:) Ông muihinh kia thế nào là báo linh tinh huh? Bài báo bênh sữa tôi paste link là tổng hợp từ các nghiên cứu Khoa học và trích lời của mấy ông tiến sỹ. Mà nội dung mấy post mui_hinh post cũng khác ji đâu: hihi người ta cũng vẫn cảnh báo ko nên uống sữa nhiều, sữa chưa hẳn là nguồn cung cấp calxi cao nhất và tốt nhất nhưng hóc môn và tồn dư trụ sinh+ tế bào viêm vú thì lại có +tồn dư hoá chất tiêm cho bò nhằm tăng sản lươngj sữa.=> Link nguồn dẫn chứng (nguồn phải đáng tin cậy)? Có nghiên cứu nào về ảnh hưởng xấu trên người ? Hoóc-môn tăng trưởng là gì? Hoóc-môn tăng trưởng (Growth Hormone-GH) là một hoóc-môn kích thích sự phát triển, sản sinh tế bào và tái tạo tế bào ở người và các động vật khác. Hoóc-môn này được tiết ra tự nhiên từ tuyến yên, thiếu nó trẻ sẽ có chiều cao khiêm tốn so với trẻ cùng trang lứa. Hoóc-môn tăng trưởng làm tăng sự vận chuyển axít amin vào mô, tổng hợp protein ở gan, đưa axít béo vào máu, giảm hấp thu glucose ở cơ và mô mỡ, tăng tái tạo glucose ở gan, kích thích gan thận và một số mô khác tạo ra IGF-1 (insulin-like growth factor 1 - yếu tố tăng trưởng giống insulin-1) làm tăng sự phân bào; trong vai trò này, GH không chỉ có ích cho lứa tuổi trưởng thành mà cho cả người lớn tuổi. Ở người, hoóc-môn tăng trưởng được tổng hợp và chiết xuất để điều trị một số bệnh, chủ yếu dùng phát triển chiều cao, chống lão hoá. Năm 1993, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt việc cho phép sử dụng hoóc-môn tăng trưởng tái tổ hợp bò (rBGH - recombinant bovine growth hormone), một loại hoóc-môn bò tổng hợp dùng tiêm vào bò sữa để chúng lớn nhanh và cho nhiều sữa. Hoóc-môn này được sản xuất từ tuyến yên của bò và được kết hợp thêm 1 axit amin trước khi nó được tiêm vào bò sữa. Tại Canada và cộng đồng các nước châu Âu, hoóc-môn tăng trưởng bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Theo một bài báo trên trang Huffington Post, ngoài hoóc-môn tăng trưởng, ngành chăn nuôi còn sử dụng hoóc-môn giới tính - nhất là estrogen - kể từ những năm 1950. Ngày nay bò sữa ở Mỹ - ngoại trừ những con bò được nuôi theo phương thức "hữu cơ" - đều được cấy vào tai một loại hoóc-môn, thường là một dạng estrogen, dưới dạng kết hợp với 5 loại hoóc-môn khác. (Những loại hoóc-môn này không được dùng cho gà và lợn vì chúng không có cùng hiệu quả tăng trưởng ở những con vật này). Tất cả sữa (cho dù từ bò, dê, người hoặc cá heo) tự nhiên có chứa một lượng nhỏ các hoóc-môn khác nhau, bao gồm estrogen và progesterone. Do các hoóc-môn như estrogen hòa tan trong chất béo, nên sữa nguyên chất sẽ chứa nhiều hoóc-môn hơn so với sữa không béo. Uống sữa bò bị tiêm hoóc-môn tăng trưởng có hại không? Nếu google cụm từ khoá "hormone cows milk effects", hoặc các từ khoá liên quan khác, bạn sẽ thấy hàng loạt bài viết cả ủng hộ và phản đối uống sữa, cả khẳng định lẫn phủ nhận tác hại của hoóc-môn tăng trưởng trong sữa đối với sức khoẻ con người, VnReview xin lược dịch 4 trong số những bài viết có nhiều thông tin đáng chú ý nhất về vấn đề này. Theo bài viết trên trang Elservier nêu kết quả nghiên cứu của Tạp chí Khoa học Ngành sữa (Journal of Dairy Science - Tạp chí chính thức của Hiệp hội Khoa học Ngành sữa Mỹ), thì khi thử nghiệm trên chuột, cho dù với nồng độ estrogen cao