiệp Phát không chủ động gọi điện cho Minh mà chỉ chờ Minh gọi thì nói rằng đó là lời đe dọa của khách hàng”, người bào chữa nói.
Những vấn đề luật sư tranh luận lại với VKSND sáng nay chủ yếu là hành vi của Minh có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không, những suy nghĩ mà Minh nói sẽ làm có được cho là vi phạm pháp luật?
Luật sư Thi cho rằng, theo Luật Báo chí thì mọi công dân đều có quyền cung cấp một hoặc nhiều vụ việc nào đó liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm cho cơ quan truyền thông. Ngoài ra, theo quy định của Luật An toàn thực phẩm thì bất cứ người nào phát hiện thực phẩm bị lỗi thì có thể thông báo cho Hội bảo vệ người tiêu dùng. Từ đó, cơ quan chức năng sẽ thông báo cho công chúng biết có sản phẩm lỗi.
Nếu anh Minh phát tờ rơi cho bà con thì đây được xem là quyền tự do ngôn luận mà Hiến pháp quy định. Trường hợp Minh phát tờ rơi, Tân Hiệp Phát chứng minh được sản phẩm đó không có lỗi thì công ty có quyền khiếu kiện Minh về việc cung cấp thông tin không đúng sự thật.
“Tại sao người ra suy nghĩ đến điều mà pháp luật cho phép để thực hiện quyền của một cá nhân, quyền người tiêu dùng thì lại cho là đe dọa. Khi họ nói ra quyền của họ thì không thể gọi là đe dọa được”, luật sư Thi nêu quan điểm.
Luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn Luật sư TP HCM, bào chữa cho bị cáo Minh) tham gia tranh luận lại với đại diện VKSND tỉnh Tiên Giang.
Theo luật sư, anh Minh là người kinh doanh ăn uống. Theo quy định của pháp luật và Luật bảo vệ người tiêu dùng thì anh Minh là người sử dụng sản phẩm.
Khi phát hiện sự việc, anh Minh có thiện chí liên hệ với Tân Hiệp Phát và đơn vị này cho người đến gặp để thương lượng. Tân Hiệp Phát lựa chọn cách dân sự để giải quyết thì không gọi là cưỡng đoạt. Khi thỏa thuận với anh Minh, nhân viên Tân Hiệp Pháp ghi rõ là chai nước có ruồi bên trong, chưa mở nắp…
Nhiều lần thương lượng, cuối cùng phía Tân Hiệp Phát cũng ghi nhận điều này. Các bút lục 135, 138, anh Trương Tiểu Long làm việc với anh Minh cũng ghi nhận không có dấu hiệu bị cạy phá. Vậy, cạy phá lúc nào nhưng cơ quan điều tra không làm được. Tại sao nắp chai nước còn nguyên, con ruồi là 1 dị vật, việc cạy nắp để bỏ vào là khó có thể.
Luật sư đặt câu hỏi, con ruồi này là kim cương hay gì mà cạy bỏ vào mà không chảy nước. Rõ ràng, nếu cạy mà chảy nước thì Tân Hiệp Phát không có sự thương lượng với anh Minh. Có ý kiến cho rằng anh Minh tham lam là phiếm diện. Minh muốn bao nhiêu tiền là việc đòi quyền lợi của anh. Còn Tân Hiệp Phát chấp nhận thương lượng với anh Minh thì số tiền 500 triệu là bồi thường cho khách hàng.
"Từ những chứng cứ vừa nêu, tôi đề nghị HĐXX tuyên anh Minh vô tội", luật sư Phạm Hoài Nam nói.
Còn luật sư Nguyễn Tấn Thi tranh luận rằng, bà Bích không nhận được thông báo của nhân viên Long ngay từ đầu nên bà này tố cáo sai sự thật. Tố cáo sai sự thật để tiến hành tố tụng hay không, điều đó đề nghị VKS đặc biệt xem xét.
http://news.zing.vn/Tan-Hiep-Phat-khong-sot-sang-vu-chai-Number-1-co-ruoi-post611670.html
09:56 SA 18/12/2015
Bỏ bạc triệu mua... sâm rác
Chỉ vài triệu đồng, người tiêu dùng có thể tới mua sâm ở các cửa hàng hoặc mua qua những fanpage trên Facebook. Nhiều người không biết họ đã mua... sâm rác.
