Anh Lực ôm chặt bé Ngân vào lòng khi biết con bé bị hành hạ dã man
Anh Lực cho biết, sau khi được công an xã Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương vừa báo tin thì mới tá hỏa về chuyện con mình bị bạo hành. Anh Lực lặng người khi nhìn thấy đoạn clip và ôm chặt lấy con vào lòng và tức tốc đưa bé vào bệnh viện Đa khoa Thuận An khám. Bác sĩ đã chẩn đoán con anh bị viêm phế quản, nguyên nhân có thể do bà Phụng xốc nước vào mặt bé. Nơi anh Lực cùng vợ và con sống là căn phòng trọ khoảng 10 mét vuông, cách nhà bảo mẫu Phụng khoảng 500m. Anh Lực đã gửi bé Ngân cho bảo mẫu Phụng trông coi hơn một năm nay. Nhiều lần đón con, anh Lực thấy thương tích trên mặt mày, chân tay con bé nhưng cứ nghĩ là do cháu nghịch với trẻ khác nên chẳng gặng hỏi nguyên nhân. Mỗi tháng trông coi bé Ngân bà Phụng lấy 300.000 đồng. Khi được hỏi tại sao anh không tìm chỗ giữ trẻ có cơ vật chất tốt hơn, anh Lực nói: "Gửi trẻ ở điểm công lập thì phải đón con đúng giờ quy định, nhưng vợ chồng tôi tăng ca liên miên, không giờ giấc nào ổn định nên buộc lòng phải gửi con chỗ nhà dân. Đến 6 giờ chiều 24-11, chị Nguyễn Thị Khanh - mẹ bé Ngân, công nhân may ở Công ty Hài Mỹ mới biết chuyện con mình bị hành hạ. Tại căn nhà trọ, mọi người vô cùng bàng hoàng khi xem đoạn clip. Nhiều người cho rằng hành vi ngược đãi trẻ em của bà Phụng cần phải xử lý nghiêm.
Bảo mẫu hành hạ bé gái 3 tuổi khai thường xuyên tắm kiểu túm tóc, hắt nước vào mặt đứa trẻ... Giới luật sư đánh giá hành vi bạo hành này đủ cơ sở xử lý về tội hành hạ người khác. >> Bắt khẩn cấp bảo mẫu hành hạ dã man trẻ em / Clip bảo mẫu bạo hành trẻ dã man Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo công an xã Thuận Giao (huyện Thuận An, Bình Dương) cho biết, trong buổi làm việc đầu tiên với cơ quan chức năng, bà Trần Thị Phụng khai đã tắm cho bé gái 3 tuổi theo kiểu như trong clip suốt một năm qua. Giải thích cho những hành vi bạo hành của mình, bà Phụng nại: “Do con bé mỗi lần tắm là vùng vằng làm nước văng tung toé nên tôi mới nóng giận mà làm như thế. Tay tôi mắc xối nước thì phải lấy chân chà chà như vậy cho nó sạch”. “Ngay sau khi lấy lời khai ban đầu, chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ và giao bà Phụng cho công an huyện Thuận An để giải quyết, xử lý theo thẩm quyền”, trưởng công an xã Thuận Giao nói. Còn theo một số luật sư, hành vi tàn bạo của bà Trần Thị Phụng đối với bé gái 3 tuổi được ghi lại trong clip không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng, qua thông tin báo chí phản ánh và kết quả lời khai ban đầu của bà Phụng với cơ quan chức năng ở Thuận Giao đã xác định bà này có hành vi ngược đãi bé gái trong suốt một thời gian dài. Đó là việc hành hạ dã man, xem thường sức khỏe tính mạng của trẻ em, được lặp đi lặp lại và kéo dài nhiều lần, đã gây tổn hại cho các cháu không những về thể xác mà còn cả về tinh thần. Các dấu hiệu này đủ cơ sở cấu thành tội “hành hạ người khác” theo Điều 110 BLHS. Vị luật sư này cũng cho hay, nếu cơ quan điều tra chứng minh được bà Phụng đã phạm vào tội “hành hạ người khác” thì không nhất thiết phải có thương tích xảy ra, mà chỉ cần có hành vi đánh đập dã man, đối xử tàn ác với cháu bé (người lệ thuộc mình) là có căn cứ buộc bà này phải bồi thường cho nạn nhân. Mặt khác, nếu chứng minh hành vi của bà Phụng gây nên những tổn thất về mặt tinh thần, những sang chấn về tâm lý sau