hơn 100 lần nồng độ ở sữa bò, mức hoóc-môn trong máu và các cơ quan sinh sản không hề bị ảnh hưởng. Nghiên cứu này cũng xác định rằng chỉ khi tăng nồng độ estrogen lên 1000 lần so với mức trung bình thì nó có ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Estrogen tìm thấy trong thực phẩm được cho là có vai trò tiêu cực đối với sức khoẻ sinh sản của con người, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về mối liên hệ này. Trong sữa bò có chứa estrogen tự nhiên, và khi bò mang thai thì estrogen trong sữa tăng lên. Hiện tại, bò thường được vắt sữa từ khoảng 60 ngày trước ngày sinh bê dự kiến, nghĩa là sữa bò ở ba tháng cuối của thai kỳ có thể chứa estrogen nhiều hơn khoảng 20 lần so với sữa bò không mang thai. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các hệ tiêu hóa và gan có khả năng khử hoạt hóa một số lượng lớn estrogen trước khi chúng tiếp xúc với các bộ phận khác của cơ thể và điều này có thể giải thích tại sao estrogen tự nhiên trong sữa dường như ít ảnh hưởng đến chuột. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, các xét nghiệm này được thực hiện trên chuột trưởng thành và cần nhiều nghiên cứu hơn để kiểm tra tác động của estrogen từ sữa đối với sự phát triển của hệ sinh sản trước và trong khi dậy thì. Trang ScienceDrivenNutrition có bài viết khá dài dẫn nguồn từ nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau, khẳng định rằng sữa và hoóc-môn tăng trưởng có trong sữa không đáng sợ như vậy. Theo bài viết, mặc dù sữa bò thực sự có chứa một chút hoóc-môn tăng trưởng, nhưng nó không quan trọng: hoóc-môn tăng trưởng từ bò không có hoạt tính sinh học ở người. Hoóc-môn tăng trưởng của bò (bGH, còn được gọi là somatotropin bò, bST) là một hoóc-môn peptide, nghĩa là nó được làm từ các axit amin, giống như các loại protein khác chúng ta ăn và tiêu hóa. Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng hoóc-môn tăng trưởng từ sữa sẽ có thể tồn tại trong quá trình tiêu hóa hoặc các mảnh vỡ từ quá trình tiêu hóa này có bất kỳ hoạt tính sinh học nào. Trên thực tế, không có gì gợi ý rằng hoóc-môn tăng trưởng từ bò thậm chí có ảnh hưởng đến thụ thể hoóc-môn tăng trưởng của con người. Nhưng ngay cả khi điều này xảy ra - ngay cả khi bGH có hoạt tính sinh học ở người - lượng hoóc-môn tăng trưởng trong sữa bò rất ít (khoảng 1/1000 gram một lít sữa), và 85-90% số đó bị phá hủy trong quá trình xử lý nhiệt để tiệt trùng cho sữa. Lượng nhỏ còn sót lại có thể dễ dàng tiêu hóa trong ruột và hấp thu như các axit amin, như trường hợp của bất kỳ loại protein có trong chế độ ăn uống nào khác. (Một số blog đưa ra tuyên bố ngược lại, rằng hoóc-môn tăng trưởng không bị phá vỡ thông qua tiêu hóa hay làm nóng, nhưng điều này là do nhiều người nhầm lẫn hoóc-môn tăng trưởng với một loại hoóc-môn khác gọi là IGF-1 bền hơn so với bGH. Hơn nữa, mặc dù IGF-1 có khả năng chịu nhiệt tốt hơn so với bGH, nhưng nó được phá vỡ trong quá trình xử lý nhiệt đặc biệt đối với sữa bột dành cho trẻ sơ sinh). => Blog có phải là nguồn đáng tin cây? Cần biết rằng, hoóc-môn tăng trưởng trong sữa không tồn tại ở đó để làm cho bê con sinh trưởng nhanh hơn. Hoóc-môn này nằm trong sữa bò giống như trong sữa mẹ, do có sự vận chuyển thụ động từ máu vào sữa. Hàm lượng hoóc-môn