VIẾT CHO NĂM HỌC MỚI 2015-2016
Một năm học nữa trôi qua, đã lại tới mùa chọn trường học. Cá Heo dù bận rộn đến mấy cũng vẫn muốn viết một bài quen thuộc review các trường quốc tế tại TP. HCM như thông lệ trong 4 năm qua. Với những thông tin về hệ thống các trường quốc tế được tích lũy để dày hơn qua mỗi năm, hy vọng sẽ mang tới một nguồn tham khảo độc lập cho các bậc cha mẹ.
1. Bờ Đông và Bờ Nam
Cả “Bờ Đông” Sài Gòn (Q.2) và “Bờ Nam” Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng) đều có những trường quốc tế tốt nhất. Nếu bạn ở gần 2 khu vực này, luôn có những trường học tốt gần nhà, không cần phải ở “Bờ Đông” ngó qua “Bờ Nam” và ngược lại. Trong khu vực nội thành cũng có một số trường, hoặc các cơ sở mầm non, tiểu học của một số trường lớn đặt tại đây để học sinh nhỏ không phải di chuyển xa.
- Khu Bờ Đông có các trường: ISHCMC, BIS, AuIS, EIS, TAS, AAVN, Saigon Star (quốc tế), HIBS (song ngữ)
- Khu Bờ Nam có: SSIS, CIS, RISS, AmIS, ABC, SIS, BVIS, SNA (quốc tế), SNA, BCIS, SIS, VAS (song ngữ)
- Nội thành có: FIS, APU, AmIS, SNA, BIS, SIC (quốc tế), SNA, VAS, Wellspring (song ngữ)
Do cộng đồng phương Tây (châu Âu, Bắc Mỹ) tập trung ở Thảo Điền nên ở khu Bờ Đông, học sinh sẽ có nhiều bạn học phương Tây hơn, trong khi ở Bờ Nam, bạn học nhiều là cộng đồng châu Á vốn thích sinh sống ở Phú Mỹ Hưng. Tuy nhiên cũng tùy từng trường và lớp cụ thể mà có tỷ lệ học sinh nước ngoài cao hay thấp.
2. Anh, Mỹ, hay quốc tế?
Tuy TP. HCM có tới hơn 30 trường quốc tế (nếu tính cả trường song ngữ thì có hơn 50 trường có “yếu tố nước ngoài”), nhưng chương trình học có sự phân biệt rất rõ: chương trình Anh, hoặc Mỹ, hoặc Tú tài quốc tế (IB)
- Chương trình Anh (British National Curriculum): đặc trưng chương trình Anh là học 13 năm (lớp 1 – 13), học sinh bắt đầu học tiểu học từ 5 tuổi. Tuy chương trình Anh hơi khô khan và hàn lâm theo phong cách của châu Âu, nhưng nước Anh có hệ thống quản lý chất lượng giáo viên đồng đều và thống nhất trong cả nước. Các nước khác theo phong cách Anh gồm Úc, Singapore. Riêng Canada thì pha trộn “nửa Anh, nửa Mỹ”. Bằng cấp cuối cùng của chương trình Anh thường là A level. Hiện nay học sinh có thể học chương trình kiểu Anh tại các trường BIS, AuIS, Saigon Star, RISS, ABC, BVIS, SIS
- Một phiên bản quốc tế của chương trình Anh là chương trình phổ thông quốc tế Cambridge (CIE): chương trình này bao gồm kỳ thi IGCSE rất phổ biến, nhưng bằng cấp cuối cùng cũng là A level. Một số trường quốc tế chọn dạy một cấp nào đó của chương trình Cambridge, phổ biến nhất là IGCSE như BIS, AuIS, RISS, ABC, SIS, BVIS, VAS
- Chương trình Mỹ: học 12 năm phổ thông, tương tự Việt Nam. Các trường có thể chọn chương trình các bang khác nhau như California (AmIS, TAS, SNA, APU), hay Massachussetts (AAVN, Wellspring), New York (ISSP), Illinois (SSIS)… Chương trình Mỹ rất năng động, cách học khác với phương pháp học truyền thống của châu Âu và Việt Nam, nhưng giáo viên Mỹ ở các trường quốc tế rất đáng lo ngại. Với hệ thống trường đại học và bằng cấp đa dạng, linh hoạt của Mỹ, trừ phi các trường quốc tế ở VN được kiểm định chất lượng của WASC hoặc NEASC, không có gì không đảm bảo cho chất lượng giáo viên tốt nghiệp từ đại học Mỹ đang giảng dạy tại VN. :-?