này, cùng với những tổn thất vật chất khác thì cha mẹ của cháu bé hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án buộc bà Phụng phải bồi thường. “Hành vi này của bà Phụng đã xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể, nhân phẩm, sức khỏe của trẻ em nên cần được xử lý kịp thời và nghiêm minh trước pháp luật”, ông Trạch nói. Đề cập đến vai trò, trách nhiệm của người đứng quay clip bà Phụng hành hạ cháu bé, luật sư Trạch cho rằng cần phải đánh giá mục đích việc làm này của họ. Việc họ quay clip nhưng lại không đến cơ quan công an tố cáo, cung cấp bằng chứng về hành vi phạm tội của bà Phụng mà lại tung lên mạng cũng có thể là họ sợ bị trả thù. Xét cho cùng, mọi công dân đều có nghĩa vụ tích cực đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Người chủ của clip này đưa nó lên mạng cũng nhằm mục đích cho xã hội biết về hành vi trái pháp luật và đạo đức của bà Phụng mà thôi. Là người từng nhiều lần tự nguyện tham gia bảo vệ quyền lợi cho các cháu bé là nạn nhân của các vụ bạo hành, luật sư Trạch không khỏi xót xa khi nhận thấy các vụ án liên quan đến bạo hành trẻ em từ cơ sở giữ trẻ ngày một nhiều hơn cả về số lượng lẫn tính chất nghiêm trọng. “Đây là một bài học về công tác quản lý cho các cấp chính quyền địa phương. Những dấu hiệu cảnh báo này cần được nhanh chóng xử lý và các cấp chính quyền nên có những động thái rà soát lại các cơ sở trông giữ trẻ, chấn chỉnh lại tính tự phát của hoạt động này. Và điều quan trọng hơn vẫn là sự quan tâm của các bậc làm cha, mẹ nên chọn lựa những cơ sở giữ trẻ có uy tín, được cấp giấy phép hoạt động rõ ràng để gửi con em mình”, ông Trạch nói. Tương tự, luật sư Trịnh Thanh (Văn phòng luật sư Người Nghèo) cho biết, những hành vi đánh đập, nắm tóc, tạt nước vào mặt cháu bé của “ bảo mẫu” trong clip dấu hiệu vi phạm pháp luật đã rõ, dù rằng bà này có đưa ra lý do chỉ vì nóng giận nhất thời. Thực chất đây là một dạng bạo hành trẻ em mà xã hội đang báo động trong thời gian gần đây. Đặc biệt loại vi phạm này rất khó bị phát hiện vì nạn nhân chỉ là những đứa trẻ không có khả năng nhận thức để tố cáo, còn gia đình nạn nhân lại chẳng mấy nghi ngờ. Cũng theo luật sư Trịnh Thanh, hành vi vi phạm trên là rất nghiêm trọng, có dấu hiệu cấu thành tội “hành hạ người khác” được quy định tại khoản 2 (phạm tội đối với trẻ em) Điều 110 BLHS với mức hình phạt cao nhất lên đến 3 năm tù. Ngoài ra, khi tiến hành điều tra, cơ quan chức năng cần xác định thêm động cơ, mục đích của người quay clip và đưa lên mạng để xác định rõ vai trò của người này trong vụ án. "Về trách nhiệm dân sự, gia đình bé gái có quyền yêu cầu người vi phạm phải bồi thường thiệt về vật chất, tinh thần cho cháu bé", ông Thanh kết luận. http://chaobuoisang.net/phap-luat/diem-tin/40841/bao-mau-thu-nhan-tam-hanh-xac-be-3-tuoi-suot-mot-nam.htm
Trong khi các bậc phụ huynh mong ước được giám sát con mình qua camera tại trường học thì các giáo viên, một số nhà quản lý lại cho đây là chủ trương không mấy cần thiết. Đắt đỏ
Ông Nguyễn Trọng Chức - Trưởng phòng Giáo dục quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) - cho biết, trên địa bàn quận hiện có 25 trường mầm non công lập, 14 trường ngoài công lập và hơn 90 nhóm lớp. Trong số đó, chưa có trường nào được lắp camera. Mặc dù đây là quận có số dân đông nhất nhì thành phố nhưng đến thời điểm này, chưa có chuyện giáo viên đánh đập học sinh.