tăng trưởng trong sữa bò không ảnh hưởng đến bê con vì ngay cả khi sự tăng trưởng của nó phụ thuộc ít nhất một phần vào sữa thì hoóc-môn tăng trưởng (và IGF-1) trong sữa không phải là nguồn chính: bê con tự sinh ra số lượng hoóc-môn lớn hơn nhiều trong tuyến yên. IGF-1 (insulin-like growth factor 1 - yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1) cũng là một hoóc-môn peptide giống như hoóc-môn tăng trưởng, nhưng hai hoóc-môn không giống nhau. Trên thực tế, IGF-1 được sản xuất bởi gan như là một phản ứng đối với sự sản xuất hoóc-môn tăng trưởng của tuyến yên, và rất nhiều ảnh hưởng của hoóc-môn tăng trưởng được trung gian thông qua IGF-1. Mặc dù có mối liên hệ đã quan sát được giữa nồng độ IGF-1 trong máu và sự phát triển của một số loại ung thư nhất định, nhưng sự lo sợ về IGF-1 trong sữa là không cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy lượng IGF-1 trong sữa bò không có hoạt tính sinh học rõ rệt ở người - giống như với hoóc-môn tăng trưởng - mặc dù IGF-1 từ bò và con người là giống hệt nhau. Điều này chỉ đơn giản có thể là do nồng độ IGF-1 trong sữa thấp hơn nhiều so với nồng độ IGF-1 trong dịch tiêu hóa của chúng ta. Lượng IGF-1 trong sữa bò tương đương với lượng IGF-1 trong sữa mẹ và thấp hơn sản lượng mà gan của chúng ta tạo ra hàng ngày. Do nồng độ IGF-1 trong máu của chúng ta cao hơn gấp 100 lần so với sữa, theo lý thuyết thì nếu một đứa trẻ uống một lít sữa một ngày – loại sữa lấy từ bò sữa có sử dụng hoóc-môn tăng trưởng tổng hợp để sản xuất nhiều sữa hơn và cả nhiều IGF-1 hơn – thì lượng IGF-1 mà trẻ sơ sinh sẽ lấy từ sữa chỉ chiếm 1% sản lượng của chính nó (do cơ thể tự sản sinh ra). Số lượng IGF-1 trong sữa đơn giản là quá nhỏ để có bất kỳ tác động nào. Mặc dù lượng IGF-1 trong sữa rất ít, nhưng thực tế lượng hoóc-môn này tăng lên sau khi uống sữa. Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ IGF-1 không phải là kết quả duy nhất của việc uống sữa. Có rất nhiều thực phẩm làm tăng việc sản sinh IGF-1 của chúng ta. Trên thực tế, chính protein trong đậu nành lại làm cho IGF-1 của bạn tăng lên hơn so với sữa bò. Theo bài báo của Huffington Post, nồng độ IGF trong máu cao hơn (bất kể nguyên nhân gây ra là gì) liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú, tiền liệt tuyến và các bệnh ung thư khác ở người. Trong một nghiên cứu năm 2004, những bệnh nhân có IGF trên mức trung bình có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn gần 50% và có nguy cơ ung thư vú tiền mãn kinh phụ thuộc vào hoóc-môn (hormone-dependent premenopausal breast cancer) cao hơn 65% so với những người có mức IGF dưới mức trung bình. Nhiều yếu tố - bao gồm cả gen, hút thuốc, và lượng chất béo - góp phần gây ra các loại ung thư này, nhưng "có thể ít nhất một phần của nguy cơ đó liên quan đến nồng độ IGF", Bác sĩ y khoa Walter Willett, Chủ tịch khoa dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard, nói. Tuy nhiên, bài báo trên Huffington Post cũng cho biết, dù việc tiêu thụ nhiều sữa và các sản phẩm sữa khác làm tăng mức IGF trong máu, sự gia tăng IGF có lẽ không phải là ảnh hưởng trực tiếp của IGF từ động vật và thực phẩm. Đó là vì lượng IGF trong các sản phẩm sữa - dù là từ bò được tiêm rBGH hay không - đều rất thấp so với những gì