Chị MyLang ơi sao em vào Mail Vnautism để Load tài liệu mà không được. Toàn báo Pass không đúng. Có thay đổi gì không hả chị. Chị thông cảm, em là phụ huynh mới nên đang rất sốt ruột và cũng chưa có 1 tài liệu nào trong tay. Chị hồi âm em sớm được không. Em cảm ơn chị!
Quá thường xuyên, môi trường tại các gia đình có trẻ ADD/ADHD trở thành một bãi chiến trường. Bố mẹ trẻ ADD/ADHD thường xuyên phản ánh về cuộc sống hàng ngày: - Thật khó để hòan thành bài tập và công việc nhà. - Họ và con cái họ thường xuyên nản lòng. - Họ phải theo dõi đứa con ADD/ADHD của họ không ngớt.
Các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy như thế này-hoặc tồi hơn, có thể thực sự là-“chạy” theo trẻ ADD/ADHD và chúng cần quá nhiều thời gian giành riêng và sự quan tâm chú ý. Một kiểu mẫu hình (trẻ gây rối, bố mẹ chạy theo…) có thể phát triển nơi mà bố mẹ nhận ra “vấn đề” của con một cách không khó khăn gì, nhưng lại bỏ qua những lúc trẻ làm tốt, từ đó tạo ra một chu trình nơi mà mọi người bắt đầu cảm thấy thật tồi tệ về chính họ.
Không hề có một quy định nào rằng cứ có ADD/ADHD trong gia đình thì nghĩa là cuộc sống gia đình sẽ hỗn độn, đáng thất vọng và đầy thách thức. Tài liệu này không chỉ cung cấp những chỉ dẫn để cha mẹ quản lý trẻ ADD/ADHD ở nhà, mà còn giúp trẻ có thể quản lý thành công rối loạnh của mình trong tất cả các khía cạnh khác của cuộc sống. Một điều bắt buộc phải làm là cha mẹ trẻ ADD/ADHD phải giành thời gian và có được sự hỗ trợ cần thiết để có được sự kiên nhẫn, sự hướng dẫn, cấu trúc , và quản lý hành vi ở nhà.
Làm thế nào để dạy dỗ thành công trẻ ADD/ADHD?
Trẻ mắc ADD/ADHD cần nhiều sự giúp đỡ hơn những trẻ khác để phát triển qua những giai đoạn khác nhau của thời niên thiếu. Bố mẹ của những trẻ này có thể cũng cần nhiều hơn những sự trợ giúp từ bên ngoài hơn những phụ huynh khác, đặc biệt nó là chắc chắn khi họ thấy được những nhu cầu đặc biệt của con mình.
Hơn nữa, bố mẹ trẻ ADD/ADHD cũng cần quan tâm đặc biệt tới chính bản thân họ bởi họ phải đối phó với những thách thức và khó khăn của bệnh ADD/ADHD-như là trong đa số trường hợp-bố mẹ thậm chí phải đối mặt với những thách thức lớn hơn để có thể giúp đỡ được con mình.
Bố mẹ trẻ ADD/ADHD cần phải: - Kiên nhẫn và nghị lực để kiểm soát được lo âu bởi có một đứa con với những nhu cầu riêng biệt, - ý thức sắc sảo/tinh nhạy trong liên kết thành tổ chức với sự mềm dẻo-và khả năng thiết kế mô hình cho trẻ, - Sự sẵn sàng xin gặp và khả năng phối hợp với những sự hỗ trợ và dịch vụ; bao gồm cả giáo viên, nhà trị liệu và bác sĩ. - Khả năng xây dựng nên cấu trúc và theo sát tất cả các kế hoạch kiểm soát hành vi, - Sự sẵn sàng để tham gia các khóa học về ADD/ADHD, sẵn sàng để thách thức sự phủ nhận thường đi kèm với nó, và - Tinh thần lạc quan và các cách để làm dịu sự căng thẳng của bản thân.
Cũng rất có ích nếu các bậc phụ huynh nhớ: - Hành vi của con bạn liên quan chặt chẽ đến một rối loạn và xét về đại thể thì không phải do trẻ cố ý làm, - Con của bạn có những khả năng và đặc điểm rất đáng nể trọng, - Con của bạn có khả năng học và thành công, - Tập trung vào cách giúp trẻ thay đổi hành vi không phù hợp, - Hãy luôn đứng sau lưng/bênh vực trẻ cho tới khi trẻ có thể tự bênh vực, và - Hãy tin tưởng và ủng hộ con bạn.
Có lẽ quan trọng nhất là, bố mẹ phải có vai trò chính (làm chủ) của sự kết hợp giữa lòng yêu thương và sự kiên định. Sống trong gia đình có cả tình thương và nền nếp sẽ là nơi tốt nhất cho trẻ học cách kiểm soát được khó khăn của mình. Nếu trong nhà bạn có trẻ trong độ tuổi 13-19 mắc ADD/ADHD, nhiều chiến lược được giới thiệu cho trẻ có thể mang lại hiệu quả. …………………
Làm thế nào để giúp trẻ biết kiểm soát hành vi?