- Chương trình Tú tài quốc tế (IB): chia thành 4 cấp PYP (mầm non, tiểu học), MYP (trung học cơ sở), IBDP (trung học tú tài) và IBCP (định hướng nghề). Chương trình IB có định hướng quốc tế rất rõ ràng, không thiên vị nền văn hóa nào, và gần nhất với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu. Bằng cấp cuối cùng phổ biến là bằng IB, ngày càng được các trường đại học quốc tế ưa chuộng. Chương trình IB có nét pha trộn giữa châu Âu và Bắc Mỹ: đảm bảo kiến thức hàn lâm kiểu châu Âu, nhưng cách học sáng tạo, năng động kiểu Mỹ. Việt Nam hiện có 10 trường dạy chương trình IB, trong đó có 8 trường ở TP. HCM là ISHCMC, BIS, EIS, AuIS, SSIS, CIS, RISS và AmIS. Danh sách các trường IB của VN có thể xem ở đây: http://www.ibo.org/en/programmes/fin....SchoolGender=
- Ngoài các trường tiếng Anh ra, cũng có các trường dạy bằng những ngôn ngữ khác, và dạy chương trình quốc gia của những nước nói ngôn ngữ đó như trường Pháp Magarite Duras (Q.9), trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc (nằm kế nhau trong Phú Mỹ Hưng), trường Đức IGS (Q.2).
3. Kiểm định chất lượng
Hiện có các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế sau hoạt động ở VN. Tổ chức CIS (Hội đồng các trường quốc tế, đừng nhầm lẫn với Trường quốc tế Canada cũng gọi là CIS) hiện đã công nhận chất lượng cho ISHCMC, AAVN, BIS và AmIS (riêng với AmIS chỉ công nhận cho khối trung học phổ thông lớp 9-12 của học xá Nhà Bè). Tổ chức COBIS (Hiệp hội các trường quốc tế Anh) công nhận chất lượng cho trường ABC. Tổ chức WASC (Hiệp hội các trường miền Tây Hoa Kỳ) đã công nhận các trường SSIS, SNA, TAS và AmIS (khối lớp 9-12 học xá Nhà Bè). Tổ chức NEASC (Hiệp hội các trường miền Đông Bắc Hoa Kỳ) công nhận chất lượng cho ISHCMC và AAVN.
Danh sách các trường được kiểm định có thể xem tại các trang web sau. Các trường được kiểm định được ghi nhận là accredited, còn các trường chưa được kiểm định được ghi nhận là thành viên (member):
CIS: https://www.cois.org/page.cfm?p=1884
COBIS: http://www.cobis.org.uk/page.cfm?p=4...&submit=SEARCH
WASC (chọn Region là East Asia): http://www.acswasc.org/directory_search.cfm
NEASC: https://cie.neasc.org/cie-directory-...rch+the+Roster
Riêng tổ chức IBO khi cung cấp chương trình IB thì giám sát rất chặt chẽ, đặc biệt là về giáo viên và chương trình học. Do vậy, những trường nào và cấp học nào được giảng dạy chương trình IB cũng có thể coi là được kiểm định chất lượng về mặt học thuật (kiểm định nói chung bao gồm nhiều yếu tố hơn là học thuật).