có sẵn trong cơ thể bạn. => Huffington Post không phải nguồn đáng tin cậy. Nói chung chung cao hơn là cao hơn bao nhiêu lần thì gây ảnh hưởng?Tiến sĩ Terry Etherton, Giáo sư ngành khoa học về sữa và động vật của Đại học bang Pennsylvania và là tác giả của một blog về công nghệ sinh học thực phẩm, nói: "Chỉ cần lấy lượng IGF có trong nước bọt và đường tiêu hóa trong một ngày, bạn phải uống khoảng 90 lít sữa". Như vậy, nếu lượng IGF trong sữa không đáng kể thì mức tiêu thụ sữa sẽ làm tăng nồng độ IGF của chúng ta như thế nào? Sữa nói chung và các protein, đường, khoáng chất, và các hoóc-môn không phải IGF có trong sữa - bằng cách nào đó đã khiến cơ thể con người tạo ra nhiều IGF (sau khi uống sữa), Tiến sĩ Willett nói. => Bằng cách nào đó??? Một mối quan tâm khác là các hoóc-môn như vậy có thể thúc đẩy dậy thì sớm ở trẻ em, khiến trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn so với cách đây một hoặc hai thế hệ. Tuy nhiên, tiến sĩ Ann Macrina, một nhà nghiên cứu thuộc Khoa Sữa và Khoa học Động vật của Đại học Pennsylvania, nói rằng lượng estrogen tìm thấy trong thịt rất nhỏ so với lượng estrogen có sẵn trong cơ thể chúng ta. Một khẩu phần khoảng 85g thịt bò lấy từ bò sữa có tiêm estrogen chứa ít hơn một phần tỷ gram estrogen - thấp hơn khoảng 400.000 lần so với estrogen ở phụ nữ và thấp hơn gần 100.000 lần ở đàn ông. Tuy nhiên, ngay cả một lượng nhỏ estrogen cũng có thể ảnh hưởng đến các bé gái và bé trai dậy thì sớm, Tiến sĩ Willett nói. "Đối với một bé gái không sản xuất hoóc-môn của chính mình, lượng nhỏ estrogen đó có thể khá đáng kể". Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, trẻ em tiêu thụ nhiều protein từ nguồn gốc động vật sẽ dậy thì sớm hơn khoảng bảy tháng so với những người tiêu thụ ít hơn. => Link? Tuy nhiên, hoóc-môn được bổ sung vào thực phẩm có lẽ không phải là thủ phạm lớn nhất đằng sau tuổi dậy thì sớm. Marcia Herman-Giddens, giáo sư phụ trợ tại Trường Y tế công cộng thuộc Trường Đại học North Carolina và là tác giả chính của một nghiên cứu năm 1997 về dậy thì sớm ở trẻ em gái nói: "Có nhiều khả năng thịt, sữa và các thực phẩm tương tự sẽ kích thích sự dậy thì sớm hơn bởi vì chúng giàu chất đạm, calo và chất dinh dưỡng". Herman-Giddens cảnh báo rằng cần nhiều nghiên cứu để gỡ rối nhiều yếu tố liên quan. Chẳng hạn, bà nói, tỷ lệ thừa cân và béo phì gia tăng - và các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có hàm lượng calo cao và thiếu tập thể dục - là "lý do lớn nhất" cho xu hướng dậy thì sớm. Thuốc trừ sâu, chất làm chậm cháy, chất dẻo, và các hóa chất khác trong môi trường có thể phá hoại hoóc-môn cũng có thể là tác nhân. => Tức là vẫn chưa có nghiên cứu chứng mình dậy thì sớm là do sữa.Hữu cơ hay không? Các sản phẩm thịt bò và sản phẩm từ sữa hữu cơ được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chứng nhận như một đảm bảo rằng bò đó không được tiêm rBGH hoặc các hoóc-môn giới tính. Tất nhiên giá của chúng cũng lớn hơn nhiều, nhưng sự an tâm có đáng giá với chi phí gia tăng đó không? Tiến sĩ Willett nói, có lẽ không phải. Ông là người ủng hộ việc cắt giảm thịt nói chung. Theo ông, hầu hết mọi người nên ăn không quá hai khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần, "nếu bạn chỉ ăn vài lần một