Dù khẳng định sâm ngoại, nhưng hầu hết mặt hàng này đều là xách tay, nhập lậu, thậm chí đã bị tách hết hoạt chất, thường được gọi là sâm rác.
Khảo sát của
Tuổi Trẻ
trên thị trường Việt Nam, đối chiếu với thị trường quốc tế và tham vấn các chuyên gia trong ngành, nhiều người phải giật mình với sâm được gọi là sâm Hàn Quốc.
Sâm ngoại rẻ bất ngờ
Tại căn nhà riêng cũng là điểm tập kết hàng ở đường Dương Quảng Hàm, phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM, chúng tôi được bà N.T.L. lần lượt đem ra giới thiệu hàng loạt loại sâm tươi, sâm cắt lát, hồng sâm, nấm linh chi... đựng trong thùng carton lớn để chào hàng khách mua sỉ.
Trước khi gặp bà L., tìm hiểu trên website của cơ sở này, chúng tôi đã được đọc những dòng thông tin khẳng định các loại sâm, linh chi ở đây đều nhập khẩu chính hiệu từ Hàn Quốc. “Em lấy nhân sâm tươi đi, loại này giờ bán chạy lắm. Mỗi tuần hàng bên chị đưa về hai đợt. Đảm bảo hàng mua tận bên đó”, bà L. chào mời.
Thấy khách chưa mặn mà, bà L. tung ra hàng “hot” hơn là sâm tươi, món được nhiều người ưa thích do nhìn trực quan cả củ sâm đầy rễ nên có vẻ yên tâm không phải hàng giả.
Người bán hàng cam kết hộp sâm này là hàng nhập khẩu chính gốc Triều Tiên, tuy nhiên nhãn phụ tiếng Việt của sản phẩm lại ghi nguồn gốc từ Hong Kong, Trung Quốc.
“Mùa này chủ yếu nhập sâm tươi loại 6-8 củ/kg. Giá bán lẻ 2,5-3 triệu đồng/kg. Giá bán sỉ cho đại lý giảm còn 1,8-2,3 triệu đồng/kg”, bà L. thuyết phục khách. Khi hỏi về giấy tờ nhập khẩu, bà L. khẳng định: “Mua cái này uy tín là chính, đảm bảo với em không đâu có giấy tờ nhập khẩu cả. Toàn hàng xách tay hết!”.
Để thuyết phục khách, bà L. đem ra hai mẫu nhân sâm kèm theo vỏ hộp in chữ Hàn Quốc: “Làm nghề lâu rồi chị nhìn sâm là phân biệt được ngay. Sâm Hàn Quốc có ít râu, nhánh, loại của Trung Quốc rễ tua tủa như san hô ấy”.
Thật ra giá 2,3-3 triệu đồng/kg cũng là mức phổ biến cho các loại sâm tươi 5-6 củ/kg đang bán chạy ở một loạt cửa hàng bán sâm trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5, TP HCM) và hàng không bao giờ thiếu. “Anh muốn gì cũng có, nhập củ tươi hay sâm chế biến, thích cái nào anh cứ đặt hàng, tụi em hẹn ngày rồi anh ra lấy, hàng đảm bảo”, một người bán hàng ở đây cho biết.
Trong khi đó, khảo sát giá sâm tươi Hàn Quốc tại Seoul (gọi là susam) trên các trang: Korean-redginseng.com; gmarket.co.kr..., không có loại nào rẻ được như giá đang bán ở TP HCM. Loại sâm tươi có hình dáng giống như của bà L. hay sâm tươi tại quận 5 có giá rẻ cũng vào khoảng 0,26 USD/gam ở Seoul, tương đương 260 USD/kg, tức khoảng 5,84 triệu đồng/kg.
Đây là loại sâm thuộc hàng rẻ, với tuổi sâm dưới sáu năm. Các loại lâu năm hơn có giá khoảng 310 USD/kg trở lên. Các loại sâm bán tại Seoul phần lớn đóng trong các gói 250 gam và 500 gam. Trên các trang thương mại điện tử của Hàn Quốc cũng không thấy loại sâm nào, dù ít năm hơn, có giá rẻ như đang bán tại Việt Nam.