4. Song ngữ
Ban đầu trường quốc tế chủ yếu phục vụ học sinh ngoại quốc và Việt Kiều, nhưng do giáo dục công lập của Việt Nam khủng hoảng kéo dài, học sinh trong nước cũng chuyển hướng sang các trường quốc tế. Trong số hơn 12.000 học sinh trường quốc tế ở TP. HCM, hơn 40% là học sinh Việt Nam và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Do học sinh VN ngày càng ưa chuộng trường quốc tế với chương trình học tiến bộ, tiếng Anh chuẩn mực, môi trường học ít tiêu cực hơn, bằng cấp có giá trị, các trường song ngữ cũng ra đời đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa muốn quốc tế hóa, vừa muốn giữ lại ngôn ngữ và bản sắc Việt Nam. Tuy nhiên, các trường song ngữ vẫn còn lúng túng khi đi tìm mô hình song ngữ thật sự hiệu quả cho học sinh Việt Nam và hiện vẫn chưa tìm ra. Mô hình song ngữ hiện nay được thử nghiệm dưới nhiều hình thức: dạy trọn vẹn cả hai chương trình (SNA), dạy chương trình VN kèm theo một số môn tiếng Anh (SIS, BCIS, Wellspring, VAS, HIBS), hoặc dạy một chương trình bằng 2 thứ tiếng (BVIS). Nhìn chung chương trình song ngữ được hiểu là phải dạy ít nhất 40-50% bằng tiếng Anh đồng thời phải dạy một số môn khoa học bằng tiếng Anh thì mới là song ngữ, còn chỉ dạy chương trình Việt Nam và môn tiếng Anh ESL như Á Châu, VStar, Đinh Thiện Lý, Einstein… thì là trường tăng cường tiếng Anh.
5. Động lực mới là mấu chốt của thành công!
Học sinh trường quốc tế có giỏi hơn học sinh trường công không? Không! Tiếng Anh có hơn không? Chưa chắc! Khi nói “trường công” và “trường quốc tế”, chúng ta gom quá nhiều trường khác nhau vào cùng một rổ để so sánh, do vậy thường không chính xác. Đôi khi cùng một em học sinh chuyển qua lại giữa trường công và trường quốc tế nên cũng không thể nói chính xác một em học sinh là sản phẩm của hệ thống trường nào. Trường công cũng bao gồm những trường ưu tú và những trường chất lượng kém, và trường quốc tế cũng vậy. Trong những trường hàng đầu cũng có không ít học sinh kém, và trong những trường bình thường cũng có thể có nhiều học sinh giỏi. Vậy học sinh giỏi là do đâu? Sau quá trình nghiên cứu một số case study của các em học sinh thành công, Cá Heo rút ra kết luận rằng những học sinh xuất sắc nhất, thành công nhất về mặt học thuật là những học sinh đến từ cả 2 khối trường Việt Nam và trường quốc tế. Điểm cốt lõi làm nên thành công của các em không phải học chương trình nào, học ở trường cụ thể nào, học bằng ngôn ngữ nào, mà là động lực ở chính bản thân con người các em. Ở đâu và khi nào các em có động lực tự thân mạnh mẽ, các em đều thành công mà cần rất ít sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Là cha mẹ, đôi khi chúng ta quá bận tâm đến những yếu tố bên ngoài mà không để ý đến việc động lực của con có hay không, lớn hay nhỏ.