tuần, nó sẽ không có nhiều sự khác biệt dù nó có hữu cơ hay không". Ông đưa ra lời khuyên tương tự về sữa hữu cơ. Thay vì chuyển sang sữa hữu cơ, Tiến sĩ Willett khuyến cáo nên cắt giảm việc uống sữa, mặc dù các khuyến cáo của USDA đề nghị dùng 3 bữa sữa mỗi ngày. => Khuyến cáo của riêng TS và khuyến cáo của 1 tổ chức USDA!!!Trong khi đó, Tiến sĩ Bruce Chassy, giáo sư về vi sinh vật thực phẩm thuộc Đại học Illinois, cho rằng, thông tin "tuyên truyền" từ các nhóm nông nghiệp hữu cơ đã tạo ra những quan niệm sai lầm về rBGH và chống lại rBGH của người tiêu dùng. Trên thực tế, Chassy lập luận rằng, việc sử dụng các hoóc-môn tăng trưởng là có lợi: bò được bổ sung rBGH tốt hơn cho môi trường, vì người nông dân có thể có cùng lượng sữa với ít bò hơn. Ông cũng nói, ảnh hưởng lâu dài nhất của những lo ngại xung quanh hoóc-môn trong thực phẩm, đó là các cụm từ "hữu cơ" hoặc "không có hoóc môn" được sử dụng làm thông điệp tiếp thị. "Tôi nghĩ rằng có rất nhiều trang trại không sử dụng rBGH vì họ nhận thức rằng người tiêu dùng không muốn uống sữa có rBGH. Đây là một điều vô lý, vì tất cả thịt và sữa đều có hoóc-môn". Rất ít nghiên cứu chứng minh được tác hại của hoóc-môn trong sữa Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu chứng minh hoặc khẳng định tác hại của hoóc-môn tăng trưởng trong sữa bò đối với sức khoẻ con người. Trang Metabolic Effect trích dẫn một báo cáo kết quả nghiên cứu đăng trên số ra tháng 2/2010 của tạp chí Pediatric International, cho thấy một vấn đề có thể gây lo ngại liên quan đến sữa và tác động của nó đối với hệ thống hoóc-môn. Các nhà nghiên cứu muốn biết tác động của các hoóc-môn tăng trưởng đối với nam giới và phụ nữ, bằng cách thử nghiệm với 7 người đàn ông, 5 phụ nữ và 6 trẻ em trước tuổi dậy thì. Người lớn và trẻ em tham gia cuộc nghiên cứu đã uống 2 ly sữa khoảng 230ml và đã xét nghiệm nước tiểu và máu trước khi uống sữa và nhiều lần sau khi uống sữa. => Lượng mẫu quá ít để kết luận có ý nghĩa, cũng không loại trừ ảnh hưởng của các thực phẩm khác, chế độ sinh hoạt,...Phụ nữ trưởng thành trong nghiên cứu đã uống cùng một lượng sữa (2 ly 230ml mỗi ngày) trong 21 ngày đầu khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó họ đã theo dõi hai chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp để xác định xem sự rụng trứng của phụ nữ có bị ảnh hưởng hay không. Kết quả của cuộc nghiên cứu rất đáng lo ngại, đặc biệt đối với trẻ em. Các nam giới trưởng thành đã tăng đáng kể lượng hoóc-môn nữ trong đó có estrogen và progesterone trong máu cũng như giảm testosterone huyết thanh. Tất cả những người trưởng thành trong nghiên cứu này, cũng như trẻ em, đều tăng hàm lượng estrogen và progesterone và ngăn chặn sự điều tiết hóc môn của cơ thể với những hoóc-môn này. Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng hoóc-môn có thể là vấn đề đặc biệt đối với trẻ em khi làm chậm sự trưởng thành về giới tính ở trẻ trai và tăng lên ở các bé gái. Ngoài ra, như các nhà nghiên cứu đã thảo luận, người lớn về mặt lý thuyết có thể thấy nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt tăng lên. Việc lượng testosterone hạ thấp ở nam giới trong nghiên cứu này mâu thuẫn với niềm tin chung rằng sữa giúp làm tăng testosterone và cải thiện cơ bắp.