Ngay cả sâm tươi bán ở các trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Alibaba hay Made-in-China cũng không có giá rẻ được như Việt Nam. 1 kg sâm tươi nguyên củ bán trên các trang này có giá thấp nhất cũng vào khoảng 120 USD/kg, tương đương khoảng 2,7 triệu đồng/kg, vẫn cao hơn giá bà L. hay cửa hàng quận 5 bán lẻ.
Theo một chủ cửa hàng bán sâm tại phố Lãn Ông (Hà Nội), các hộp sâm Cao Ly thế này đều là hàng Hàn Quốc “xịn” nhưng trên hộp không hề có nhãn phụ hay giấy chứng nhận rõ ràng.
Nhập nhèm nguồn gốc
Khảo sát tại hai khu vực được xem là “thủ phủ sâm” ở phố Lãn Ông và xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội), chúng tôi cũng giật mình, vì sâm bán tại đây chỉ được đựng trong những túi nilon rất sơ sài, không có nhãn mác hay thông tin về nguồn gốc.
Trong khi người bán ra sức cam kết là sâm Cao Ly nhập khẩu chính hãng từ Triều Tiên, nhưng nhãn phụ của một số sản phẩm lại ghi có nguồn gốc từ Hong Kong, Trung Quốc.
Bà Nhung, chủ cửa hàng tại Ninh Hiệp, cho biết, hàng tại đây phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, sau đó được tỏa đi khắp các tỉnh thành, trong đó có TP HCM.
Khi hỏi về nhân sâm, bà Nhung hồ hởi: “Giá nào cũng có”, sau đó đưa ra rất nhiều loại sâm được giới thiệu xuất xứ từ Triều Tiên và Trung Quốc.
Chỉ riêng sâm Trung Quốc cũng có đến 2-3 loại khác nhau, rẻ nhất là sâm đỏ được xắt thành lát mỏng giá 200.000 đồng/100 gam; sâm trắng (sâm râu) còn nguyên củ, nguyên râu, rễ có giá bán 250.000 đồng/100 gam.
Loại sâm được giới thiệu là sâm Cao Ly (Triều Tiên) tại cửa hàng này được bán với giá 1 triệu đồng/100 gam, có màu nâu đỏ, được sấy khô, cắt hết râu, rễ, kích cỡ giống như ngón tay. Tất cả sản phẩm được bà Nhung giới thiệu đều có điểm chung không có bao bì, nhãn mác mà chỉ được đựng trong những túi nilông trong suốt, buộc kín bằng dây rất sơ sài.
Sản phẩm sâm củ khô, tươi đã khó lựa chọn vì chẳng có nhãn mác, tiêu chuẩn, sâm đã qua chế biến cũng tù mù không kém.
Theo khảo sát thị trường của doanh nghiệp chuyên nhập khẩu sâm GH ở Hà Nội, tại Việt Nam hiện có 300 cửa hàng bán hồng sâm, linh chi và đều quảng cáo nhập từ Hàn Quốc và Triều Tiên. Vỏ hộp nào cũng dán nhãn “Red Korean Ginseng” thể hiện nguồn gốc Hàn Quốc, nhưng tên sản phẩm theo tiếng Hàn Quốc một đằng mà nhãn phụ tiếng Việt lại một nẻo.
Chẳng hạn sản phẩm Red Korean Ginseng 240 gam có giá 1 triệu đồng một hộp nhãn Hàn Quốc là hỗn hợp hồng sâm, nhưng nhãn phụ tiếng Việt lại là “cao hồng sâm sáu năm tuổi”. Loại trà hồng sâm lại được dịch ra tiếng Việt là... cao hồng sâm, bán 500.000 đồng một hộp 100 gam và được gán đủ tác dụng, kể cả làm đẹp, phòng chống và điều trị... ung thư!
Nhiều sản phẩm có nhãn là nhân sâm, hồng sâm nhưng xem kỹ thành phần thì sâm chỉ chiếm... 3%. Trong khi theo quy định của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược liệu Hàn Quốc, sản phẩm không có hàm lượng ginsenosids - hoạt chất quan trọng nhất trong nhân sâm 2,5 - 30 mg/gam sản phẩm thì không được ghi công dụng theo công dụng của nhân sâm.