Lắp đặt camera trong lớp học không phải là biện pháp tốt để quản lý hoạt động dạy và học.
Theo ông Chức, nếu đã bạo hành thì trẻ có thể bị bạo hành bất cứ đâu, cả ở những nơi được camera giám sát hoặc không giám sát. Quan trọng là vai trò của giáo viên. Nếu giáo viên không được đào tạo bài bản, dù lắp camera hay không, việc chăm sóc trẻ cũng không được đảm bảo. Bà Nguyễn Lệ Hằng - Trưởng phòng GD huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cho hay: “ Thực ra việc giáo viên đánh đập học sinh là “con sâu bỏ rầu nồi canh”, không phải trường nào và giáo viên nào cũng bạo hành các cháu. Đặc biệt, đối với một địa phương nông thôn, giám sát học sinh qua camera như thành phố là mong ước ngoài tầm tay ”. Vì thế, hiện tại Phòng giáo dục quận Bình Thạnh chưa có chủ trương gì liên quan đến vấn đề lắp “mắt thần” trong trường học và cũng không có ý định lắp đặt.
Trong khi đó, để lắp một chiếc camera quá tốn kém. Trường hợp phụ huynh cứ yêu cầu đóng góp để lắp cho yên tâm thì theo ông Chức, cũng khó thực hiện vì không hẳn phụ huynh nào cũng có khả năng kinh tế. Đặc biệt, chỉ chờ đợi vào việc có camera để giáo viên “nhẹ tay” hơn với học sinh thì ngành giáo dục quản lý giáo viên làm gì nữa (?!). Theo khảo sát của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, để lắp đầy đủ camera cho một cơ sở nhỏ trên dưới 10 lớp, tốn khoảng 100 triệu đồng. Tại các trường lớn thì con số đó còn nhiều hơn. Hiện nay, các trường mầm non còn cần kinh phí cho nhiều hoạt động giáo dục khác nên theo cô Kim Thanh (Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT TP HCM), không thể đủ nguồn tài chính để thực hiện ý tưởng lắp camera trong trường học. Hiện nay, một số cơ sở mầm non tư thục đã lắp đặt camera theo dõi là xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và có sự thoả thuận. Nhưng về chuyên môn, cô Kim Thanh cho rằng đây không phải là biện pháp tốt để quản lý hoạt động dạy - học. Camera dù có hiện đại tới đâu cũng không thể theo dõi toàn bộ hoạt động trong lớp học. Thậm chí, nó sẽ gây ức chế cho giáo viên trong suốt thời gian giảng dạy. Ngành giáo dục phải lo trước
Mặc dù việc thành lập trường mầm non hiện vẫn đang theo quy trình Phòng giáo dục tham mưu, thẩm định trước khi Ủy ban quận, huyện hoặc các phường cấp phép. Tuy nhiên, nhiều ngày qua tình trạng bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục vẫn diễn ra khiến nhiều gia đình hoang mang. Điều này, khiến nhiều phụ huynh ngược xuôi kiếm lớp có camera cho con theo học. Theo ông Nguyễn Trọng Chức, thông thường bạo hành hay xảy ra ở những nhóm lớp hoặc trường dân lập, tư thục. Và thực tế, cũng chỉ một số trường tư mới đủ kinh tế để lắp camera. Vậy những trường ở vùng sâu, vùng xa, phụ huynh không đủ điều kiện đóng góp để lắp “mắt thần”, phụ huynh gửi gắm hết niềm tin cho giáo viên. Vì thế, giáo viên phải tự nâng cao năng lực của mình trước. Về điều này, cô Nguyễn Lệ Hằng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cho biết, địa phương hiện có tổng số trên 11.000 học sinh độ tuổi mầm non, trong đó, có 2 trường chuẩn quốc gia, 6-7 trường tốt và khoảng 450 nhóm lớp. Mặc dù không được giám sát qua camera nhưng phụ huynh học sinh vẫn hài lòng. Theo cô Hằng, việc dạy học được quản lý ổn định như hiện nay, lắp camera trong lớp là quá tốn kém, không cần thiết. Quan trọng là giáo viên phải tự nâng cao năng lực của mình. Những nhà giáo nên xác định vai trò nghề nghiệp để đối xử đúng đắn với học sinh mới là giải pháp lâu dài và thực sự chất lượng. Trường hợp phụ huynh quá lo lắng với việc giáo viên không chăm con mình đúng theo yêu cầu và phải tự nguyện góp tiền lắp camera, cô Hằng cho rằng, ngành giáo dục phải thực sự đáng ngại và lo lắng để quản lý đội ngũ giáo viên sao cho tốt hơn chứ không nên đổ hết lên đầu phụ huynh học sinh.