1. "Theo bài viết trên trang Elservier nêu kết quả nghiên cứu của Tạp chí Khoa học Ngành sữa (Journal of Dairy Science - Tạp chí chính thức của Hiệp hội Khoa học Ngành sữa Mỹ), thì khi thử nghiệm trên chuột, cho dù với nồng độ estrogen cao hơn 100 lần nồng độ ở sữa bò, mức hoóc-môn trong máu và các cơ quan sinh sản không hề bị ảnh hưởng. "
Consumption of Natural Estrogens in Cow’s Milk Does Not Affect Blood Levels or Reproductive Health
https://www.elsevier.com/about/press-releases/research-and-journals/consumption-of-natural-estrogens-in-cows-milk-does-not-affect-blood-levels-or-reproductive-health
“Our results suggest that estrogens in milk, even when derived from cows in the third trimester of pregnancy, do not pose a risk to reproductive health,” concluded Dr. Majdic. “Even estrogens at concentrations 100 times higher than usually found in native milk did not cause any physiological effects in the present study.” This is indicative that naturally occurring hormones in milk are found in far too low concentrations to exert any biological effect on consumers.
2. "Trang ScienceDrivenNutrition có bài viết khá dài dẫn nguồn từ nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau, khẳng định rằng sữa và hoóc-môn tăng trưởng có trong sữa không đáng sợ như vậy.Theo bài viết, mặc dù sữa bò thực sự có chứa một chút hoóc-môn tăng trưởng, nhưng nó không quan trọng: hoóc-môn tăng trưởng từ bò không có hoạt tính sinh học ở người."
https://bacsinoitru.vn/content/sua-lai-cho-ro-uong-sua-khong-gay-loang-xuong-1700.html
21-02-16, 00:08
Loại bỏ ty thể khỏi tế bào có thể đảo ngược quá trình lão hóa
Cuộc chiến ung thư: Ung thư và sự kì thị
Sữa không gây loãng xương như tin đồn nhưng uống quá nhiều sữa sẽ không tốt cho sức khoẻ. Có nhiều nguồn dinh dưỡng giàu Calcium chứ không riêng sữa bò. Nếu dùng sữa thì nên chọn hàm lượng chất béo thấp. Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo các bước sau để cải thiện sức khoẻ xương (10): 1) chế độ ăn cân bằng giàu Calcium và Vitamin D bao gồm sữa có hàm lượng chất béo thấp và thức uống bổ sung Calcium; 2)hoạt động thế chất như tạp thể dục; 3) sống lành mạnh không hút thuốc; 4) khám bác sĩ thường xuyên.
Sửa lại cho rõ: Uống sữa không gây loãng xươngBác sĩ Huynh Wynn Tran, MD
bswynntran@vietmd.net
Tổ chức Y khoa VietMD.net, USA
Cách đây hai tuần, trên Vietnamnet có đăng bài "Bác sĩ Harvard: Muốn không bị loãng xương, hãy ngừng uống sữa"(1) của một tác giả ẩn danh. Ngay sau bài viết này, có nhiều ý kiến hỏi tôi về tính xác thật của bài viết. Tôi viết bài này để phân tích bài viết nói trên để chỉ ra nhiều điểm thiếu sót và giải thích uống sữa không gây loãng xương.