Bã sâm, sâm rác
Theo bà Trần Thị Hồng Phương - Phó cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền Bộ Y tế, thị trường Việt Nam có sâm Hàn Quốc, sâm Việt Nam, Cát Lâm sâm (sâm Trung Quốc)..., tuy nhiên sâm Hàn Quốc chính gốc rất ít và không phổ biến. “Từ năm 2014 đến nay, đơn vị đã cấp hơn 19 đơn hàng nhập dược liệu, trong đó có sâm và nấm linh chi nguyên liệu, nhưng tất cả đều là sâm Trung Quốc, không có đơn hàng nào nhập khẩu từ Hàn Quốc”, bà Phương cho hay.
Giải thích điều này, ông T.V.L., chủ cửa hàng chuyên bán sâm tươi ở quận 5, khẳng định nhập sâm tươi trước giờ đều qua đường xách tay nên không thể có giấy phép nhập khẩu.
Theo ông L., nguồn cung sâm trên thị trường hiện nay chủ yếu từ Hàn Quốc và Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, xách tay. Vì nếu nhập chính ngạch thì sâm sau khi thu hoạch ở Hàn Quốc phải được đóng gói hút chân không, kiểm định chất lượng phía nước họ trước khi đưa về Việt Nam, và muốn thông quan tại Việt Nam phải có giấy kiểm định, cho phép nhập khẩu của Bộ Y tế.
“Nếu nhập khẩu đúng quy trình thì chi phí đội lên cao, lợi nhuận thấp. Thêm nữa, người mua sâm chỉ tin tưởng là sâm Hàn Quốc khi củ sâm còn dính nguyên đất nên đành phải nhập... lậu để dễ bán”, ông L. phân tích.
Chính vì nhập lậu, hàng xách tay... nên chất lượng sâm bán trên thị trường gần như bị thả nổi. Mới đây, Thanh tra Bộ Y tế đã buộc dừng lưu hành lô nhân sâm chế biến thành dạng lỏng đựng trong túi thiếc để dùng sẵn, nhập khẩu từ Hàn Quốc không hề có saponin (ginsenosids) như công bố (hàm lượng công bố tối thiểu 270 mg/ml).
Bà N.T.L. đưa ra hàng loạt sản phẩm nhân sâm, hồng sâm, nấm linh chi để chào hàng tại điểm tập kết hàng đường Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp, TP HCM)
Theo GS.TS Phạm Thanh Kỳ, nguyên hiệu trưởng ĐH Dược Hà Nội, trước đây khi đi kiểm tra đông dược cùng Bộ Y tế, hàm lượng chất saponin trong cam thảo đáng ra phải đạt 6% thì kiểm nghiệm thực tế chỉ chưa đầy 1%. “Nhân sâm cũng vậy, trước khi về đến Việt Nam đã bị tách chiết bớt hoạt chất nên phần còn lại chỉ nên gọi là rác dược liệu hoặc chất lượng kém. Muốn mua được nhân sâm tốt phải đưa đi kiểm nghiệm hoặc phải lựa chọn sản phẩm của nhà cung cấp có uy tín”, GS Kỳ hướng dẫn.
GS.TS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu TP HCM, cũng khẳng định tình trạng sâm rác hay dược liệu rác không phải mới xuất hiện gần đây. Đó là việc những loại dược liệu bị chiết hết các dược chất quý, chỉ còn lại phần xơ bên ngoài.
“Hiện nay, không chỉ các sản phẩm sâm Hàn Quốc bị sâm Trung Quốc nhập nhèm gây nhầm lẫn. Bản thân sâm Ngọc Linh của Việt Nam cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng uy tín khi người bán trà trộn sâm kém chất lượng, sâm rác để bán”, bà Hương chia sẻ.
http://news.zing.vn/Bo-bac-trieu-mua-sam-rac-post577022.html
01:38 SA 07/09/2015
m
monosuke
Chuyên gia
5.7k
Điểm
·
941
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Luật sư bên bị hại Nguyễn Đức Hoàng khẳng định là có thiệt hại trực tiếp là 500 triệu đồng, và nếu hôm đó công an không bắt thì Minh đã mang số tiền về, may công an bắt nên tài sản đó đã được thu hồi. Còn về thiệt hại gián tiếp, sau sự việc Võ Văn Minh, doanh thu bán hàng của công ty bị sụt giảm. Thiệt hại này lớn hơn rất nhiều lần.