Với những gia đình phải đối phó với ADD/ADHD, tiếp cận hành vi được ứng dụng tại nhà và có thể là chìa khóa để quản lý vấn đề hành vi và duy trì không khí gia đình êm ấm và hạnh phúc. Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, tiếp cận hành vi “được sử dụng vào điều trị ADD/ADHD để cung cấp cho trẻ cấu trúc và củng cố hành vi thích hợp.”
Tiếp cận hành vi cần sự tận tụy (cam kết) của bố mẹ và những nhà chuyên nghiệp làm việc với họ, ví dụ như: - Nhà tâm lý học, - Cán bộ thầy cô giáo trường học - Nhà trị liệu sức khỏe tâm thần địa phương, và - Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo Bộ Giáo dục, các kiểu tiếp cận hành vi cho trẻ ADD/ADHD bao gồm: - Tập huấn về hành vi cho bố mẹ và giáo viên biết cách quản lý trẻ, - Một chương trình hệ thống bao gồm sự quản lý ngẫu nhiên, ví dụ như học để biết củng cố tích cực và/hoặc thời gian tách biệt, - Trị liệu lâm sàng hành vi, ví dụ như tập huấn về kĩ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội, và - Trị liệu nhận thức-hành vi, cũng như tự kiểm soát bản thân. Với mỗi kiểu tiếp cận, bố mẹ được học để biết chính xác họ cần làm gì ở nhà để quản lý hành vi trẻ A. Bố mẹ phải làm việc thực hiện và theo sát theo cách tiếp cận tại gia đình dựa trên một nền tảng đều đặn và nhất quán.
Một số chiến lược hành vi cụ thể/riêng biệt mà phụ huynh có thể dùng cho trẻ ADD/ADHD? Dựa theo những chiến lược dành cho cha mẹ để giúp đỡ trẻ A. (Những ý kiến này được phỏng theo và thích nghi từ Bộ Giáo dục và Gợi ý Cải thiện Hành vi của Con bạn từ trang web Attention Deficit Specialists (Các chuyên gia về Giảm chú ý).)
Phần thưởng, Hậu quả/trừng phạt , và Quy tắc nhất quán cho Hành vi - Tập trung vào những phần thưởng và Hậu quả cho hànhvi phù hợp và không phù hợp: + Những phần thưởng và thiết đãi rõ ràng + Buổi tối đi xem phim cho một tuần tốt đẹp ở trường học + Sự thay đổi những quyền lợi (phần thưởng) + Đưa trẻ ra khỏi những tình huống thuận lợi cho những hành vi không phù hợp - Luôn luôn theo sát với phần thưởng và trừng phạt - Như các bậc cha mẹ, phải luôn nhất quán và một khi bạn đã nói gì thì phải làm cái đó. - Đừng nói “Được” chỉ vì nói như vậy thì dễ hơn - Hãy luôn luôn tôn trọng quy tắc nhất quán, kể cả khi bạn mệt hay khi con bạn hét rất to để chống đối. - Có thời gian chuyển thích hợp cho hành vi sai - Như đa số các sách hướng dẫn, đối với con bạn, độ dài của thời gian chuyển (tính theo phút) nên ngang bằng với tuổi của trẻ (tính theo năm). - Dạy bằng những ví dụ - Khi bố mẹ yêu cầu trẻ “làm theo bố/mẹ nói, không làm theo bố/mẹ làm” là họ làm cho trẻ rối tung lên và hy sinh những bài học đạo đức tốt đẹp mà họ đang cố truyền đạt. - Hãy giải thích rõ ràng về những quy định - Hãy nói cho con bạn biết những lời răn trước khi hành vi không phù hợp diễn ra để cho con bạn hiểu tại sao trẻ phải chịu sự trừng phạt. Một số phụ huynh thỏa thuận một “tín hiệu” với con họ, để cảnh báo khi trẻ bắt đầu hành vi sai. - Có những chỉ dẫn và lời nhắc ngắn và đơn giản - Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và chính xác. Đưa ra những chỉ dẫn …………………………….. (one step at a time, and make requests one at a time) - Hãy gây nên những cuộc vật lộn/đánh nhau - Không phải mọi lỗi lầm hay hành vi sai ở trẻ đều cần có can thiệp của bố mẹ. Hãy cho trẻ một chút tự do để gây lên lỗi và giúp trẻ học từ những lỗi lầm đó. - Luôn giữ trong đầu thái độ tích cực về con bạn - Viết ra một danh sách những nét tích cực của con bạn. Khi chỉ ra những lỗi và hành vi sai, điều chỉnh câu trả lời của bạn một cách tích cực để chỉ rõ cách tốt hơn để làm mọi thứ. Điều này sẽ cho thấy rằng con của bạn sẽ tin tưởng vào những sự thành công của chúng. - Hãy luôn ghi nhận thấy những lúc ngoan của con bạn - Trẻ ADD/ADHD thường xuyên bị bố mẹ và giáo viên để ý những lỗi sai. Thay vì đó, hãy ca ngợi trẻ thật nhanh sau đó và thật hào phóng, thậm chí với những điều đạt được nhỏ nhất. Và đừng bỏ qua những hành vi tốt thông thường bởi đó là thứ mà bạn mong chờ con bạn làm.