Chia sẻ với nỗi băn khoăn trên facebook của một bác sĩ về bài viết “Muốn không loãng xương, ngừng uống sữa” được đăng tải trên báo Vietnamnet. Ảnh chụp màn hình
Điểm thiếu sót đầu tiên cùa bài này là tôi không thể tìm ra vị tác giả. Tôi có liên lạc nơi đăng bài nhưng không thể tỉm ra tác giả. Tôi có viết trên Vietnamnet và VietMD ít lâu rằng một trong những cách đơn giản để kiểm định bài viết về sức khoẻ là xem tác giả là ai, có tên tuổi, bằng hành nghề rõ ràng không. Việc kiếm không ra tác giả khiến tôi vất vả tìm nguồn bài viết tiếng Anh.
Không tìm ra được tác giả, tôi tìm nguồn dựa trên các từ khoá và tên bác sĩ trong bài. Tôi tìm trên mạng và đoán là vị tác giả ẩn danh này đã tích cóp và dịch từ nhiều nguồn khác nhau. Bài thứ nhất là bài "Bạn có cần sữa không?” (Do you need milk?) của bác sĩ David Lugwid và Walter Willett(2). Trong bài này, hai bác sĩ cho ý kiến rằng sữa chỉ là một lựa chọn trong chế độ dinh dưỡng và chúng ta không bắt buộc phải uống sữa để bảo vệ xương. Hai vị bác sĩ này cũng nói rất rõ là "Sữa không liên quan gì đến loãng xương cả" (Câu hỏi số 3: Đúng hay sai sữa gây loãng xương). Quan trong nhất là họ không hề nói sữa gây loãng xương. Điều này rất bình thường vì sữa và loãng xương là một chủ để rất phức tạp, nên không một bác sĩ nào dám mạnh miệng tuyên bố như vậy.
Bài thứ hai vị tác giả ẩn danh này dịch có lẽ là bài "Calcium và sữa: Cái gì tốt nhất cho xương và sức khoẻ bạn?” (Calcium and Milk: What's best for your bones and health?)từ trang của trường Y tế Công Cộng Harvard (3) . Bài này nói rằng Calcium cần thiết cho sức khoẻ của xương. Bảo vệ loãng xương cần nhiều bước bao gồm tập thể dục, dung nạp Calcium và Vitamin D, và có chế độ ăn uống khoẻ mạnh. Bài này cũng nhắc đến một số điểm như sữa bò có thể không phải là nguồn Calcium tốt nhất do mọi người, và quan trọng hơn là sữa bò có thể tăng rủi ro ung thư tuyết tiền liệt và ung thư buồn trứng. Bài viết này không hề nói rằng sữa có thể gây ưng thư mà là tăng rủi ro ung thư nhưng vị tác giả ẩn danh đã khẳng định là sữa có thể gây ưng thư.
Ý kiến sữa gây loãng xương có lẽ là cảm hứng khi vị tác giả này dịch từ bài "Giải mã về thần thoại sữa: Vì sao sữa có hại cho xương của bạn?” (Debunking the milk myth: Why milk is bad for your bone?) (4). Trong bài này, tác giả lý giải rằng trong sữa có sản phẩm tạo ra acid hoá và Calcium là một chất trung hoà acid. Khi uống sữa vào, sữa sẽ làm Calcium mất đi trong xương do phải cân bằng với acid hoá, dẫn đến loãng xương. Việc acid hóa được đo bằng độ pH trong nước tiểu. Tuy nhiên, Fenton và các cộng sự năm 2011 cho thấy không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào hỗ trợ lý giải này (5). Nói kỹ hơn, Fenton giải thích rằng việc đo pH nước tiểu không phản ánh được cơ thể bị acid hoá. Nghiên cứu của Fenton đóng dấu chấm hết cho lý thuyết Acid-Base cân bằng và sữa gây loãng xương. Tuy nhiên, lý thuyết Acid-Base này cũng khiến các nhà khoa học cẩn thận hơn trong việc khuyết khích uống sữa như nguồn cung cấp Calcium. Thay vào đó, họ khuyên uống sữa có hàm lượng