Cảm ơn mẹ nó nhiều, làm thế nào để mình biết con mình có bị bệnh này không hả mẹ nó? Có dấu hiệu nào để nhận biết không vậy?
Để con có thể hoàn thành tốt nhất mọi công việc thì cha mẹ nên rèn luyện cho con khả năng tập trung, vì chỉ có tập trung vào mọi việc thì mới mong co thể thành công cho dù nhỏ hay lớn. Tận dụng tối đa tính hiếu kì của trẻ Thực tế đã chứng minh rằng, những đồ vật mới lạ, chuyển động, biến đổi thu hút sự chú ý của trẻ nhiều nhất. Một chiếc xe ô tô chuyển động, một chú ếch đồ chơi biết kêu, một con búp bê biết đi… những đồ chơi đó sẽ phát huy tính hiếu kì của trẻ, làm cho trẻ tập trung chú ý quan sát và khám phá. Bạn có thể mua cho trẻ những đồ chơi tương tự như vậy, từ đó rèn luyện khả năng tập trung chú ý của trẻ. Đặc biệt là đối với những trẻ từ 0-3 tuổi thì áp dụng cách này sẽ có hiệu quả nhất để rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.Kết hợp với sự hứng thú để rèn luyện khả năng tập trungKhi trẻ hứng thú với một sự vật, sự việc gì thì trẻ sẽ rất quan tâm, chú ý đến sự vật, sự việc đó. Trong cuộc sống, bạn thường gặp một hiện tượng là khi bố mẹ sai trẻ làm việc gì đó mà trẻ không thích lắm thì chúng thường làm một cách ứng phó hoặc không tập trung, nhưng nếu đó là việc trẻ có hứng thú thì trẻ sẽ rất tập trung và làm cẩn thận. Đối với các bé, hứng thú và tâm trạng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung. Vì vậy bạn hãy chú ý kết hợp giữa hứng thú của trẻ với việc rèn luyện khả năng tập trung của chúng. Ví dụ như bạn muốn rèn luyện hứng thú học chữ của trẻ, bạn hãy tận dụng đặc điểm trẻ thích nghe kể truyện, mua cho trẻ những quyển truyện tranh có chữ đi kèm. Trẻ vừa nghe bạn đọc truyện vừa nhìn vào trong sách, sau đó bạn dạy cho trẻ những chữ đơn giản trước, khiến cho trẻ vừa tập trung lại vừa có hứng thú học chữ. Rèn luyện khả năng tập trung của trẻ qua trò chơiHiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp trẻ vừa học vừa chơi, bạn có thể mua và cùng chơi với con mình. Ví dụ như bộ xếp chữ, bộ xếp hình, xếp màu… Khi bạn cùng chơi những trò đó vừa có thể khiến trẻ hứng thú, vui vẻ và lại vừa có thể rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.Trẻ cần xác định sự vật, sự việc để nâng cao khả năng tập trung Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể rèn luyện cho trẻ khả năng tự giác tập trung thông qua việc xác định sự vật, sự việc hay mục đích. Ví dụ như “Quần áo của mẹ để ở đâu rồi?”, “Đồ chơi trên bàn thiếu cái gì rồi?”, hoặc yêu cầu trẻ vẽ một bức tranh thật đẹp làm quà sinh nhật tặng mẹ… Những điều ấy rất có lợi trong việc rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.Đương nhiên, có rất nhiều cách để rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. Bạn có thể tùy theo đặc điểm tính cách của con mình để áp dụng những phương pháp rèn luyện có hiệu quả nhất.Theo VTC.VN
Con mình đã từng như vậy, nghịch quên cả nói.Ba tuổi còn chưa bập bẹ được từ nào, nghịch nổi tiếng, đi gửi trẻ ở nhà trẻ tư nhân họ không nhận vì nghịch quá.Mình cũng sợ cháu bị tăng động.Nhưng giờ cháu học lớp 6 rồi, 5 năm liền là học sinh giỏi, tính toán rất nhanh,bạn đừng quá lo lắng.Qua giai đoạn này, vào học lớp 1 con nhà mình lại lành hơn,đến lúc biết sợ cậu ta khác hẳn, có nghịch nhưng chỉ dám nghịch ngầm thôi.Bởi vậy bạn đừng lo lắng quá .
- Hay phân tán, không tập trung
- Lảng trí, hay quên…
- Động tác không hoàn thiện, vô tổ chức, vô kỷ luật.
- Hay hiếu kỳ, tò mò, phân tán vào những chuyện không đâu.
- Ngồi không yên, hay chọc phá người khác, xốc nổi, lanh chanh hay nổi xung, và tính tình hay thay đổi.
Những triệu chứng nặng hơn bao gồm:
- Khó ngủ, và khi thức dậy hay lèn èn, mệt nhọc, khổ sở.
- Tính khí thay đổi thất thường không còn kiểm soát được bản thân..
- Gặp rắc rối trong học tập: chậm biết nói và viết.
- Thường gặp tại nạn trong lúc vui chơi hay trong lúc hòan thành một công việc nào đó, và trong nhiều trường hợp người ta gọi đó là những đứa trẻ
” nguy hiểm”
- Cư xử rất ồn ào, hay chống đối lại xã hội, thậm chí có hành động tấn công người khác. Trong lớp học, trẻ rất vô kỷ luật, không chịu vâng lời thầy cô và khó làm bạn với những trẻ khác cùng lớp. Khi trẻ bị mất tập trung thì có một số biểu hiên như:
Cũng không hẳn là như vậy đâu bạn ạ, bé nhà bạn chắc không mắc chứng này. Nhiều bố mẹ thấy con như vậy cũng nghĩ rằng con chỉ hiếu động nên nghịch, nhiều khi còn đánh trẻ nữa nhưng nếu không tìm hiểu kỹ thì rất có thể là bé đã mắc chứng mất tập trung mà bố mẹ không biết.