Cấu trúc - Đặt lịch đều đặn hàng ngày và phải theo sát lịch. Giờ đi ngủ và chuẩn bị tới trường sẽ dễ dàng hơn nếu đã được sắp xếp trong cấu trúc đó. Có những thời gian biểu riêng cho bài tập về nhà. - Giảm những kích thích ngẫu nhiên/tùy tiện và tăng cường cấu trúc - Rất nhiều thời gian không được cấu trúc (không được sắp xếp trong thời gian biểu) có thể gây ra những hành vi bột phát ở trẻ. Hãy đăng ký cho con bạn một vài lớp thể thao và văn hóa. Một số trẻ ADD/ADHD đáp ứng tốt với các hình thức nghệ thuật hoặc những môn thể thao đơn (không cần đội). Những hoạt động như vậy tác động mạnh tới cấu trúc thời gian của con bạn và tạo lối thoát ra cho mức năng lượng cao (của trẻ). - Giúp con bạn luôn được tổ chức chặt chẽ - Hãy thiết lập cuộc sống gia đình theo cách khuyến khích sự tổ chức và tự chịu trách nhiệm. Ví dụ, dành một chỗ riêng trước cửa ra vào để con bạn đặt những bài tập đã hòan thành và sách học mỗi tối trước khi đi ngủ để những thứ này không bị quên đi vào buổi sáng mai. Hay cho con bạn cuốn sổ ghi chép riêng để ghi lại những bài tập. Dành cho con bạn một nơi yên tĩnh trong nhà để làm bài tập. - Có những lưu ý (nhắc nhở) cụ thể: + Một chiếc đồng hồ to trong phòng ngủ; + Bảng ghi những việc vặt trong nhà; + Tập giấy phân công việc để ghi lại bài tập về nhà và một hộp riêng biệt để ghi những công việc đã hòan thành; và + Giành lấy sự chú ý của trẻ trước khi nói với trẻ. Cần những ý kiến phản hồi từ phía trẻ về những việc quan trọng. - Những giờ nghỉ ngơi/giải lao sau khi làm việc hoặc học tập cần nhiều sự tập trung chú ý: + Sử dụng thiết bị bấm giờ trong nhà bếp để nhắc trẻ giờ nghỉ tiếp sau là gì. + Dành thời gian để chơi thoải mái ngòai trời. + Đặt kế hoạch thời gian cho những hoạt động vui vẻ cùng với gia đình.
Những gợi ý khác
- Loại bỏ những thực phẩm có cafêin và nhiều đường - Dinh dưỡng không phù hợp và thực phẩm nhạy cảm có thể làm tăng sự tăng hoạt động. Những bữa ăn cân đối cùng với gia đình, cũng tạo cơ hội giao tiếp cho trẻ. - Dạy trẻ những kỹ thuật thở sâu và thư giãn - Nhiều trẻ tăng động dễ bị xáo trộn và mất khả năng điều khiển cảm xúc. Để giúp trẻ đối phó với những suy nghĩ căng thẳng như vậy, học một vài kỹ thuật thư giãn, và dạy trẻ biết cách làm bằng cách cùng nhau thực hành.
Một kỹ thuật làm như sau: Hít vào thật chậm. Khi bạn hít vào, hãy giãn rộng bụng và ngực khi đếm đến ba. Tập trung vào hơi thở vào thật chậm, sâu, nhẹ nhàng, và đều đặn. Sau đó, khi bạn thở ra, hãy trút hơi ra thật từ từ và sâu, làm bụng xẹp xuống. Chọn những từ hay câu để nhắc lại khi thở ra. Hãy làm điều này với con bạn khi trẻ cáu giận hay phá rối. Nó sẽ giúp cả hai lấy lại và giữ lại được sự kiểm soát xúc của của mình, và vì vậy bạn có thể đối phó với tình huống đó một cách bình tĩnh. - Cung cấp cho trẻ kiến thức xã hội - Giúp con bạn giải quyết những vấn đề với anh chị em ruột và bạn bè đồng lứa.
“Thời gian xanh” là gì và nó có thể giúp gì cho trẻ ADD/ADHD? Nghiên cứu của trường Đại học Illinois ở Thành phố-Nông thôn đã chỉ ra rằng trẻ mắc ADHD có thể có lợi từ việc giành thời gian ngòai trời trong thiên nhiên. Theo những tác phẩm mới, một nghiên cứu, bắt đầu từ tháng 9 năm 2004 được đăng trên báo Báo Sức khỏe Nhân dân Hoa Kỳ, đã thấy rằng “đỉnh cao của kiểu “trị liệu” này cho trẻ từ 5 đến 18 tuổi… là sự giảm đáng kể các triệu chứng.” Nghiên cứu đã đưa ra những câu hỏi đáng suy nghĩ về “trị liệu tự nhiên” có thể bổ trợ như thế nào cho những cách trị liệu ADHD khác.
http://tranvancong.googlepages.com/autism2