Động lực đến từ đâu? Rất đa dạng, không thể kể hết. Mỗi nhà mỗi cảnh, và em học sinh nào biết biến cái hoàn cảnh của mình thành động lực, thành lợi thế, em đó sẽ thành công. Những trường hợp học sinh xuất sắc mà chúng ta thường nghe không có gì giống nhau, trừ một điểm chung là có động lực vô cùng mạnh mẽ. Có em thì được gia đình đầu tư học trường quốc tế từ nhỏ, có em là sản phẩm của các lò đào tạo trường chuyên lớp chọn, có em là con thầy cô giáo, nhưng cũng có em chẳng có gì cả, chỉ có một ước mơ… Gần đây, có trường hợp em Nguyễn Thế Hoàn từ Thái Bình lên Hà Nội học, cha mẹ là nông dân, ít học, phải bỏ quê lên thành phố nuôi con, ngày phụ hồ, đêm ngủ chui ống cống, nhưng em đã 2 lần đoạt huy chương vàng toán học quốc tế 2 năm liên tiếp. Có lẽ động lực rất lớn của em là lòng hiếu thảo, là trả ơn hy sinh của ba mẹ. Bài học có thể rút ra cho các bậc cha mẹ là thay vì tập trung quá nhiều vào những thứ như học thêm, học trước chương trình, luyện thi, tìm thầy tìm trường, thì hãy tập trung vào những điều căn bản nhất, cốt lõi nhất của việc làm cha mẹ, là giúp con có một cuộc sống khỏe mạnh (physically, mentally, socially and morally), hạnh phúc, có động lực to lớn. Những phần còn lại về học hành và khả năng thành công là chuyện của con, cha mẹ không cần phải nhảy vào làm thay trường học hay thầy cô giáo. =D>
6. “Con anh Cá Heo đang học trường nào?”
Đây là một trong những câu hỏi mà Cá Heo thường xuyên nhận được. Thực ra điều đó không quan trọng, vì dù con Cá Heo học trường nào, Cá Heo cũng không thiên vị cho bất cứ trường nào. Cá Heo luôn cố gắng chia sẻ thông tin và bình luận về các trường dựa trên những thông tin mà mình có được, luôn ghi nhận những điểm tích cực và phàn nàn những điểm tiêu cực của tất cả các trường. Và như Cá Heo nhiều lần chia sẻ, việc so sánh “cá và gà, cái nào ngon hơn?” là rất khó, mỗi trường có điểm mạnh, điểm yếu riêng, và phù hợp với một đối tượng học sinh riêng.
Không muốn làm bạn thất vọng, Cá Heo chỉ chia sẻ rằng Cá Heo có lộ trình riêng cho con mình. Từ lớp 1 đến lớp 8 sẽ học chương trình song ngữ, có thể học chương trình nào cũng được, trường nào cũng được. Cá Heo không quan trọng lắm tiếng Anh của bé, chỉ cần bé khỏe mạnh, hạnh phúc, yêu thích việc học hành là tốt rồi, vì Cá Heo có thể hỗ trợ được việc học tiếng Anh của con. Mỗi mùa hè, bé thường được lang thang học hè ở rất nhiều trường quốc tế khác nhau, và từ lớp 6 sẽ đi trại hè ở các nước khác nhau. Sau lớp 8, Cá Heo dự định sẽ cho bé học 2 chương trình là IGCSE (lớp 9-10) và IBDP (lớp 11-12) vì muốn định hướng cho con có tư duy quốc tế, có tinh thần khoa học trung lập từ 2 chương trình này thay vì bị ảnh hưởng bởi chương trình đào tạo của người Anh hay người Mỹ. Cá Heo cũng từng mua sách về nhà tự học 11 môn IGCSE và 6 môn IBDP nên hiểu được tinh thần quốc tế của các chương trình này, và rất tin tưởng vào sự tiến bộ của nó. Con của cá Heo có thể lựa chọn học chương trình IGCSE và IBDP ở rất nhiều trường, và học trường nào thì còn tùy thuộc vào việc sức học của bé thi được vào các trường nào từ cao tới thấp, bé thích trường nào, đồng thời cũng không loại trừ học IGCSE ở trường này nhưng lại chuyển sang học IBDP ở một trường khác. Tóm lại là Cá Heo không chọn trường, mà chọn những gì thấy cần cho bé.
