Cần gì hỏi đâu xa xôi, chi qua mấy công ty viễn thông hỏi là biết ngay, hoặc hỏi mấy insider trong đó của chị, họăc hỏi dân... mạng chuyên gì cũng biết. Và chị đừng tưởng ở các phương Tây không phải không có luật xử phạt hành vi bôi bác mạ lị công chức (và đương nhiên thủ tướng, tổng thống, bộ trưởng còn cao cả hơn công chức). Vào ngày đẹp trời thì họ có thể nhắm mắt làm ngơ, bằng không thì chị cũng bị mời lên nhận giấy báo phạt hành chánh như chơi. Mà mấy chuyện đó chẳng bao giờ có cửa để lên báo vì nó không đáng, và người bị phạt họ có văn hóa cao và biết nhục về cái sai của mình nên chẳng bao giờ họ đem lên báo chí để vạch áo cho người xem lưng như ở bên ta. Tuy ở họ việc châm biếm có vẻ thỏai mái hơn, nhưng người ta vẫn phân biệt được thế nào là châm biếm, thế nào là bôi bác mạ lị. Còn ai vu khống bừa bãi thì cũng có cửa bị phạt. Nếu chị tố (bất cứ trong môi trường nào, bất cứ nước nào) là ông A, ông B nhận hối lộ này nọ, thì chị vẫn có cửa bị cảnh sát mời lên mời lên. Lúc này chị đừng vộ hô hóan là cảnh sát mời chị vì chị chỉ bày tỏ ý kiến các nhân, mà họ mời lên để cho chị có cơ hội đưa ra bằng chứng. Chị không đưa ra được bằng chứng tức là chị đã phạm tội vu khống, và sau đó chị đừng tỉ tê với dân mạng là bị phạt vì bày tỏ chính kiến gì ráo. Còn việc xác định đúng sai trong bày tỏ nhận định ý kiến của cá nhân, chẳng hạn về các nhân vật lịch sử thì ví dụ về đề tài Holocaust ở đức. Chính phủ đức xác định Holocaust là tội ác có thật của Hitler, nhưng mấy thằng đầu trọc hâm dở mà bày đặt bày tỏ tự do ý kiến cá nhân là không có Holocaust thì chúng sẽ bị dính án như chơi. Nói vậy chắc chị đã hiểu vấn đề nằm ở đâu.
Chị cố tình không biết đọc đoạn này của tôi à ? điểm chính của luật ANM là: Việt Nam chỉ yêu cầu các phây sờ bóc, gúc gờ... hợp tác theo những tiêu chí mà Việt Nam đưa ra, nghĩa là khi điều tra một vụ vi phạm nào đó thì Việt Nam muốn được các công ty cung cấp dữ liệu của người liên quan để làm bằng chứng điều tra. Vì có nhiều chị tưởng tượng tất cả các công ty nội ngoại hoảng sợ vì luật ANM vì sợ nhà nước qua đó sẽ nắm hết thông tin hoạt động của cơ sở dữ liệucủa công ty (cái này là từ các chị nói ra), cho nên tôi ý tôi muốn nói: Một khi đã nắm được thông tin dữ liệu trao đổi qua lại các loại thì người ta cũng sẽ phân tích để nắm được cả quy tắc quản lý, chiến lược kinh doanh này nọ v.v... Không đúng sao ? Cũng giống như ai nắm được thông tin hẹn hò của người khác thì cũng suy ra được thói quen về sex của người đó vậy thôi. :-?
Thằng Xuân Bắc từ lúc lên tiếng vụ thằng khốn nạn Phạm Anh Khoa là biết con người nó như thế nào rồi.
@ mình đã trả lời là mời đọc điều 26, bạn chính xác là nên đọc lại còm của mình lại thêm lần nữa. Bạn vừa giả ngây vừa hay quên, chính bạn giả ngây bàn tới outsourcing ảnh hưởng gì nhé. Không chịu đọc vì dài, nói tên điều cho, bảo google cũng ko tự google lại đòi bàn về chính thứ mình chưa đọc? Muốn bẫy hay muốn chứng tỏ sự ngây ngô v bạn? Nào giờ mới thấy có đứa chưa đọc vì dài mà bi bô đòi tranh luận nội dung viết gì.