“Con trốn cô Lan, con đi vệ sinh trong quần, cô Lan nhận đầu con vào lu nước. Con còn bị cô lấy dây trói nhốt vô bồn cầu luôn”, một trong 4 đứa trẻ Nhà mở Đồng Nai (Biên Hòa) bỏ trốn kể lại nỗi kinh hoàng. >> Cuộc trốn chạy đớn đau của 4 đứa trẻ bị hành hạ Chiều 10-11, Sở Lao động, thương binh & Xã hội TP.HCM đã đến thăm hỏi, tặng quà cho bốn đứa trẻ Nhà mở Đồng Nai bỏ trốn. Bốn bé Diệp Hiếu Trung (4 tuổi), Lê Gia Huy (5 tuổi), Diệp Tấn Khoa (6 tuổi), Nguyễn Văn Bé Hai (13 tuổi) hiện đã được tiếp nhận, chăm sóc tạm thời tại Trung tâm hỗ trợ xã hội TP.HCM. Trả lời báo chí về việc xử lý ra sao trước vấn đề này, Phó giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội TP.HCM Nguyễn Thị Tuyết Nhung cho biết: “Chúng tôi cố gắng chăm sóc cho các cháu được ổn định về mặt tinh thần, sức khỏe. Tiếp theo, chúng tôi phối hợp với các ngành chức năng để giải quyết vấn đề của các cháu". Trước mắt, trong khi chờ các cơ quan chức năng có hướng xử lý vụ việc (như xác minh tình trạng hiện tại, hoàn cảnh gia đình…), chúng tôi sẽ đưa các cháu về các trung tâm chăm sóc trẻ em trực thuộc Sở theo đúng độ tuổi của các cháu”, bà Nhung nói.
Bốn em nhỏ vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi bỏ trốn khỏi nhà mở Đồng Nai -
Em Diệp Tấn Khoa hiện vẫn cần người bế mỗi khi muốn di chuyển vì bộ phận sinh dục và phần háng bị đánh bầm dập
Phó phòng quản lý giáo dục Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM (thuộc Sở Lao động Thương binh xã hội TP.HCM) Phan Ngọc Anh cho biết: “18 giờ ngày 8-11 chúng tôi được công an và UBND phường 4, quận 5 giao cho bốn bé lang thang. Khi tiếp nhận chúng tôi nhìn thấy bốn bé tan nát, xơ xác và hoảng loạn. Chúng tôi chỉ tiếp nhận được hai bé Trung và bé Hai. Còn bé Khoa mặt mày sưng húp nhìn không ra, bị gãy tay kín nên không ai thấy, bé Huy cũng bị thương nên chúng tôi không thể tiếp nhận ngay mà đề nghị phía địa phương đưa hai bé vào Bệnh viện Nhi Đồng 1". "Sau khi khám, phát hiện hai cháu Khoa và Huy đều bị thương ở tay. Hai cháu nằm ở Bệnh viện Nhi đồng 1 đến chiều 9-11, chúng tôi tiếp nhận đưa về trung tâm", ông Anh nói. Chiều 10-11, tiếp xúc với các bé, chúng tôi ghi nhận hình ảnh bé Khoa mới 6 tuổi, khuôn mặt và hai mắt bầm tím, sẹo tụ máu khô, toàn bộ ngực, bụng, chân, tay, lưng, mông bé chi chít sẹo lẫn vết bầm, cánh tay phải của bé bị gãy, đặc biệt khu vực bộ phận sinh dục của bé bầm tím phía dưới hai bìu. Phải cố gắng lắm bé mới ngồi dậy được để ra khỏi gường vì vết đau dưới bộ phận sinh dục làm bé di chuyển khó khăn. Với ánh nhìn hoảng hốt, bé Khoa nghẹn ngào nói: “Con bỏ trốn vì bị cô Lan và chú Thanh đánh. Đánh đau lắm. Con chỉ phụ giúp mấy anh làm việc thôi, mấy anh làm việc nặng lắm, vậy