Chúc các bé của các bạn có một năm học mới đầy niềm vui và nhiều động lực!
BẢNG XẾP HẠNG CÁC TRƯỜNG QUỐC TẾ NĂM 2014(34) (1)
Như thường lệ, vào mùa tuyển sinh của các trường và chọn trường của các bậc cha mẹ, Cá Heo lại dành thời gian xếp hạng các trường lớn tại TP. HCM.
Năm nay, Cá Heo dùng 7 tiêu chí kiểm định chất lượng của Hội đồng các trường quốc tế (CIS) để đánh giá về các trường (xem chi tiết bộ tiêu chí tại đây: http://www.cois.org/page.cfm?p=1058).7 tiêu chí đó là:
1. Guiding statement: Tuyên ngôn về sứ mệnh trường học
2. Teaching & Learning: Việc dạy và học
3. Governance & Leadership: Quản trị và lãnh đạo trường
4. Faculty & Support staff: Đội ngũ giáo viên & nhân viên hỗ trợ
5. Access to teaching & learning: Tiếp cận dịch vụ dạy và học
6. School culture & partnerships for learning: Văn hóa trường học và những mối liên kết cho học tập
7. Operational systems: Hệ thống điều hành
Kết quả thu được như sau:
Trường/web/điểm theo các tiêu chí 1-7/tổng điểm/xếp hạng:
- BIS www.bisvietnam.com
5;5;5;5;5;4;5
Mặc dù AmIS đã được CIS công nhận cho cấp trung học (high school), nhưng trường chưa thể đạt tới đẳng cấp chất lượng của 5 trường hàng đầu.
Có một vài lý do.
Thứ nhất là đội ngũ quản lý và học vụ kém hơn, thậm chí nhóm hiệu trưởng hiệu phó của AmIS trước đây bị coi là không qualified, nhưng giờ họ đã kịp học bổ sung bằng cấp.
Thứ hai là trường tập trung thu hút học sinh Việt Nam (hơn 90%), rất ít học sinh quốc tế. Đây là lý do khách quan, và trường cũng định vị như vậy. Ở những trường có khống chế tỷ lệ quốc tịch thì học sinh quốc tế nhiều hơn, nhiều khi học sinh ISHCM, BIS, EIS, SSIS giỏi tiếng Anh sẵn từ trước khi vào trường, vì chúng là trẻ bản ngữ nói tiếng Anh, chứ cũng không phải các trường đó có gì giỏi hơn trong đào tạo tiếng Anh. Thêm nữa, với việc giữ mức học phí ở mức rẻ nhất nhóm các trường IB để thu hút phụ huynh Việt Nam thì AmIS đã lựa chọn mình ở nhóm Tier 2, không phải Tier 1, nên không thể có chất lượng Tier 2 được, phụ huynh đều hiểu nguyên tắc “tiền nào của nấy”.
So sánh AmIS và ABC, cả hai đều đã được các tổ chức kiểm định chất lượng công nhận. AmIS có học xá nhà bè đẹp hơn, nhưng nằm xa hơn. ABC có chất lượng giảng dạy tốt hơn, nhưng chương trình Anh gò bó hơn chương trình Mỹ. Tóm lại vẫn là câu chuyện ăn gà hay ăn cá, cái nào ngon hơn. Lời khuyên của mình là nếu bạn cho con du học Anh, Úc, nên học ABC với tấm bằng A level, còn nếu du học Mỹ, Canada, nên học AmIS (bằng IB và American High School Diploma/AP).
Link: http://www.webtretho.com/forum/f393/cong-dan-toan-cau-nguoi-viet-1911446/index13.html
Trích dẫn Nguyên văn bởi vanhbeoTrường AmIS đạt kiểm định CIS mà anhcaheo đánh giá "không khác nhau gì" với Canada IS thì có phiến diện quá không nhỉ?