Mình mang tai nghe vào để nghe thật kỹ đoạn ông Tướng này phát biểu xem chính xác ông ấy đọc FB thành cái gì.Sau khi nghe kỹ nhiều lượt thì thấy, ông ấy còn nhắc tới cả "túp" (YouTube) nữa :)). Nguyên văn là: "Hiện nay, gu gờ, túp, phê tơ bóc đang lưu giữ dữ liệu của các cơ quan, tổ chức cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hồng Công và Sinh ga po. Nếu quy định của luật này có hiệu lực thì doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây, điện toán đám mây ảo về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi.." Khi một luật nào đó được ban hành sẽ được QH thảo luận qua nhiều vòng, từ thảo luận ở tổ, ban, rồi còn qua các khâu thẩm định. Sau đó mới được đưa ra để biểu quyết thông qua tại phiên họp chính thức. Đến lúc chuẩn bị bấm nút thông qua rồi ông trưởng ban thẩm định còn đọc và hiểu vấn đề một cách mơ hồ như vậy, thì không rõ 423 đại biểu đã bấm nút biểu quyết thông qua kia, họ đã nghiên cứu và đã thật sự hiểu rõ từng điều khoản ghi trong đó chưa nhỉ? Liệu các đại biểu đã "làm việc công tâm, hết mình" như báo chí nhà nước đưa tin, để cho ra đời luật ANM này?
À, cho hỏi tý, bên mỹ người ta chửi Trump già quá trời, đã ai bị vào khám chưa vậy? trừ việc là chọi đá hoặc cầm súng bắn ổng nha.
Trong luật, mấy cái vụ như kích động thù hằn, chia rẽ dân tộc thì cái đó ủng hộ là cấm nhưng mà luật ở đây, bạn đọc kỹ chưa? Điều 26: "Thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng", thế nào là hành vi vi phạm pháp luật về ANM, trong đó sẽ có vài thứ như: "phủ nhận thành tựu cách mạng"? Yeah, cách mạng văn hóa là chết oan bao nhiêu người là thành tựu đó, có được phép nói hok? "bôi nhọ anh hùng dân tộc"? Nói Lê Văn Tám là sản phẩm của trí tưởng tượng có tính là vi phạm luật không? Luật an ninh mạng mà cho vào mấy cái điều trớt quớt vậy, mình thấy quái đản à?
Đoạn đậm đậm: Đó là ý kiến cá nhân của bạn chứ có chắc là điểm chính của luật ANM là bảo vệ người dùng trên mạng hay không? hay là muốn khóa mỏ người dùng có ý kiến ý cò về chế độ? Vậy thì sẽ có 1 trường hợp thế này: Anh A là 1 CEO của 1 công ty nào đó, lỡ bị 1 thằng nào đó bự bự chèn ép, ảnh ghi âm lại định đem tố cáo, nhưng cuối cùng ảnh lại bị phạt tù vì vi phạm luật ANM, điều 17, chương 3 mục 1d: "Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại" và thế là bên bộ CA sẽ vào cuộc, sẽ bắt bên nhà cung cấp giao hết thông tin dữ liệu của ảnh, mà dữ liệu này không chỉ là dữ liệu thông tin các nhân của ảnh mà sẽ bao gồm cả những đoạn chat của ảnh với bao người khác. Ai bảo đảm là trong những data này không liên quan gì đến bí mật công ty, đến việc kinh doanh? Có chắc là mấy anh bên bộ sẽ bảo mật thông tin này không hay là đem bán luôn để kiếm xèng chơi cá độ mùa World Cup. Hèm hèm, bảo là mấy công ty nội ngoại mà không ảnh hưởng vì luật ANM thì cũng chả đúng à nha, vì trước giờ VN có nhei62u thủ tục "hành là chính" lắm đó.