Bị cáo Võ Văn Minh bị đề nghị mức án 12 - 13 năm tù
Theo luật sư Hoàng, tại phiên xét xử hôm nay, bị cáo Minh đã có các lời khai phù hợp với lời khai tại cơ quan
Giải đáp về việc phía nguyên đơn có bị lo sợ hay không như luật sư của bên bị cáo đặt ra? Luật sư Hoàng cho hay phía công ty rất lo sợ hành vi của anh Minh chưa được kiểm chứng, chưa được chấp nhận khi anh Minh cho rằng sản phẩm đó là của THP. Mục đích của anh Minh là dùng uy tín, thương hiệu của THP để đe dọa. Hành vi này diễn ra liên tiếp, liên tục đe dọa THP buộc giao tiền cho Minh nên không còn lựa chọn nào khác nên công ty chọn việc tố cáo là đúng vì đó là điều mà pháp luật cho phép. “Hành vi của anh Minh không chỉ ảnh hưởng đến THP mà còn ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, lợi ích xã hội, đe dọa quyền lợi hợp pháp của
Luật sư bác nhiều tình tiết tại tòa
Buổi sáng, khi trả lời chủ tọa, bị cáo Minh cho biết, các biên bản sự việc được lập ra thì Minh chỉ ký mà không đọc. “Khi nhân viên nhiều lần làm việc với anh, làm biên bản anh nói không đọc lại mà chỉ ký thôi. Tại cơ quan điều tra thì anh có coi lại và ký. Anh không phải có thói quen cứ đưa là ký, mà có lúc anh coi lại rồi ký đúng không?”, luật sư bào chữa cho bên bị hại hỏi bị cáo Minh.
Theo luật sư của bên bị hại, các giám định tài liệu có trong vụ án khẳng định chữ ký tại biên bản làm việc với cơ quan điều tra và biên bản làm việc với đại diện của THP là chữ ký của cùng một người là Võ Văn Minh
Nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát khẳng định khi lập biên bản thì viết nhầm con số 5.000 tờ rơi, thành 500 tờ rơi. Minh yêu cầu viết lại con số là 5.000 tờ rơi. Minh quanh co nhằm trốn tội. Minh vẫn quanh co cho rằng hành vi đe dọa rồi nhận tiền của nhà sản xuất là đúng.
Kết thúc phần xét hỏi, trong phần luận tội đối với bị cáo, đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang cho rằng xét thấy lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án, các biên bản làm việc đều có chữ ký của Minh, chữ ký đã được trưng cầu giám định xác định là chữ ký của bị cáo nên đủ căn cứ để truy tố Võ Văn Minh về hành vi Cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 Bộ luật hình sự. Lời khai của bị cáo tại tòa phù hợp với quá trình điều tra vụ án.
Cũng theo đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang, mọi hành vi xâm hại đều phải được xử lý theo quy định của pháp luật. “Vì lòng tham bị cáo thay vì phải thông báo đến các tổ chức…. nhưng bị cáo lại sử dụng để uy hiếp…. làm mất uy tín của nhà sản xuất nhằ để cưỡng đoạt tiền”, phía đại diện VKSND cho hay..
Tại phiên tòa, bị cáo đã khai nhận hành vi của mình, tài sản đã được thu hồi, gia đình khó khăn nên đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang đề nghị HĐXX xem xét áp dụng Điều 135, Bộ Luật Hình sự, tuyên bị cáo Minh phạm tội cưỡng đoạt tài sản với mức án từ 12-13 năm tù giam.
Bên bị hại cho hay, biết bị cáo có hoàn cảnh, mẹ già, vợ con nên không đề nghị HĐXX buộc bị cáo Minh bồi thường các thiệt hại xảy ra trong thời gian qua...
http://antt.vn/vu-con-ruoi-500-trieu-thiet-hai-cua-tan-hiep-phat-la-rat-lon-0115212.html