Chuyện gia đình bà có thể chúng ta không hiểu rõ. Nhưng xét về con người trong lao động của bà, thì quả bà là một anh hùng.Không liên quan lắm nhưng mình nghĩ, chuyện đời của bà mà không éo le chắc gì bà đã cho ra đời những tác phẩm xuất sắc đến thế. Nhà văn mà sống trong no đủ, cuộc sống bình lặng nhạt nhẽo ít va chạm, không sóng gió sao tạo nên những nhân vật có cá tính, nội tâm phức tạp, hấp dẫn trong tác phẩm của mình?
Tóm lại, em thấy chị Táo viết bài rất dài mà cảm tính và áp đặt cực kì. Nói thẳng là từ rất lâu em bỏ qua những bài viết của chị, vì dài và lắm khi quá cay nghiệt và áp đặt. Tại sao chị lại thay đổi đến vậy? Nói thật là trước đây em thích chị vô cùng, giờ thì em không đọc bài của chị nữa :D
Các con cũng cần có khả năng thể hiện tốt, mạnh dạn, nhanh nhẹn; nếu biết đọc biết viết nữa thì càng tốt vì sẽ thuận lợi hơn cho phần phỏng vấn tiếng Việt.
Nói chung mình thấy các bé đỗ được Nguyễn Siêu đều có tố chất tốt, đã qua rèn luyện và học tập; việc ôn tập ở nhà cô giáo cũng chỉ là một hình thức rèn luyện đa dạng để các con có thêm kiến thức và sự tự tin thôi. Dù có đi học thêm, có ôn luyện mà bé không tiếp thu tốt, thực hành tốt, thì cũng không đỗ được.
Cuối cùng là "học tài, thi phận", bố mẹ cần tạo cho bé sự tự tin, vui vẻ khi đến trường thì bé sẽ thể hiện tốt hơn.
Lớp mẫu giáo của con mình, 7 bạn thi NS thì chỉ có 3 bạn đỗ; cả 3 bạn đều là những bạn xuất sắc trong lớp mẫu giáo và tiếng Anh tốt chứ ko phải thi đỗ do may mắn. Mình nghĩ là các thầy cô đã đánh giá đúng năng lực của các con để chấm thi.
Về phần rèn luyện tiếng Việt và toán thì bố mẹ cũng nên kèm cặp thêm cho các con; những bộ sách như "Sân chơi trí tuệ của chim đa đa" rất có ích; ngoài ra còn đọc thêm sách truyện thiếu nhi để tăng chỉ số EQ. Bây giờ các con được gia đình đầu tư rất nhiều nên nếu không rèn luyện tốt thì khó thi đỗ vào các trường điểm có tỷ lệ chọi cao như kiểu Nguyễn Siêu, Đoàn Thị Điểm...