chất béo thấp và dùng nhiều nguồn dinh dưỡng để cung cấp Calcium. Cuối củng, hình ảnh chú bò với nhiều trụ sinh đươc lấy từ bài báo thuốc trụ sinh tìm thấy trong bò sữa Idaho (6). Bài này chỉ nói rằng tìm trụ sinh và các thuốc khác dùng trong nuôi bò sữa có thể tồn đọng trong sữa. FDA đã vào cuộc trong vụ này. Nói tóm lại, vị tác giả ẩn danh đã trích dịch nhiều bài khác nhau, dùng các từ gây giật tin như bác sĩ, Harvard, và cuối cùng tạo sự ngộ nhận về sữa rằng gây loãng xương. Thật ra, sữa và loãng xương là một chủ đề phức tạp và gây rất nhiều tranh luận. Cả bên ủng hộ lẫn bên chống đều đưa ra nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nhưng hiện tại, các bằng chứng khoa học cho thấy Calcium và Vitamin D là cần thiết cho sức khoẻ của xương và Sữa chỉ là một trong những nguồn cung cấp Calcium và Vitamin D dễ dàng. Chúng ta có thể có Calcium từ nhiều nguồn khác nhau (8). Và cuối cùng, các nghiên cứu hiện tại không thấy sữa gây loãng xương.
Nhân đây, tôi cũng muốn bàn một chút về các từ giật tin (dạng như bác sĩ, tiến sĩ, Harvard). Trong y khoa, các ý kiến từ chuyên viên (BS, GS, TS) được xem là thấp nhất về mặt bằng chứng (7). Cho dù các vị bác sĩ Harvard góp ý thì chỉ là ý kiến của cá nhân. Trong khoa hoc và đánh giả bài viết, tên tuổi trường là yếu tố sau cùng, thậm chí là không hề có kí lô nào. Chất lượng nghiên cứu mới là quyết định chính. Người Việt Nam thường hay dễ bị những tên tuổi lớn thu hút và thường không kiểm định lại chất lường bài viết. Vậy nếu uống sữa nhiều có thật sự tốt? Không hẳn là vậy. Một nghiên cứu khác năm 2014 tại Thuỵ Điển (9) cho thấy nếu uống nhiều hơn 3 ly sữa một ngày có thể tăng rủi ro về bệnh tim mạch, ưng thu, và tử vong. Nghiên cứu này cũng bị chỉ trích vì không đủ bằng chứng thuyết phục nhưng rõ ràng uống quá nhiều sữa là không tốt.
Tóm lại, sữa không gây loãng xương như tin đồn nhưng uống quá nhiều sữa sẽ không tốt cho sức khoẻ. Có nhiều nguồn dinh dưỡng giàu Calcium chứ không riêng sữa bò. Nếu dùng sữa thì nên chọn hàm lượng chất béo thấp. Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo các bước sau để cải thiện sức khoẻ xương (10): 1) chế độ ăn cân bằng giàu Calcium và Vitamin D bao gồm sữa có hàm lượng chất béo thấp và thức uống bổ sung Calcium; 2) hoạt động thế chất như tạp thể dục; 3) sống lành mạnh không hút thuốc; 4) khám bác sĩ thường xuyên.
Tài liệu tham khảo
1. http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/287905/bs-harvard-muon-khong-loang-xuong-ngung-uong-sua.html (link đã gỡ sau khi nhận được góp ý)
2. https://experiencelife.com/article/do-you-need-milk/
3. http://www.hsph.harvard.edu/nutritio...um-full-story/
4. http://saveourbones.com/osteoporosis-milk-myth/
5. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22081694
6. http://www.fromdusktildawn.org.uk/Ne...airy_cows.html
7. http://www.cebm.net/oxford-centre-ev...ce-march-2009/
8. http://www.hsph.harvard.edu/nutritio...lcium-sources/
9. http://www.webmd.com/osteoporosis/ne...-friend-or-foe
10. http://www.niams.nih.gov/Health_Info...Vietnamese.asp