mà con bị đánh. Con bị chú Thanh lấy cây đánh vào mặt, vào tay, vào đầu... Tay con bị đau từ hôm ở nhà, con đau lắm”. Bé Huy (5 tuổi) thì lí nhí giải thích: "Con bị đánh ở nhà mở từ nhỏ đến lớn nên mới chạy trốn. Người bé Huy cũng chi chít sẹo và vết bầm". Còn bé Trung mới 4 tuổi đã bị ám ảnh kinh hoàng bởi sự hành hung của phó chủ nhiệm Nhà mở Đồng Nai: “Con trốn cô Lan, con đi vệ sinh trong quần, cô Lan nhận đầu con vào lu nước. Con còn bị cô lấy dây trói nhốt vô bồn cầu luôn” . Không chỉ bé Huy, cả bé Khoa, bé Trung đều khẳng định bị cô Lan nhận nước bằng cách nhúng đầu vô lu nước khi các bé làm điều gì đó sai hoặc đóng cửa nhốt các bé một mình vào nhà vệ sinh. Ông Nguyễn Trung Trực - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xã hội - cho biết hiện trung tâm đang cố gắng chăm sóc ổn định sức khỏe các cháu. Trích nguồn : http://chaobuoisang.net/phap-luat/diem-tin/38528/bon-dua-tre-nha-mo-bo-tron-ke-chuyen-bi-hanh-ha.htm
>> Clip bảo mẫu bạo hành trẻ dã man / Bắt khẩn cấp bảo mẫu hành hạ dã man trẻ em
Chiều 24-11, chúng tôi đến khu ở nhà trọ, nơi vợ chồng anh Hồ Minh Lực sinh sống. Vợ chồng anh Lực vẫn không hay biết việc con mình là bé Ngân bị hành hạ tại nhà trẻ được tung lên mạng đã quá 24 giờ qua.
Anh Lực ôm chặt bé Ngân vào lòng khi biết con bé bị hành hạ dã man
Anh Lực cho biết, sau khi được công an xã Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương vừa báo tin thì mới tá hỏa về chuyện con mình bị bạo hành.
Anh Lực lặng người khi nhìn thấy đoạn clip và ôm chặt lấy con vào lòng và tức tốc đưa bé vào bệnh viện Đa khoa Thuận An khám. Bác sĩ đã chẩn đoán con anh bị viêm phế quản, nguyên nhân có thể do bà Phụng xốc nước vào mặt bé.
Nơi anh Lực cùng vợ và con sống là căn phòng trọ khoảng 10 mét vuông, cách nhà bảo mẫu Phụng khoảng 500m. Anh Lực đã gửi bé Ngân cho bảo mẫu Phụng trông coi hơn một năm nay. Nhiều lần đón con, anh Lực thấy thương tích trên mặt mày, chân tay con bé nhưng cứ nghĩ là do cháu nghịch với trẻ khác nên chẳng gặng hỏi nguyên nhân.
Mỗi tháng trông coi bé Ngân bà Phụng lấy 300.000 đồng. Khi được hỏi tại sao anh không tìm chỗ giữ trẻ có cơ vật chất tốt hơn, anh Lực nói: "Gửi trẻ ở điểm công lập thì phải đón con đúng giờ quy định, nhưng vợ chồng tôi tăng ca liên miên, không giờ giấc nào ổn định nên buộc lòng phải gửi con chỗ nhà dân.
Đến 6 giờ chiều 24-11, chị Nguyễn Thị Khanh - mẹ bé Ngân, công nhân may ở Công ty Hài Mỹ mới biết chuyện con mình bị hành hạ.
Tại căn nhà trọ, mọi người vô cùng bàng hoàng khi xem đoạn clip. Nhiều người cho rằng hành vi ngược đãi trẻ em của bà Phụng cần phải xử lý nghiêm.
http://chaobuoisang.net/phap-luat/diem-tin/40725/xem-clip-bo-me-moi-biet-ro-con-gai-bi-bao-hanh.htm