Nói chung mình thấy hình như anhcaheo "vùi dập" và dìm AmIS hơn các trường khác, các khuyết điểm cũ đều bị anh moi ra dù ngta đã khắc phục từ lâu rồi.
Chào bạn
Có thể bạn có những thông tin khác mình nên không đồng ý với đánh giá của mình về AmIS. Mình rất thận trọng khi so sánh trực tiếp các trường, thường chỉ làm vậy khi phụ huynh hỏi mình trực tiếp và yêu cầu so sánh.
AmIS đạt được kiểm định của CIS là một cột mốc đáng trân trọng của trường, từ nay phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm về kiểm định chất lượng của CIS.
Sở dĩ mình nói AmIS và CIS tương đương nhau là vì mình cùng xếp 2 trường vào nhóm Tier 2. Vì nhiều lý do, mình thấy không đưa AmIS vào nhóm các trường hàng đầu cùng với ISHCMC, BIS, SSIS và ABC được. Nếu bạn là phụ huynh hay nhân viên của trường, hy vọng bạn không thấy phiền lòng về điều này vì ý kiến của mình chỉ là MỘT trong nhiều ý kiến khác. Mình cũng cho con học hè ở AmIS cho nên mình cũng có trải nghiệm.
Chỉ sau khi được CIS hoặc WASC công nhận thì tấm bằng American High School Diploma do AmIS cấp phát mới được công nhận là tương đương với học tại Mỹ, và học sinh hưởng mọi quyền lợi như học sinh Mỹ khi vào đại học. Ở Mỹ bằng phổ thông do trường cấp, nên dù AmIS dạy chương trình bang California, thì Sở giáo dục bang California cũng không đứng ra cấp bằng cho học sinh trường. Với CIS thì hệ thống giáo dục Canada khác, trường không cấp bằng mà học sinh phải thi theo kỳ thi của bang Ontario để lấy được tấm bằng do Sở giáo dục Ontario ký và cấp phát. Cũng vì lý do này nữa mà mình nói 2 trường không chênh lệch nhau nhiều.
Ngoài ra, cả hai trường này thu hút chủ yếu học sinh VN, nên chắc chắn không bao giờ có được lợi thế của những trường dành chủ yếu cho cộng đồng expat như BIS, EIS, ISHCMC, SSIS. Mình đưa ra nhận xét này dựa trên số liệu thống kê chính xác mình có được, chứ không phải nói đại khái.
Những sự việc trong quá khứ của AmIS mình cũng nhìn nhận công bằng, một số là khách quan, một số khác là không. Thông tin chủ yếu mình có là qua trang web InternationalSchoolsReview. Chuyện trường nợ lương giáo viên,buộc giáo viên ký hợp đồng với điều khoản khác với thỏa thuận trước đó khi họ đã sang tới VN rồi… có thể người khác thấy bình thường, còn mình thấy cách hành xử của trường như vậy là không chuyên nghiệp và thiếu liêm chính.
Dù sao, cả bạn và mình cùng đồng ý là AmIS đang tốt hơn lên. Và với việc trường giữ một mức học phí rất hợp lý cho học sinh VN, không phải trường nào cũng làm được.
Chúc các bạn nào chuẩn bị đi Singapore sẽ có chuyến đi vui vẻ.
Mình đã kiểm tra lại thẻ M1 của mình.
- Hạn sử dụng:
- Balance:
Mình để lại giá : 140.000 VND.
Bạn nào lấy thẻ điện thoại M1 thì mình sẽ tặng lại Child Concession Card (valid đến ngày 30/4/2016). Thẻ này trông như thẻ EZLink card, chỉ cần tap thẻ là đi qua trạm MRT/ lên bus. Thẻ này không cần top-up, xem như là được đi MRT/ bus miễn phí. Thẻ này dành cho bé Bạn nào quan tâm thì liên hệ mình @ 091 666 một bốn một sáu. Mình ở SG. :x