Nghe các chị phân thích thì em thấy có lý đó. Nhưng nhắc đến học phí, chi phí này kia đủ thứ hết. Em ngán. Chứ không phải là không thích cho con học trường quốc tế đâu. Mà mẹ nào biết học phí trường quốc tế nào cho học sinh cấp 2 tương đối thì thông tin em với. Chứ nhiều quá là em thua.
Mình cũng cùng quan điểm với mẹ nó. Cho con học trường bình bình là được rồi. 2 vợ chồng làm công ăn lương thì lấy đâu ra đủ chỉ tiêu cho học quốc tế. Mình nghe nói 1 khóa nó cũng đâu rẻ. Nên thui liệu cơm gắp mắm hà/
Cuối tuần này là cúng Ông Công Ông Táo rồi, cả nhà đã chuẩn bị được gì chưa ah?Một số lưu ý để cả nhà tham khảo ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI: Trước hết là lễ cúng đưa ông Táo về trời . Bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp hầu hết các gia đình đều cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt ta thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc hoàng những vấn đề tốt xấu, những việc mà Ông Táo tai nghe mắt thấy. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài nhang,đèn cầy , trái cây, giấy tiền vàng bạc, còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà. Mũ dành cho ông Táo có hai cánh chuồn, mũ bà Táo được trang sức với gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc rực rỡ và ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ), cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Có gia đình cúng gọn, mộ mũ ông Táo, cái áo và đôi hia bằng giấy. Nếu ta để ý có người rất chú ý khi cúng đưa Táo quân lên thiên đình, theo tư liệu xưa thì họ căn cứ theo ngũ hành mà thay đổi màu cho áo, mũ, nia… -Năm hành kim thì dùng màu vàng. -Năm hành mộc thì dùng màu trắng. -Năm hành thủy thì màu xanh -Năm hành hỏa thì màu đỏ. -Năm hành thổ thì màu đen. Những đồ này sau khi cúng xong thì đốt đi, và nhà nào thờ ông Táo thì trang hoàng lại nhà mới cho ông Táo, giấy bông đỏ, bông, chén uống trà, có nơi con cúng một dĩa tỏi củ. Theo lời xưa của má tôi kể lại thì nhà nào có trẻ con thì cúng ông Táo một con gà luộc, gà phải chọn gà trống tơ mới tập gáy nhằm nhắn gửi ông Táo lên tâu với ngọc hoàng để trẻ lớn lên có nhiều nghị lực, sinh khí tràn trề nối dõi tông đường. Miền Bắc người ta tiễn ông Táo bằng con cá chép sống thả vô chậu nước, cúng xong con cá chép sẽ được phóng sinh. Miền Trung Ông Táo bà Táo cỡi ngựa về trời với yên cương đầy đủ. Có lẽ núi đồi nhiều chuyện thay cá chép bằng ngựa là phù hợp với địa hình vùng miền. Miền Nam thì đơn giản hơn có người chỉ mua bánh mứt cúng, hay nấu nồi chè là xong lễ đưa Táo quân lên gặp Ngọc hoàng mà báo cáo. Sự tích táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa với nhiều tình tiết khác nhau. Nhưng ý nghĩa truyện thì vẫn nêu cao tình yêu thương của vợ chồng gắn nó nhau, và mọi người nên biết giữ mãi ngọn lửa hạnh phúc trong gia đình. Nên đến nay tục này vẫn được gìn giữ. Bài vị thờ vua bếp thường được ghi bốn chữ :Định phúc táo quân” nghĩa là thần định sự hạnh phúc cho mỗi nhà.
Mình mới đọc được thông tin này, chia sẻ với các mẹ: Bốn loại thực phẩm quan trọng Ngay trước ngày đầu năm mới, tốt nhất là vào ngày 30 Tết, gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm: cá muối, tỏi, hành củ và tỏi tây. Hãy mua loại hành tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi). Hãy buộc chúng lại với nhau. Cá muối phải được rán vàng và buộc lại với nhau. Đặt tất cả 4 thứ trên vào thùng gạo vào ngày giao thừa. Lấy chúng ra vào ngày mồng một và dùng chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn. 1. Cá khô nghĩa là – “của ăn của để”2. Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”.3. Hành nghĩa là “thông minh”.4. Tỏi tây nghĩa là “cần cù”
Nghĩ được vậy thì tốt quá rùi em, chị thấy các mẹ đây đang bàn về chương trình học bổng gì bên Trường VAS đó. Đâu mẹ nào biết thông tin thì chia sẻ giúp em ấy nhé. Chắc cũng đang rối ben đây.